Hôm nay ngày 12/05/2019, theo văn hóa của Phương Tây thì hôm nay là Ngày Của Mẹ (Mothers’ Day). Nhân dịp này, DòngNhạcXưa xin tổng hợp lại những ca khúc hay về tình Mẹ. Thật ra chúng tôi cũng đã có một chuyên mục về ‘Tình mẫu tử‘ trên trang DongNhacXua.com, nhưng bài viết tổng hợp này sẽ giúp các bạn trẻ nhanh chóng có một danh sách khi cần.
Biết rằng khả năng của mình là có giới hạn nên mọi sự đóng góp, bổ sung luôn được hoan nghênh.
Nhắc đến Y Vân là giới yêu nhạc nghĩ ngay đến ‘Lòng mẹ’ bất hủ dù ông có trên dưới 200 sáng tác thuộc đủ mọi thể loại. TheoDòngNhạcXưa ‘Lòng mẹ’ là bản nhạc hay nhất và tiêu biểu nhất cho tình yêu bao la của người mẹ Việt Nam.
Chỉ với một bản ‘Mẹ tôi’ cũng đủ lưu danh nhạc sỹ Nhị Hà vào nền tân nhạc Việt Nam như là tác giả của một trong những nhạc phẩm hay nhất về tình mẫu tử. DòngNhạcXưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ gốc Huế này để thế hệ trẻ có nhiều thông tin hơn.
Tác giả nhạc phẩm “Mẹ tôi”, một trong vài nhạc phẩm ca ngợi lòng mẹ đặc sắc của tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống vào ngày 10 tháng 10 năm 1988 tại thành phố Houston do ung thư gan.
Nhạc sĩ Nhị Hà tên thật là Lê Quang Mại, sinh ngày 24 tháng 08 năm 1935 ở Quảng Bình. Ông là người con thứ 2 trong một gia đình có 5 người con.
Vào năm 1958, Nhị Hà trở ra Huế để lập gia đình tại đây với người bạn gái học chung năm cuối ở trường Khải Định tên Kim Khuê. Hai người có với nhau 7 người con. Năm 1960, ông vào Saigon tiếp tục học. Sau một thời gian sang Mỹ tu nghiệp, ông về Việt Nam làm việc tại Nha Cải Huấn cho đến năm 1975.
Năm 1975, Nhị Hà di tản sang Mỹ và cư ngụ tại tiểu bang Arizona. Sau đó, ông dời về tiểu bang Washington. Sau cùng ông và gia đình về cư ngụ tại thành phố Houston (Texas) vào năm 1979 cho đến khi ông qua đời. Tổng số tác phẩm của Nhị Hà khoảng 20 bài. Nhạc phẩm đầu tiên ông sáng tác lúc mới 13 tuổi là bài “Mẹ tôi”, một sự phối hợp đặc biệt giữa khả năng thiên phú về âm nhạc và lòng thương yêu hết lòng người mẹ đã cả đời tận tụy vì con cái. Một vài nhạc phẩm khác đã đưa tên tuổi của ông lên cao là Trở Về Thôn Cũ và Nhớ Một Mùa Hoa, vv…Tác phẩm cuối cùng của ông là Yêu, viết trước khi qua đời, trong thời gian điều trị tại bệnh viện. “
Tiếp nối dòng nhạc về Tình Mẫu Tử thiêng liêng, DòngNhạcXưa xin giới thiệu bản ‘Nhật ký của Mẹ’, một nhạc phẩm chứa chan tình Mẹ của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung.
Nguyễn Văn Chung kể Nhật ký của mẹ được sáng tác năm 2008, xuất phát từ ý tưởng muốn viết một ca khúc làm quà tặng mẹ anh. Khi ấy, gia đình anh gặp biến cố. Sự quan tâm, chăm lo của mẹ đã khiến anh xúc động. Anh nghĩ lại những điều mẹ đã hy sinh cho các con từ nhỏ và đặt bút viết ca khúc.
Tiếp nối chủ đề ‘Tuổi Trẻ & Nhạc Xưa’, trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về ca từ, hôm nay DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của nhạc sỹ Thanh Trang đăng trên VOATiengViet.com để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về giai điệu và cấu trúc căn bản của một ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam.
Tìm hiểu cấu trúc căn bản nơi 1 ca khúc trong Tân Nhạc
Chương trình “Ca khúc Việt Nam” do Thanh Trang thực hiện xin kính chào quý vị! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử tìm hiểu về cấu trúc căn bản của một bài hát phổ thông trong Tân Nhạc để qua đó quý vị có thể so sánh rồi đánh giá được cung cách
Quý vị thân mến, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử tìm hiểu về cấu trúc căn bản của một bài hát phổ thông trong Tân Nhạc để qua đó quý vị có thể so sánh rồi đánh giá được cung cách sáng tác ca khúc xưa và nay! Và cũng xin thưa ngay là chúng tôi sẽ tránh sử dụng các loại thuật ngữ chuyên môn về nhạc để những vị nào quan tâm đến đề tài này nhưng không chuyên cứu về nhạc thì chúng tôi vẫn truyền đạt được một số ý chính muốn trình bày!
Trước hết chúng ta cùng nhau coi xem viết một bài hát thì nó khác so với việc viết một bài thơ như thế nào. Ta không so sánh việc viết một ca khúc với một bài văn vì văn với nhạc không gần nhau bằng nhạc với thơ, tuy cả ba thứ đó đều có một điểm chung nhất về mặt đề tài và cách thể hiện, tức người đọc, ở chỗ là người nghe người ta trước hết muốn biết đích xác xem tác giả họ muốn nói cái gì, rồi kế đó là điều muốn nói ra đấy nó hay dở ra sao!
Lúc mới thành lập, Trường Quốc Gia Âm Nhạc ở đường Phạm Đăng Hưng Đakao.
Năm 1958, khi tôi vào học, Trường đã dời về 112 đường Nguyễn Du. Nhạc
sinh gia tăng hằng năm và cần một Hội Trường có sân khấu để nhạc sinh
thực tập, thi cuối năm, thi ra trường hay các nhạc sĩ ngoại quốc đến
trình diễn, nên cần một địa điểm rộng lớn hơn. Lúc bấy giờ, nhà trường
có 2 ban nhạc:
Lời ca hay ca từ chiếm một vị trí rất quan trọng trong một bản nhạc, nhất là đối với các sáng tác của các nhạc sỹ thế hệ trước, những người chú trọng trau chuốt phần lời. Một bài hát thành công, ngoài phần giai điệu đẹp thì lời ca phải biểu cảm và truyền tải một thông điệp có ý nghĩa. Chính nhờ vậy mà những tác phẩm nhạc xưa mới sống mãi với thời gian: ‘Cô láng giềng’ của Hoàng Quý hay ‘Bến xuân’ của Văn Cao – Phạm Duy rồi ra đời vào thập niên 1940 của thế kỷ trước nhưng đến nay chúng ta vẫn còn thấy người mộ điệu ngân nga.
Trong góc nhìn không mang tính nhạc thuật cao của một người yêu nhạc, DòngNhạcXưa nhận thấy lời nhạc được hình thành bằng những cách sau đây: (1) nhà nhạc sỹ tự sáng tạo ra lời nhạc, (2) nhạc sỹ phổ theo một bài thơ, (3) nhạc sỹ dựa theo một câu chuyện lịch sử và (4) nhạc sỹ viết nhạc và một người khác đặt lời.
Nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về những hình thức này.
Nhạc sỹ hoàn toàn sáng tạo lời nhạc
Có thể xuất phát từ một câu chuyện rất riêng tư của chính bản thân hoặc có thể hoàn toàn là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng của một nghệ sỹ, nhà nhạc sỹ sẽ thổi lời ca vào khuôn nhạc. Đây là hình thức phổ biến nhất trong việc đặt lời ca cho những bản nhạc xưa.
Có thể lấy đơn cử một ví dụ là bản ‘Mùa thu trong mưa’ của nhạc sỹ Trường Sa. Theo tâm sự của chính nhạc sỹ khi ấy còn là hạm phó tàu tuần duyên mang tên Trường Sa thì trong một chiều dừng chân ở bến Mỹ Tho, một cơn mưa ập đến và khi cơn mưa chưa dứt, đường phố chưa lên đèn thì ông đã sáng tác xong nhạc phẩm này.
Nhạc sỹ đặt lời theo một bài thơ
Phổ theo một bài thơ để hình thành phần lời ca rất phổ biến trong nền nhạc xưa. Chúng ta có thể kể ra ‘Ngậm ngùi’ được Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Huy Cận hay gần đây hơn là ‘Phượng hồng’ được nhạc sỹ Vũ Hoàng lấy cảm hứng hứng từ bài thơ ‘Chút tình đầu’ của Đỗ Trung Quân.
Có không ít trường hợp các nhạc sỹ lấy cảm hứng từ một sự kiện hay một nhân vật lịch sử để làm nên ca khúc. Đơn cử là bản ‘Hận Đồ Bàn’ của nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông đã mượn câu chuyện mất nước của Vương Quốc Chiêm Thành xưa để viết nên một ca khúc đầy ai oán cho một phần lịch sử của dân tộc Chăm
Nhạc sỹ chỉ viết nhạc còn lời ca do một người khác viết
Hơn năm năm qua, kể từ ngày DòngNhạcXưa ra đời, chúng tôi vẫn âm thầm ghi chép lại những thông tin đủ thể loại, từ nhiều nguồn khác nhau (một lần nữa xin cảm ơn các nguồn đã cho phép DNX sử dụng) liên quan đến nhạc sỹ, ca sỹ, nhạc công, ban nhạc, nhà xuất bản, … để hầu đem đến cho quý vị xa gần, nhất là giới trẻ có thêm kiến thức để hiểu thêm về dòng nhạc xưa.
Bản thân Ban Biên Tập cũng không quá già nên chúng tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn trẻ mà tuổi đời đôi khi chỉ mười tám, đôi mươi, mà phần đông là chưa có được vốn sống và kiến thức để cảm được những bản nhạc mà tuổi đời nhiều khi gấp hai, ba lần tuổi đời của các bạn.
Chúng tôi cũng từng trải qua những trăn trở như vậy. Chúng tôi đã từng nếm trải được sự thiếu thốn thông tin về một sự kiện lịch sử được nhắc đến trong các bản nhạc xưa.
Giờ đây với phương tiện lưu trữ và công cụ thời internet, DòngNhạcXưa quyết định thực hiện một chuỗi các bài viết nhằm xâu kết và thống kê mang tính khoa học hơn cho các bạn trẻ tham khảo. Đó là lý do cho sự ra đời của loạt bài “Tuổi Trẻ & Nhạc Xưa”. Đây là một tham vọng rất lớn so với khả năng hữu hạn của người thực hiện nên sự chung tay của tất cả là một động lực quan trọng cho DNX.
Ghi chú: Ban Biên Tập rất mong phản hồi của anh em khắp nơi khi cần tư liệu hay có câu hỏi về bất kỳ một điểm nào đó, cũng như khi anh em có thông tin quý báu cần chia sẻ với cộng đồng. Xin để lại comments bên dưới hay vào Fanpage. Xin trân trọng cảm ơn!
Tiếp nối chủ đề những địa danh đã đi vào nhạc, DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Nguyễn Đào Bích về một Hà Nội hòa quyện giữa thơ – nhạc – họa.
Khi nói đến những giọng hát để lại dấu ấn sâu đậm và đặc trưng nhất cho phong cách âm nhạc miền Bắc, người yêu nhạc không thể không nhắc đến ca sỹ Thu Hiền, giọng hát mượt mà đã chuyên chở không biết bao nhiêu giai điệu dân trong suốt 50 năm qua. Mỗi khi chị cất tiếng, mỗi lần nhìn chị đằm thắm trong chiếc áo dài, mỗi dịp tận mắt chứng kiến chị chỉn chu cho một tiết mục biểu diễn, chúng ta như được chìm đắm trong không gian âm nhạc của một Hà Nội xưa. Mượn một lời ca trong bản ‘Hà Nội, đêm trở gió’ của nhạc sỹ Trọng Đài & nhà thơ Chu Lai, DòngNhạcXưa xin giới thiệu tiếng hát vượt thời gian của nghệ sỹ Thu Hiền.
Nuốt nước mắt với những đắng cay để thoả đôi cánh vút cao trên những bản nhạc tình, bước chân xuống góc tối sau cánh gà, người nghệ sĩ lấy nghề làm lẽ sống vẫn luôn lặng lẽ, âm thầm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Hiếm có người nghệ sĩ nào giống với NSND
Thu Hiền. Một mái tóc pha sương, một nụ cười hiền ẩn sau tâm hồn mang
nhiều tâm sự. Giữa chốn phù hoa đô hội, chị tự nhận mình chỉ là người
xưa nơi thành cũ, trung thành với lối sống dung dị không ồn ào.
Trong ký ức của mỗi người Việt Nam chúng ta, hình ảnh về ‘căn nhà xưa’, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên có lẽ là những kỷ niệm khó phai mờ nhất. Dù ta đi đến phương trời nào, dù ta được chiêm ngắm bao nhiêu công trình kỳ vỹ nhưng mái nhà đơn sơ, chái bếp, hàng hiên, gốc cây, luống hoa,… ở ngôi nhà cũ vẫn cứ mãi là niềm rung động, là miền hoài niệm không nguôi. Trong tâm tình ấy, DòngNhạcXưa xin giới thiệu bản ‘Căn nhà xưa’ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn.
“Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải? Nơi những sớm mai nằm nghe nắng giòn trên mái …”. Chúng tôi trở lại căn nhà xưa đó ở Đà Lạt giữa những ngày báo chí đề cập nhiều đến chuyện giữ hồn cốt Đà Lạt.