Nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông: tình yêu còn mãi

Nhân kỷ niệm một năm ngày nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông ra đi mãi mãi, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng gởi đến quý đọc giả xa gần một bài viết của tác giả Trần Thị Vĩnh Tường vừa gởi cho chúng tôi. Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tác giả và mong nhận được sự đóng góp cho những bài viết tiếp theo.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Tình Không Biên Giới

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Thị Vĩnh Tường gởi cho DongNhacXua.com. Trước đó bài này đã được đăng trên VienDongDaily.com)

Nhạc sĩ Franz Liszt tiên tri “Trời ban người nghệ sĩ một số phần rực rỡ thê lương” (Mournful and yet grand is the destiny of the artist) có thể là định mạng của nghệ sĩ Nguyễn Văn Đông. Ngày này năm ngoái 26/2/2018 (Mười Một Tết năm Mậu Tuất 2018) Nguyễn Văn Đông ra đi vĩnh viễn. Miền biên giới theo ông suốt 86 năm thê lương rực rỡ không còn lằn ranh khi bông hoa ông tặng lại đời dội vào trái tim và nở bung những lúc thê lương nhất.

Nguyễn Văn Đông sanh ngày 15/3/1932 tại quận Nhứt, Sài Gòn, nguyên quán ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; đang theo học trường Huỳnh Khương Ninh ở Đa Kao, Saigon tới 1945 thì trường đóng cửa vì thời cuộc. Theo Jason Gibbs, đại úy Vieux nhận Nguyễn Văn Đông làm con nuôi gửi vô học trường École d’enfants de Troupe (Trường Thiếu Sinh Quân Đông Dương) ở Vũng Tàu dạy văn hóa và quân sự. Nguyễn Văn Đông học với giáo sư âm nhạc Charles Martin, từng dạy hòa âm những năm 1920 ở Sài Gòn. Ông học kèn trompette, tham gia dàn quân nhạc trong trường, viết nhạc từ năm 16 tuổi để lại cho đời những bông hoa hiếm. Chiều Mưa Biên Giới là một bông hoa ấy.

Ảnh: https://hopamviet.vn/sheet/song/chieu-mua-bien-gioi/W8IU0FDI.html
Đọc tiếp

Tan tác (Tu My)

Có những nhạc sỹ dạo qua vườn hoa tân nhạc chỉ với một ‘bông hoa’ nhưng đó lại là một đóa hoa ngào ngạt hương thơm và tồn tại mãi với thời gian. Nhạc sỹ Tu My là một trong số đó, với bản ‘Tac tác’ bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy để người yêu nhạc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Tu My.

Tan Tác và Tu My

(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy đăng trên PhamDuy2010.com)

Nhờ tôi đã quyết định trở về quê hương vào những năm đầu của thập niên 2000 và có cơ hội đi tìm lại dĩ vãng, trong đó có những ngày êm đềm của tuổi đi học hay những ngày sóng gió của tuổi vào đời; được đắm mình vào những xóm làng, đồng ruộng, đồi núi, sông biển quen thuộc hay chưa bao giờ đặt chân tới; được viếng thăm lần đầu tiên mồ mả, gia tiên; được ôm chặt vài ba người còn sống sót trong đám họ hàng, thân thích… nhờ vậy — nói một cách văn vẻ — tôi đã không đến nỗi mất tôi như tôi đã tưởng : tôi đã tìm thấy tôi.

Trong gần chín năm trời về sống bình thường ở trong nước, sau khi tôi đã quét dần được những khắc khoải trong tôi rồi, bây giờ tôi đã có thì giờ để làm những cuộc phiêu lưu khác, chẳng hạn đi tìm những cái hay cái đẹp của Việt Nam mà thời gian hay tình ngườitrong ly loạn đã phủ lên bằng một lớp bụi dầy. Tôi đã có thời gian, qua những cuốn sách nhỏ mang tên NHỚ, THỜI KỲ THÀNH LẬP CỦA TÂN NHẠC… lôi ra từ dĩ vãng ít nhiều giá trị cũ mà có thể nhiều người đã quên hay không biết.   Bởi vì tôi được sống trong một thời đại tin học nên tôi đọc được rất nhiều tài liệu về Tân Nhạc ở trên NET, nhưng tôi không thấy trong kho tàng đó có một dữ liệu nào đáng kể về một bài hát và về một nhạc sĩ mà tôi đã có ý đi tìm từ lâu : đó là ca khúc nhan đề Tan Tác và nhạc sĩ mang tên Tu My. Ngay cả hình ảnh của ông mà cũng không ai có cả !   (Dường như có một tấm hình của Tu My in trong một cuốn sách của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam xuất bản năm 2007 ở Hà Nội, mà tôi chưa mua được).

Đọc tiếp

Một thời các trung tâm băng đĩa TPHCM

Thập niên 1990 ghi dấu sự vươn lên mạnh mẽ của dòng nhạc Việt trong nước, sau một thời giai gần 20 năm (tính từ 1975) ngủ yên hoặc bị lấn lướt bởi nhạc hải ngoại. Hoà trong làn sóng đó là sự hình thành và phát triển của các trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc ở TPHCM. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về những ‘thương hiệu băng đĩa’ qua một bài viết của của tác giả Hải Long đăng trên TheThaoVanHoa.vn

Những ‘thương hiệu’ băng đĩa một thời: Các hãng băng đĩa TP.HCM: Còn ai?

(Nguồn: bài viết của tác giả Hải Long đăng trên TheThaoVanHoa.vn ngày 2018-02-05)

Từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay, nhạc Việt có một thời hoàng kim, đó là giai đoạn mà nhạc Việt đã “đẩy lùi” nhạc hải ngoại (khoảng từ 1997 – 2000), giai đoạn này cũng là giai đoạn mà Làn sóng xanh lên ngôi và thời kỳ hoàng kim của băng đĩa nhạc TP.HCM. Tuy nhiên, để có được thời hoàng kim này, các hãng băng đĩa nhạc đã hình thành từ trước đó…

Đọc tiếp

Dã tràng ca (Trịnh Công Sơn)

‘Dã tràng ca’ hay còn gọi ‘Trường ca Tiếng hát Dã Tràng’ là một trong số ít sáng tác theo thể loại trường ca trong kho tài độ sộ 600 bản nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhân dịp nhạc phẩm này được lưu hành trở lại, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc tác phẩm ít được biết đến của nhạc sỹ họ Trịnh.

‘Dã tràng ca’ – tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Tiểu Vũ đăng trên motthegioi.vn ngày 2019-03-04)

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ảnh: motthegioi.vn

Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.

Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.

Đọc tiếp

Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh

“Mùa xuân vừa đến, hoa về trên những bàn tay …” là khúc mở đầu quen thuộc từ ca khúc “Chân tình”, một sáng tác để lại dấu ấn sâu đậm của nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh. Sinh năm 1978, anh thuộc một số ít các nhạc sỹ trẻ sinh ra sau ngày hai miền Nam Bắc thống nhất nhưng có phong cách sáng tác chững chạc và có chiều sâu. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về Trần Lê Quỳnh qua một bài viết của nữ thi sỹ Vi Thùy Linh đăng trên TienPhong.vn ngày 2011-07-03.

Vẫn trong ngần mắt em…

(Nguồn: bài viết của tác giả Vi Thùy Linh đăng trên TienPhong.vn ngày 2011-07-03)

‘Chân tình’ là một ca khúc được nhiều người ưa thích bền lâu, ít người biết, người nhạc sĩ sáng tác bài hát ấy còn là nhà báo – Trần Lê Quỳnh, và là con của một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng – nhà văn Trần Hoài Dương.

Nhạc sỹ Trần Lê Quỳnh

Đã qua 2 tháng kể từ ngày nhà văn Trần Hoài Dương qua đời (6-5), nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh đã đáp máy bay sang London, nơi vợ con, công việc của anh đang chờ. Qua anh, tôi được biết nhà văn Trần Hoài Dương đã để lại nhiều tác phẩm mà con trai ông sẽ dần công bố.

Đọc tiếp

Mẹ tôi (Trần Tiến)

Mỗi dịp Xuân về, mỗi người Việt Nam chúng ta, dù ở phương trời nào đều tất tả quay về quê hương để đón cái Tết xum vầy. Một trong những tác nhân quan trọng nhất kết nối các thành viên trong gia đình chính là người Mẹ: khi còn mẹ, chúng ta vui mừng biết rằng chúng ta còn một nơi chốn để về thăm. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Mẹ tôi” đầy cảm xúc của nhạc sỹ Trần Tiến.

Nhạc sĩ Trần Tiến: Tết lại ngồi nhớ mẹ

(Nguồn: bài viết của tác giả Đào Bích đăng trên LaoDong.vn ngày 2019-02-09)

“Mẹ tôi” là ca khúc nhạc sĩ Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu hát như gan ruột. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động.


Nhạc sĩ Trần Tiến. Ảnh: Mỹ Thanh
Đọc tiếp

Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến – Dương Soái)

Nhạc sĩ Thuận Yến (1932 – 2014)

Một trong những ca khúc ra đời trong cuộc chiến bảo vệ Biên Giới Tổ Quốc 1979 và đi sâu vào lòng nhiều thế hệ là bản “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sỹ Thuận Yến với ý thơ của thi sĩ Dương Soái. Trong những ngày cuối tháng 02 này, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm đầy xúc động đến người yêu nhạc xưa.

Chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Tùng Long đăng trên dantri.com.vn ngày 2019-02-17)

“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một trong những bài hát nổi tiếng của kho tàng âm nhạc cách mạng. Ít ai biết rằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

đỌC TIẾP

Những đôi mắt mang hình viên đạn (Trần Tiến)

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc năm 1979 bằng cách này hay cách khác đã đi vào thơ nhạc như những chứng nhân sống động cho một giai đoạn cam go của dân tộc. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày các chiến sỹ Việt Nam đã anh dũng chống lại ngoại xâm, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm hào hùng của nhạc sỹ Trần Tiến: Những đôi mắt mang hình viên đạn.

Tác giả “Những đôi mắt mang hình viên đạn”: Con người không nên có biên giới

(Nguồn: bài viết của tác giả N. Huyền đăng trên infonet.vn ngày 2019-02-18)

“Bóng hình những người chạy về và những người cầm súng đi ngược ra biên giới ám ảnh tôi. Đó là những chất xúc tác để “Những đôi mắt mang hình viên đạn” hoàn thành sau hai tiếng ngày hôm sau. Nhưng phải hai năm sau, Hà Nội mới được nghe”, nhạc sĩ Trần Tiến nói.

Chia sẻ với phóng viên Infonet, Nhạc sĩ Trần Tiến cho hay, ngày hôm qua (16/2) ông cùng với đoàn văn nghệ sĩ  hơn 30 người trong đó có nhà thơ Nguyễn Duy, nhạc sĩ Nguyễn Cường… đã trở lại chiến trường xưa biên giới phía Bắc, nơi cách đây 40 năm tiếng súng đầu tiên đã nổ ra bắt đầu cho một cuộc chiến.

Trong đêm qua, đoàn văn nghệ sĩ đã có buổi giao lưu với những cựu cán bộ, quân dân Lạng Sơn đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Qua điện thoại, khi ông trả lời phóng viên câu hỏi “cảm xúc” về buổi giao lưu thì giọng ông trùng lại nói vỏn vẹn hai từ “xúc động!”.

Nhạc sĩ Trần Tiến
đỌC tiếp

Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa – Sơn Tùng)

Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ mộc mạc đã đi vào thơ văn như một biểu tượng đẹp cho nét thanh lịch, dung dị, và chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam. Trong tâm tình đó Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Gủi em chiếc nón bài thơ” nổi tiếng của nhạc sỹ Lê Việt Hòa với ý thơ của nhà văn Sơn Tùng.

Đi tìm nguồn gốc chiếc “nón lá xứ Nghệ” nức danh một thời

(Nguồn: bài viết của tác giả Thùy Vinh đăng trên BaoNgheAn.vn ngày 2019-02-13)

Ít ai biết rằng, chiếc “nón lá bài thơ” gắn với hình ảnh xứ Huế lại có nguồn gốc bắt đầu từ mảnh đất Nghệ An nắng gió, đã từng được đi vào thi ca một thời.

Nhỏ xinh một bóng mát, chở che cho mẹ, cho chị ra ruộng, xuống chợ, lên rừng. Ảnh: Lê Thắng
Đọc tiếp

Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng)

Nếu phải chọn một nhạc phẩm vui tươi về mùa xuân, người yêu nhạc chắc sẽ không ngần ngại nêu tên bản ‘Điệp khúc mùa xuân’ của Quốc Dũng. Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếp ca khúc xuân nổi tiếng này.

Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Tản mạn về “Điệp khúc mùa xuân”

(Nguồn: https://www.facebook.com/TinhCaMuonThuo)

Ánh mắt mơ trông nơi xa vời
Chở mùa Xuân đến đem nguồn vui ….

Đọc tiếp