Công Thành & Lynn: một cặp nghệ sỹ đa tài

Trong sinh hoạt nhạc trẻ trước 1975 và nhất là tại hải ngoại sau này, Công Thành đã để lại những dấu ấn khó phai mờ về khả năng ca hát cũng như MC và tổ chức biểu diễn. Dòng Nhạc Xưa xin đăng một bài viết của cố nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & Đời sống” để giới thiệu đôi song ca và cũng là cặp vợ chồng nổi tiếng: Công Thành và Lynn.

Công Thành: Khởi nguồn từ nhạc rock…

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-16)

Có một dạo vai trò MC đã lấn át vai trò chính của anh là một ca sĩ. Đó là trường hợp của Công Thành, một nam ca sĩ có một quá trình hoạt động rất lâu dài, bắt nguồn từ những năm đầu của thập niên 60, khi nhạc Rock gây một ảnh hưởng rất lớn mạnh nơi giới trẻ. Ngoài một quá trình gần gũi với ca nhạc, với lãnh vực “show business”, Công Thành còn là một tiếng hát đa dạng trong phần trình bày những nhạc phẩm Pháp, Anh và Việt Nam rất vững vàng.

Ngoài ra, anh còn là ca sĩ Việt Nam duy nhất đã có dịp trình diễn với những ban nhạc ngoại quốc tại khắp các thành phố lớn ở Úc Châu cũng như tại hầu hết những quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Chính do những chi tiết đặc biệt như vậy nên thiết tưởng việc dành cho Công Thành một bài viết đề cập đến những hoạt động của anh là một điều cần thiết.

Tiếng hát Karol Kim

Một trong những giọng ca lạ và để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt Nam là tiếng hát Carol Kim. Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của anh Trần Chí Phúc để giới thiệu chất giọng khàn đặc trưng của người nghệ sỹ đa tài đến với quý vị.

Carol Kim trên một CD của cô ở hải ngoại.

Carol Kim vẫn còn làn hơi sung mãn khàn ấm áp

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-26)

Tiếng hát Mỹ Huyền

Dòng Nhạc Xưa đã có một bài viết giới thiệu ca nhạc sỹ Thu Hồ. Hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu ca sỹ Mỹ Huyền, là cô con gái rượu của nhà nhạc sỹ, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Mỹ Huyền – cái bạt tai nhớ đời 

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2014-09-12)

 

Ca sĩ Mỹ Huyền có tên thật là Hồ Thị Mỹ Huyền, ái nữ của nhạc sĩ Thu Hồ. Tác giả của bài hát Quê Mẹ nổi tiếng ( Đêm khuya trăng mơ mắt trông về trong cõi xa mờ…), Khúc Ca Đồng Tháp, Tím Cả Rừng Chiều; là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Cô nhắc đến tên ông với sự yêu thương của đứa con dành cho người cha và cùng với sự kính trọng tài năng của một nhạc sĩ.

Tiếng hát Trúc Mai

Trong bài viết giới thiệu bản “Chuyện trình Lan và Điệp 3”, Dòng Nhạc Xưa có giới thiệu bản ghi âm trước 1975 do ca sỹ Trúc Mai thể hiện. Theo thiển ý của chúng tôi, cô là người đầu tiên đem nhạc phẩm đến công chúng và cũng là người hát đạt nhất cho đến lúc này. Để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin về bà, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng đăng bài viết của ký giả Hồ Trường An trong tập sách “Theo chân những tiếng hát”.

Ca sỹ Trúc Mai. Ảnh: ThoangHuongXua

Trúc Mai – Tiếng hát trang châu mơ hóa bướm

(Nguồn: bài viết của tác giả Hồ Trường An trong tập “Theo chân những tiếng hát”, sự tầm trên HopAmPro.com)

Ca sỹ Trúc Mai. Ảnh: hopampro.com

Vào ba năm chót của thập niên 50, phòng trà Hòa Bình gần Bùng Binh Sài Gòn có những ca sĩ nồng cốt là Bạch Yến, Bích Chiêu, Thùy Nhiên và Thái Xuân, Yến Hương, Trúc Mai. Sau khi Yến Hương và Thái Xuân lần lượt rời khỏi phòng trà này thì đã có Ngân Hà và Bạch Quyên thay thế. Hát nổi đình nổi đám nhất là Bạch Yến và Bích Chiêu. Có giọng kim quyến rũ nhất là Thùy Nhiên và hiền lành nhất là Bạch Quyên. Mảnh mai kiều nhược nhất là Ngân Hà. Nhưng còn đẹp nhất phải nói là Trúc Mai.
Đối với tôi, thuở đó Trúc Mai là một giọng hát mới ra nghề, vì tôi chưa hề nghe cô hát trên làn sóng điện lẫn trong đĩa nhựa và chưa được nghe báo chí nhắc tới cô. Giờ đây, trên 40 năm qua, nhắc tới Trúc Mai trong một cuộc điện đàm, nữ ca sĩ Quỳnh Giao có cho tôi biết: “ Theo Quỳnh Giao, Trúc Mai hát khá hơn một cô ca sĩ sinh viên đã từng nổi tiếng từ 1962 trở về sau. Chị ấy hát trước sau bằng giọng thật, không bẻ qua giọng mái. Giọng Trúc Mai ấm áp. Ngặt một nỗi chị ấy cứ hát các ca khúc theo thể điệu bolero hoài nên khán thính giả sành điệu không biết được cái đẹp của giọng hát chị ấy ”.

Truyện tình Lan và Điệp 3

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu tiếp phần 3 và cũng là phần cuối trong chuỗi ca khúc “Truyện tình Lan và Điệp” mà nhóm Lê Minh Bằng đã cảm tác từ tác phẩm văn học “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

Truyện tình Lan và Điệp, phần 3. Ảnh: VietStamp.net

Đôi nét về tác phẩm “Tắt lửa lòng”

(Nguồn: wikipedia)

Tắt lửa lòng là một tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của nhà văn Nguyễn Công Hoan, giới thiệu lần đầu tiên năm 1933. Tác phẩm này nhanh chóng trở nên phổ biến, và rất nhiều người chuyển thể thành vở kịch, bản nhạc khác nhau.

Soạn giả Trần Hữu Trang đã biên kịch lại và chuyển thể lại thành vở cải lương “Lan và Điệp” năm 1936. Và cái tên “Lan và Điệp” trở thành huyền thoại từ đó, thậm chí nó còn nổi tiếng hơn cả tên tác phẩm Tắt lửa lòng.

Tài tử Ngọc Bảo: Cả đời cho một mối tình đẹp

Một trong những giọng ca thuộc thế hệ đầu của nền tân nhạc Việt Nam là nghệ sỹ “Tài tử” Ngọc Bảo. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài viết sưu tầm trên Vietnamnet để giới yêu nhạc hiểu thêm về người nghệ sỹ tài hoa.

Tài tử Ngọc Bảo: Nghìn người tình cũng không bằng vợ

(Nguồn: bài viết đăng trên vietnamnet.vn ngày 2014-09-04)

Tài tử Ngọc Bảo thú nhận, không thể tránh khỏi những phút xao lòng khi bị nhiều giai nhân theo đuổi nhưng: “Làm sao phụ bạc được người phụ nữ như vậy cho được”.

Hiện tượng Phương Thảo – Ngọc Lễ

Những năm 1990, sau khi nhạc Việt được cởi trói khỏi những sáng tác sáo rỗng, nhiều ca khúc giá trị đã ra đời. Khi ấy xuất hiện một cặp song ca có cá tính, họ hát nhạc của chính họ sáng tác và làm say mê hàng triệu con tim yêu nhạc. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu cặp song ca Phương Thảo – Ngọc Lễ qua một bài viết của tác giả Cung Tuy đăng trên TheThaoVanHoa.vn

Ngọc Lễ – Phương Thảo: Âm nhạc không cần hào quang

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Tuy đăng trên theothaovanhoa.vn ngày 2014-08-05)

Tiếng hát Thái Hiền

Trước năm 1975, trong một sự tìm tòi để có hướng đi mới cho những sáng tác của mình, nhạc sỹ Phạm Duy đã khai sáng ra nhiều ca khúc hay cho tuổi ô mai. Và có thể nói không ngoa là cô con gái rượu Thái Hiền chính là người có công rất lớn đưa dòng nhạc mới này đến gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếng hát Thái Hiền qua một bài viết của tác giả Cung Mi.

Một album của ca sĩ Thái Hiền. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Thái Hiền – Giọng hát mang trọn vẹn cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-12-09)

Ở Việt Nam, việc bố mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ, thì con cái cũng có tham gia lĩnh vực âm nhạc là chuyện thường thấy. Hổ phụ sinh hổ tử là vậy. Tuy nhiên trường hợp bố mẹ là nhạc sĩ, ca sĩ, đa số con cùng con dâu, con rể (hoặc cựu dâu, rể) cũng là ca nhạc sĩ như gia đình nhạc sĩ Phạm Duy là hiếm. Có thể kể một danh sách thật dài những danh ca, nhạc sĩ nổi tiếng thuộc gia đình này: Phạm Duy, Thái Hằng, Duy Quang,

Julie Quang, Duy Cường, Thiên Phượng, Thái Hiền, Thái Thảo, Tuấn Ngọc… Trong những cái tên kể trên, có một giọng hát rất đặc biệt, nhưng lại khá yên lặng, ít nổi đình đám. Đó là trường hợp của nữ ca sĩ Thái Hiền.

Tiếng hát Sĩ Phú (1942 – 2000)

Ca sỹ Sĩ Phú (1942 – 2000) là một hiện tượng lạ trong làng nhạc Việt. Anh có chất giọng trầm ấm, đầy tính tự sự. Nghe Sĩ Phú hát, chúng ta có cảm giác như anh đang tâm sự và vỗ về, ủi an và người yêu nhạc thấy như được xoa tan mọi âu lo, muộn phiền của cuộc sống bộn bề. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Sĩ Phú đến quý vị hôm nay.

Nhớ Về Sĩ Phú

(Nguồn: bài viết của tác giả T.H.T đăng trên dactrung.com)

Ca sỹ Sĩ Phú. Ảnh: yeunhacvang.com

Trước tháng 4/75 tôi không quen biết và gặp anh bao giờ. Chỉ trông thấy anh trên TV và nghe giọng anh hát qua radio. Một ngày trong tháng 8 hay tháng 9/75, anh từ San José bay xuống San Diego và ở lại chung với chúng tôi 3, 4 tháng trờị Lý do: anh chán ông sponsor cựu sĩ quan Không Quân Mỹ và cơm Mỹ.

Căn nhà ở đường Redding road, San Diego lúc ấy có 7 sinh viên du học đang ở, cộng thêm 2 anh em tôi vừa từ trại tỵ nạn Pendleton ra và anh nữa là 10 người. Tôi và anh đã phải trải sleeping bag ngủ dưới sàn nhà ngoài phòng khách mấy tháng trời cho đến ngày anh rời San Diego lên Los Angeles. Sau đó anh

có trở lại San Diego vài lần để trình diễn trong các buổi đại nhạc hội do Khánh Ly và tôi tổ chức. Nhưng gần 20 năm qua, tôi chỉ gặp lại anh có một lần và lần này thì nghe tin anh đã yên nghỉ vĩnh viễn.

Ngọc Lan – Cánh hồng bạc mệnh của nhạc Việt

Một bài viết có giá trị nhạc thuật của tác giả Đức Long về ca sỹ Ngọc Lan (1956 – 2001), cánh hồng bạc mệnh của làng nhạc Việt. Chúng tôi chưa có cơ hội tiếp xúc với Đức Long và những phân tích là ý riêng của chính người viết. Xin cảm ơn tác giả và trân trọng gởi đến người yêu nhạc xa gần. Nhân dịp này Dòng Nhạc Xưa xin cầu chúc linh hồn nữ ca sỹ khả ái an nhàn nơi miền cực lạc.

 

Ngọc Lan – Nữ hoàng nhạc trữ tình Việt Nam

(Nguồn: bài viết của tác giả Đức Long đăng trên nhathanhdl.blogspot.com.au ngày 2014-03-06)

Người nghe nhạc Việt có lẽ không ai là không biết đến Ngọc Lan, nàng ca sĩ hồng nhan mà đoản mệnh, đã từng đốn gục biết bao trái tim si tình bằng nhan sắc và giọng hát diễm lệ của mình. Xuất hiện và nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc ngay từ những năm đầu thập niên 80, đi qua suốt hai mươi năm chặng đường ca hát, với một gia tài đồ sộ chừng 800 ca khúc thu âm, Ngọc Lan đã thực sự ghi dấu ấn sâu đậm lên nền nhạc trữ tình đương đại Việt Nam. Không màu mè, không khoa trương, cô giống như một bóng hồng lướt qua lâu đài âm nhạc, tặng lại cho đời một thanh sắc khó phai, cái mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng nói: “Ngọc Lan đã tạo ra một trường phái mang tên Ngọc Lan”, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ca sĩ sau này.