Xóa Tên Người Tình (Vinh Sử)

Lang thang trên mạng, [dongnhacxua.com] gặp được một bộ ảnh đẹp về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, ngôi giáo đường với tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Xuôi theo dòng nhạc xưa, chúng tôi tìm được bản nhạc lấy bối cảnh một Vương cung thánh đường mà theo thiển ý của chúng tôi là nhà thờ Đức Bà, một biểu tượng của Sài Gòn ‘Hòn Ngọc Viễn Đông’. [dongnhacxua.com] xin hân hạnh giới thiệu bản “Xóa Tên Người Tình” của nhạc sỹ Vinh Sử, một chuyện tình buồn của chàng trai ngoại đạo với một người con gái có đạo.   

LỜI NHẠC ‘XÓA TÊN NGƯỜI TÌNH’ (VINH SỬ)

Em còn nhớ không em Chúa nhật của hôm nào
Ngang nhà Thánh Vương Cung vô tình biết quen nhau
Em ngày đó thơ ngây hay mặc áo hoa hòe
Đi dự lễ Misa trong buổi sáng tinh sương.

Anh ngày mới yêu em tuy đời sống không đạo
Nhưng thường thích theo em đi nhà thánh xem kinh.
Trong buổi lễ Misa anh nào biết kinh cầu
Anh chỉ biết theo em khi làm dấu Amen.

        Ân tình mới hôm qua bây giờ bỗng chia xa
        Em tự muốn phong ba cho tình anh gục chết
        Khăn hồng với thư xanh bây giờ xóa tên anh
        Em làm sóng vây quanh xô lầu cát tim anh.

Đông về sáng hôm nay chúa nhật phố mưa buồn
Anh từng bước lang thang qua nhà thánh vương cung.
Vô tình biết tin vui em làm lễ tơ hồng
Anh hàng ghế sau lưng nghe mặn ướt trên môi.

Đưa người bước sang sông nghe ngập sóng trong lòng
Con nguyện Chúa thương con cho họ sống trăm năm.
Con tự thú ngôi cao yêu nàng mới tin đạo
Nay nàng đã quên con, con còn thiết tha chi.

BỐN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM 
(Nguồn: vnExpress.net)

Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước, Việt Nam vinh dự sở hữu 4 vương cung tháng đường thuộc 4 tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Quảng Trị và TP HCM.

Nhà thờ Thiên chúa giáo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bất kỳ ai. Bởi vậy mà không ít tour du lịch, nhà thờ là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá điểm đến. Trong đó phải kể đến các vương cung thánh đường, danh hiệu được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.

1. Nhà thờ Kẻ Sở

Vương cung thánh đường Sở Kiện hay nhà thờ Kẻ Sở tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dù là một tiểu vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng nhà thờ Kẻ Sở thật sự là điểm đến thú vị với kiến trúc đồ sộ và phong cách Đông – Tây hội tụ.

Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Ảnh: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Do xây dựng trên một cái đầm nên toàn bộ nền cũng được lót gỗ lim chống sụt lún.

Nhiều du khách đến đây tỏ ra thích thú với ngọn tháp cao treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố – mi – son – đồ. Quả nặng nhất gần 2,5 tấn được người dân ở đây gọi là chuông “Bồng”. Vào ngày lễ, nơi đây phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo chuông. Tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng từng thôn làng, ngõ xóm nơi đây.

2. Nhà thờ Phú Nhai

Nhà thờ Phú Nhai là vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai thuộc Giáo phận Bùi Chu, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định.

Đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: chudu
Đây được mệnh danh là nhà thờ lớn nhất Đông Dương. Ảnh: chudu

Khi mới xây dựng nhà thờ có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha. Đến nay nhà thờ được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic Pháp. Điều đặc biệt là nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông. Bốn quả chuông đặt ở đây đều được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng từ 100 kg đến 2 tấn. Xung quanh nhà thờ có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá.

Sau khi tham quan nhà thờ được mệnh danh lớn nhất Đông Dương, du khách chiêm ngưỡng được toàn cảnh của huyện Xuân Trường khi đứng trên ngọn tháp cao của nhà thờ Phú Nhai.

3. Nhà thờ La Vang

Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường. Ban đầu đây là một ngôi nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ La Vang. Ảnh: wiki
Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ La Vang. Ảnh: wiki

Nhà thờ La Vang đã được nhiều lần trùng tu và xây mới, nhưng khi đến đây du khách vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của phong cách kiến trúc Việt qua hình dáng những mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ bị lôi cuốn bởi quần thể tượng gồm 15 pho tượng diễn tả 15 điều màu nhiệm.

4. Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã không còn xa lạ với mỗi người dân TP HCM và khách du lịch trên cả nước. Nhưng ít ai biết rằng, đây là một trong 4 vương cung thánh đường của cả nước.

Nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn
Nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn

Điểm nhấn của nhà thờ là bức tường được xây bằng gạch xuất xứ từ Marseille (Pháp) từ cuối thế kỷ 19 nhưng đến nay vẫn giữ nguyên màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu. Bởi vậy dù không hiểu hết ý nghĩa văn hóa và lịch sử của nhà thờ Đức Bà nhưng khi đến Sài Gòn, ai cũng muốn có một bức hình với công trình độc đáo ấy.

Ngay trước mái vòm nhà thờ là chiếc đồng hồ Thụy Sĩ. Trải qua hơn 130 năm nhưng chiếc đồng hồ vẫn hoạt động khá chính xác và được lên giây mỗi tuần. Trong 6 quả chuông mang âm đô – rê – mi – son – la – si, chuông Son nặng gần 8,8 tấn là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Nằm giữa trung tâm thành phố năng động nhất cả nước, nhà thờ Đức Bà mang đến một nốt trầm xao xuyến níu chân du khách bốn phương.

Kim Anh

DẤU ẤN 138 NĂM NHÀ THỜ ĐỨC BÀ VỚI SÀI GÒN 
(Nguồn: vnExpress.net)

Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, người dân còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, được xây dựng vào ngày 7/10/1877. Giám mục Isodore Comlombert là người đặt viên gạch đầu tiên xây nhà thờ tại khu đất cao nhất của Sài Gòn khi ấy. Phương án thiết kế của KTS Bourard, chuyên gia về công trình tôn giáo, được chọn để thi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, sắt, thép đến ốc vít, kính màu trang trí đều được chuyển từ Pháp sang nhằm đảm bảo mô phỏng đúng nguyên tác nhà thờ Notre Dame của Paris.  Đây là ảnh nhà thờ Đức Bà lúc mới hoàn thành, năm 1882 chưa có tháp chuông. Hai tháp chuông nhọn cao hơn 57 m được bổ sung vào năm 1895, trong một thời gian dài trở thành điểm cao nhất thành phố. Những du khách đến Sài Gòn bằng đường biển, từ xa đều trông thấy nóc nhà thờ trước tiên.
Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, người dân còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, được xây dựng vào ngày 7/10/1877. Giám mục Isodore Comlombert là người đặt viên gạch đầu tiên xây nhà thờ tại khu đất cao nhất của Sài Gòn khi ấy. Phương án thiết kế của KTS Bourard, chuyên gia về công trình tôn giáo, được chọn để thi công và hoàn thành sau 3 năm xây dựng. Hầu hết nguyên vật liệu từ gạch, ngói, sắt, thép đến ốc vít, kính màu trang trí đều được chuyển từ Pháp sang nhằm đảm bảo mô phỏng đúng nguyên tác nhà thờ Notre Dame của Paris.
Đây là ảnh nhà thờ Đức Bà lúc mới hoàn thành, năm 1882 chưa có tháp chuông. Hai tháp chuông nhọn cao hơn 57 m được bổ sung vào năm 1895, trong một thời gian dài trở thành điểm cao nhất thành phố. Những du khách đến Sài Gòn bằng đường biển, từ xa đều trông thấy nóc nhà thờ trước tiên.
Nhà thờ dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m được xây dựng trên vùng đất rộng. Ludovic Crespin chụp mặt sau nhà thờ Đức Bà những năm 1920 với những phương tiện đặc trưng thời bấy giờ như xe ngựa kéo, xe kéo và ôtô của người Pháp có mặt ở Sài Gòn.
Nhà thờ dài 93 m, rộng 35 m và cao 75 m được xây dựng trên vùng đất rộng. Ludovic Crespin chụp mặt sau nhà thờ Đức Bà những năm 1920 với những phương tiện đặc trưng thời bấy giờ như xe ngựa kéo, xe kéo và ôtô của người Pháp có mặt ở Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà năm 1922, tọa lạc giữa quảng trường rộng lớn, rợp bóng cây, là nơi diễn ra những hoạt động lớn như diễu binh, mít tinh thời bấy giờ. Ảnh: L' Indochine Coloniale Sommaire.
Nhà thờ Đức Bà năm 1922, tọa lạc giữa quảng trường rộng lớn, rợp bóng cây, là nơi diễn ra những hoạt động lớn như diễu binh, mít tinh thời bấy giờ. Ảnh: L’ Indochine Coloniale Sommaire.
Bức ảnh nhà thờ nhìn từ đường Tự Do, nay là Đồng Khởi, năm 1956. Lúc này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số La Mã. Đến những năm 60 đồng hồ được thay mới, mấy con số là những nét gạch giống hiện tại. Năm 1959, trung tâm của công viên trước nhà thờ được xây dựng thêm bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình hay còn gọi là Nữ vương Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Ảnh: Life.
Bức ảnh nhà thờ nhìn từ đường Tự Do, nay là Đồng Khởi, năm 1956. Lúc này mặt đồng hồ nhà thờ còn mang số La Mã. Đến những năm 60 đồng hồ được thay mới, mấy con số là những nét gạch giống hiện tại. Năm 1959, trung tâm của công viên trước nhà thờ được xây dựng thêm bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình hay còn gọi là Nữ vương Hòa Bình do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện. Ảnh: Life.
Nhà thờ Đức Bà bị sét đánh gãy một cây thánh giá vào mùa mưa năm 1964. Kích thước của cây thánh giá trên hai tháp chuông cao 3,5 m, chiều ngang 2 m, nặng 600 kg. Do đó việc gắn hai cây thánh giá lên tháp chuông là rất kỳ công. Tháp chuông bị sét đánh được sửa chữa vào năm 1965.
Nhà thờ Đức Bà bị sét đánh gãy một cây thánh giá vào mùa mưa năm 1964. Kích thước của cây thánh giá trên hai tháp chuông cao 3,5 m, chiều ngang 2 m, nặng 600 kg. Do đó việc gắn hai cây thánh giá lên tháp chuông là rất kỳ công. Tháp chuông bị sét đánh được sửa chữa vào năm 1965.
Sài Gòn năm 1967, góc đường Tự Do nay là Đồng Khởi rợp bóng cây xanh. Người Sài Gòn xưa luôn hoài niệm hình ảnh những tà áo dài tỏa xuống phố sau giờ đi lễ nhà thờ.
Sài Gòn năm 1967, góc đường Tự Do nay là Đồng Khởi rợp bóng cây xanh. Người Sài Gòn xưa luôn hoài niệm hình ảnh những tà áo dài tỏa xuống phố sau giờ đi lễ nhà thờ.
Wayne Trucke chụp cảnh taxi, ôtô đa dạng chủng loại, mẫu mã đậu san sát trước nhà thờ năm 1969. Thời điểm này Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với hệ thống đường sá, nhà cao tầng, nơi vui chơi giải trí phong phú, mở rộng. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ bên trên nên vẫn đứng vững chãi dù chịu áp lực lưu lượng xe cộ lưu thông nườm nượp xung quanh.
Wayne Trucke chụp cảnh taxi, ôtô đa dạng chủng loại, mẫu mã đậu san sát trước nhà thờ năm 1969. Thời điểm này Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với hệ thống đường sá, nhà cao tầng, nơi vui chơi giải trí phong phú, mở rộng. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ bên trên nên vẫn đứng vững chãi dù chịu áp lực lưu lượng xe cộ lưu thông nườm nượp xung quanh.
Những người lớn tuổi ở Sài Gòn còn nhớ hình ảnh nhà thờ gắn với bức tượng Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, học giả người Việt thời Pháp thuộc. Ông có nhiều công lao trong việc phát triển chữ quốc ngữ trên sách báo vào giai đoạn chữ quốc ngữ mới thịnh hành. Bức tượng nằm ở góc phải phía sau Nhà thờ Đức Bà, được chụp năm 1969.
Những người lớn tuổi ở Sài Gòn còn nhớ hình ảnh nhà thờ gắn với bức tượng Trương Vĩnh Ký, tức Petrus Ký, học giả người Việt thời Pháp thuộc. Ông có nhiều công lao trong việc phát triển chữ quốc ngữ trên sách báo vào giai đoạn chữ quốc ngữ mới thịnh hành. Bức tượng nằm ở góc phải phía sau Nhà thờ Đức Bà, được chụp năm 1969.
Công trình nhìn từ xa, hài hòa với không gian cây xanh xung quanh và đẹp từ mọi góc nhìn. Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch ở trung tâm thành phố, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh, tạo một không gian mở nên dễ dàng cho mọi người dân tiếp cận. Từ xa, màu gạch sáng của nhà thờ nổi bật giữa nền trời. Màu sắc ấy đến từ loại gạch đặc biệt được đặt riêng, chuyển từ Pháp sang, có màu sắc hồng tươi để trần, không tô trát, không bám bụi rêu theo thời gian.
Công trình nhìn từ xa, hài hòa với không gian cây xanh xung quanh và đẹp từ mọi góc nhìn. Nhà thờ là một công trình đặc biệt về quy hoạch ở trung tâm thành phố, không có hàng rào hay khuôn viên bao quanh, tạo một không gian mở nên dễ dàng cho mọi người dân tiếp cận. Từ xa, màu gạch sáng của nhà thờ nổi bật giữa nền trời. Màu sắc ấy đến từ loại gạch đặc biệt được đặt riêng, chuyển từ Pháp sang, có màu sắc hồng tươi để trần, không tô trát, không bám bụi rêu theo thời gian.
Sài Gòn năm 1971 được chụp bởi Richard E. Wood. Công trình kiến trúc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, đứng sừng sững qua bão táp lịch sử, chính trị hơn một thế kỷ qua.
Sài Gòn năm 1971 được chụp bởi Richard E. Wood. Công trình kiến trúc tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố ở số 1 Quảng trường Công xã Paris, đứng sừng sững qua bão táp lịch sử, chính trị hơn một thế kỷ qua.
Hai anh bộ đội những ngày đầu thống nhất đất nước, trước Nhà thờ Đức Bà tháng 5/1975.
Hai anh bộ đội những ngày đầu thống nhất đất nước, trước Nhà thờ Đức Bà tháng 5/1975.
Hơn 40 năm sau ngày thống nhất, nhà thờ trở thành công trình biểu tượng, điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân, những cặp đôi chụp ảnh cưới. Sau gần 140 năm tồn tại cùng những biến động lịch sử, chính trị, nhà thờ vẫn chứng tỏ vị trí là một tuyệt tác không thể thay thế trong kiến trúc đô thị Sài Gòn. Sắp tới công trình sẽ được trùng tu một số hạng mục như 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch vết bẩn ở các bức tường bị viết lên bằng bút xóa. Ảnh: Diego Delso.
Hơn 40 năm sau ngày thống nhất, nhà thờ trở thành công trình biểu tượng, điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân, những cặp đôi chụp ảnh cưới. Sau gần 140 năm tồn tại cùng những biến động lịch sử, chính trị, nhà thờ vẫn chứng tỏ vị trí là một tuyệt tác không thể thay thế trong kiến trúc đô thị Sài Gòn. Sắp tới công trình sẽ được trùng tu một số hạng mục như 2 ngọn tháp, kính, cột và xóa sạch vết bẩn ở các bức tường bị viết lên bằng bút xóa. Ảnh: Diego Delso.

[footer]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *