Ca Huế là một nét sinh hoạt văn nghệ độc đáo và cũng là di sản văn hóa đáng trân trọng của Việt Nam chúng ta. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Trần Nguyễn Anh đăng trên Tiền Phong về một trong những nghệ nhân ca Huế gạo cội: Minh Mẫn.
TP – Nghệ nhân Minh Mẫn, người ca Huế gần trăm năm hát trên sông Hương vừa qua đời tựa như trang sách cuối cùng đã khép lại một ký ức ca Huế của thời xa xưa, thời mà ca Huế trên sông là nơi tao ngộ của tri âm tri kỷ, kiểu Bá Nha – Tử Kỳ.
Nghệ sĩ Minh Mẫn đã để lại cho đời những phút giây lắng đọng, lãng mạn đầy chất thơ, giấu kín một cuộc đời cơ cực nơi chốn kinh thành.
Mai Lệ Huyền là một trong những giọng ca ghi dấu ấn sâu đậm bằng lối diễn sôi động và giọng ca trời phú thích hợp với thể loại nhạc mà ngày trước gọi là “kích động nhạc”. DòngNhạcXưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát nổi tiếng Mai Lệ Huyền qua một bài viết của tác giả Cát Linh.
Mai Lệ Huyền, một “đệ nhất sexy” và một người phụ nữ bình thường
Nghệ danh là một tấm thẻ bài được các nghệ sĩ mang theo mình trong suốt mặt trận nghệ thuật. Hầu hết mỗi nghệ danh khi nghe đến đều có thể hình dung ngay phong cách trình diễn và nét riêng của người nghệ sĩ đó. Tuy nhiên, trong làng nhạc trẻ của thập niên 60, 70, có một ca sĩ với nghệ danh hoàn toàn đối lập với hình ảnh trên sân khấu của cô. Tên gọi ấy, và những ca khúc cô trình diễn đã từng đốt cháy sân khấu, tụ điểm, đại nhạc hội bấy giờ. Đó là Đệ nhất sexy búp bê lửa Mai Lệ Huyền.
Thế nhưng, bên trong những điệu nhảy bốc lửa ấy, là một người phụ nữ bình thường, rất bình thường như bao người phụ nữ khác. Cát Linh mời quí vị cùng trò chuyện với Mai Lệ Huyền.
Trong số những cặp song ca thành công trong dòng nhạc Việt, Lê Uyên & Phương xứng đáng được xem như là một trong những đôi bạn diễn có nhiều ấn dấn khó phai mờ nhất. DòngNhạcXưa xin giới thiệu đôi nét về hai nghệ sỹ tài hoa này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc. Qua đó cũng xin được một lần nữa chúc chị Lê Uyên nhiều sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho văn nghệ Việt Nam và chúc linh hồn nhạc sỹ Lê Uyên Phương vui hưởng hạnh phúc miền cực lạc!
Kỷ niệm 16 năm ngày nhạc sĩ Lê Uyên Phương qua đời
Theo lời kể của ca sĩ Lê Uyên lúc đó là Lâm Phúc Anh, tuổi 15, từ Sài Gòn lên Đà Lạt học trung học là mối lương duyên của họ khá thú vị. Cô gái ở trọ một căn nhà và đã thấy có một chàng trai ở đầu hẻm nhìn cô với đôi mắt trìu mến, ánh mắt đó cho cảm giác lạ.
Trong số các bản nhạc Hoa nổi tiếng trong nhạc Việt, chúng ta không thể không kể đến “Mùa thu lá bay” và một khi nói đến nhạc phẩm này thì DòngNhạcXưa và người yêu nhạc lại nhớ về nữ ca sỹ Kim Anh, người đã gắn tên tuổi với ca khúc bất hủ này. Xin mời quý vị tìm hiểu thêm về cuộc đời lận đận của nữ danh ca, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.
Kim Anh là một con người chịu chơi. Chịu chơi được hiểu theo nghĩa đẹp nhất, trong đó cá tính thẳng thắn, dám làm dám chịu và “xả láng” của chị được đặt lên hàng đầu. Kim Anh còn là một con người giang hồ. Trong đó cách cư xử với bằng hữu, vấn đề coi trọng tình nghĩa luôn là một ưu tiên. Lời ăn, tiếng nói của chị mang vẻ bất cần đời, thẳng thừng và toạc móng heo không cầu kỳ, kiểu cách. Đó là nhận xét của những ai từng tiếp xúc với người nữ ca sĩ mang dòng máu Trung Hoa này, dù chỉ một đôi lần.
Có thể cá tính của chị không thích hợp với một số người. Nhưng một khi có dịp gần gũi nhiều với Kim Anh, người ta sẽ dễ dàng trở nên thân thiết với chị, dù con người chị có những thói hư, tật xấu, nhất là đối với một phụ nữ, dưới mắt người đời.
Đúng vậy, Kim Anh không hề chối bỏ điều này. Chị không giấu giếm là từng dùng đủ loại ma túy, từng một thời gian sa chân vào vũng lầy tối tăm đó khi vung bạc trăm, bạc ngàn trong một ngày mà vẫn coi như “chuyện nhỏ”. Về tửu lượng của Kim Anh có thể coi như vô địch trong đám nữ lưu và có khi ngay cả với những đấng mày râu uống rượu như hũ chìm! …
Elvis Phương có thể được coi là một trong những ca sỹ gạo cội nhất của làng tân nhạc vẫn còn phong độ và xuất hiện đều đặn trong các chương trình ca nhạc. DòngNhạcXưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Elvis Phương, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.
Từ khá lâu, giới truyền thông hải ngoại ít nhắc nhở đến Elvis Phương, nhất là từ khi vợ chồng anh quyết định về mua nhà tại Việt Nam trong Làng Việt Kiều An Phú Đông vào năm 2001. Trước đó, Elvis Phương thường về Việt Nam và là một trong vài nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam trình diễn sớm nhất. Sau khi anh tạo được thành công với “live show” riêng của mình ở trong nước vào năm 2000, việc đi hát của anh gặp được nhiều thuận lợi hơn.
Tuy hạn chế trình diễn trong những “show” ca nhạc và nhất là không còn xuất hiện trên những chương trình video ở hải ngoại, nhưng Elvis Phương vẫn thường xuyên về Mỹ để trình diễn trong các chương trình được tổ chức trong các sòng bài tại một số tiểu bang ở đây. Hoặc thỉnh thoảng hát trong những chương trình nhạc thính phòng.
Thành danh từ trước 1975 nhưng con đường nghệ thuật của nam danh ca Anh Khoa không được suôn sẻ như nhiều nghệ sỹ khác. Hiện tại chàng ca sỹ gốc Phan Thiết đang định cư ở Hungary và vẫn đều đặn tham gia hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, mà nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ và Việt Nam. DòngNhạcXưa xin hân hạnh giới thiệu giọng ca Anh Khoa, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.
Ca sĩ Anh Khoa – nỗi sầu tha hương trên xứ Hungary
Đầu thập niên 60, Anh Khoa lúc khoảng 14 tuổi, học sinh Anh Khoa đại diện thị xã Phan Thiết ra Nha Trang dự thi giải hát toàn quốc xếp hạng nhất vòng bán kết rồi sau đó vào Sài Gòn thi chung kết đoạt giải nhất với bản Nếu Một Mai Tôi Biệt Kinh Kỳ “ Người ơi một mai nếu tôi đi rồi. Thì vạn lời thương cũng thế mà thôi…” …
Trong nỗ lực lưu giữ tư liệu về các giọng ca vàng một thuở, DòngNhạcXưa giới thiệu ca sỹ gạo cội Thanh Huyền, tiếng hát nổi tiếng môt thời trên làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, qua một bài viết của tác giả Ngọc An trong chuyên mục “Giọng ca vàng thuở ấy… bây giờ”.
Giọng ca vàng thuở ấy… bây giờ: Thanh Huyền – ngôi sao trên sóng phát thanh
Tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Huyền đã vang lên trên Đài tiếng nói VN trong suốt các thập niên 1960 – 1990. Bà được ví như ngôi sao trên sóng phát thanh thế kỷ trước.
Khi truyền hình chưa phát triển, công chúng thường biết đến giọng hát của các nghệ sĩ qua sóng phát thanh. Nhiều nghệ sĩ đã gắn tên tuổi với những ca khúc phát trên đài tiếng nói, trong đó có thể kể đến thế hệ những nghệ sĩ đầu tiên như Thanh Huyền, Mạnh Hà, Thúy Hà, Thúy Lan… …
Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. DòngNhạcXưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.
Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió
Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc. …
Trong bài viết về ca sỹ Chế Linh (tức nhạc sỹ Tú Nhi), có một chi tiết rất đáng lưu ý: năm 1964, sau khi đoàn văn nghệ biệt chính Biên Hòa tan rã, Chế Linh thất chí và tìm lên núi Bửu Long quy ẩn để định hướng lại con đường nghệ thuật. Như một duyên số, tại đây anh gặp nhạc sỹ Bằng Giang và chính Bằng Giang đã khuyên nhủ Chế Linh quay về với âm nhạc và hình thành một con đường riêng, thành công đến tận ngày nay. Vậy nhạc sỹ Bằng Giang là ai và sự nghiệp sáng tác như thế nào? DòngNhạcXưa xin giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ qua một bài viết của tác giả Thy Lệ Trang.
Trước năm 1970 tôi có dịp gặp nhạc sỹ Bằng Giang vài lần, lúc đó anh còn trẻ chưa nổi tiếng trong giới âm nhạc miền Nam bấy giờ, nhưng đối với thành phố Biên Hòa thì anh cũng có tiếng tăm. Yêu văn nghệ và ưa thích hoạt động những ngày lễ lớn như Giáng Sinh, Tết anh thường có mặt tham gia trong đội văn nghệ của các trại lính ở Biên Hòa. Không biết cơ duyên nào anh Bằng Giang biết được chị Mai tôi có giọng hát truyền cảm, nên đã tìm đến nhà tôi xin phép ba mẹ tôi cho chị tôi đi hát đêm Giáng Sinh giúp vui cho trại gia binh Bạch Đằng.
Được mệnh danh là một trong “tứ trụ nhạc vàng” (cùng với Duy Khánh, Hùng Cường và Nhật Trường), Chế Linh, với chất giọng thật lạ và phong cách biểu diễn tự nhiên, đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong dòng nhạc Việt. DòngNhạcXưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát của người ca sỹ gốc người Chàm, qua một bài của cố nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống” .
Chế Linh, người ca sĩ từng có một thời được coi như một hiện tượng trong dòng nhạc Boléro mà theo ngôn ngữ bình dân mộc mạc gọi là nhạc sến. Nhạc Sến ở đây phải được hiểu một cách đứng đắn là dòng nhạc mang tính cách phổ thông, được phổ biến rất lớn rộng trong quần chúng, khi thì mặn nồng nàn tình cảm với những cuộc tình đôi lứa, khi thì đậm đà tình tự quê hương với những tâm bình bình dị chân chất, như tâm hồn của những người dân Việt binh thường. Đó là thời điểm những năm 60-70, khi nền tân nhạc Việt Nam đang trong thời kỳ bộc phát mạnh mẽ.