Anh Ngọc: Giọng ca của một bậc tiền bối

Sinh năm 1925, có thể nói không ngoa rằng ca sỹ Anh Ngọc là giọng ca lão thành nhất tính đến thời điểm hiện tại của nền tân nhạc Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ để trân trọng giới thiệu Anh Ngọc – tiếng hát vượt thời gian.

Anh Ngọc: Một đời để sống và một thời để hát

(Nguồn: bài viết đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-10-28)

Trường Kỳ

Với số tuổi gần 80, người ta có thể coi ông như người nam ca sĩ cuối cùng trong thành phần những ca sĩ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam còn xuất hiện trên sân khấu những ngày gần đây. Có người còn gọi đùa ông là “The Last Samurai”, người hiệp sĩ cuối cùng trong số những hiệp sĩ tiền phong của trên nửa thế kỷ tân nhạc mà vũ khí là giọng hát từng chinh phục cảm tình của khán thính giả Việt Nam trong hai thập niên 50 và 60.

Trong lần tiếp xúc gần đây với người viết, Anh Ngọc cho biết ông có ý định giã từ sân khấu đã lâu, từ khi bước vào lớp tuổi 70. Nhưng mãi cho đến đầu năm 2004 vừa qua, ông mới thực hiện được ý định đó, sau khi xuất hiện trong hai chương trình nhạc thính phòng mang mục đích từ thiện tại San Jose và Orange County ở California mà ông “nghĩ là đó là những buổi trình diễn cuối cùng trong cuộc đời ca hát của tôi” mặc dù bạn hữu cũng như đồng nghiệp của ông cho rằng ông vẫn có thể hát được để trân trọng mời ông xuất hiện.

Tùng Giang: cuộc đời & âm nhạc

Dòng Nhạc Xưa đã có vài bài viết về sinh hoạt âm nhạc của cố nhạc sỹ Tùng Giang. Chúng tôi rất vui khi nhận được nhiều phản hồi và một số câu hỏi của các bạn trẻ về nhà nhạc sỹ đa tài. Để có thêm thông tin, xin quý vị tìm hiểu tiếp về Tùng Giang qua bài phỏng vấn với VietWeekly.

Nói chuyện với NS Tùng Giang

(Nguồn: bài viết của tác giả Thủy Tiên đăng trên amnhac.fm)

Tùng Giang trình bày Biết Đến Thuở Nào trong Đêm Tưởng Niệm Trường Kỳ, nhà hàng Emerald Bay, Santa Ana, California, 2.4.2009.

LTS VietWeekly: Vừa qua, nghệ sĩ Tùng Giang thoát khỏi cơn bạo bệnh, sau cuộc giải phẩu, ông đã dần dần bình phục và, một lần nữa, thần tài đã gõ cửa ngay giường bệnh: Trung tâm TN đã mời ông (cùng hai nhạc sĩ khác) tham gia vào cuốn DVD mới nhất của họ. Nhạc sĩ Tùng Giang đã dành cho Việt Weekly một cuộc phỏng vấn về những gì liên quan đến văn nghệ và đời sống của ông.

Hà Thanh – Tiếng Hát Của Một Thời Đã Qua

Dòng Nhạc Xưa vừa nhận được email của người quản trị trang casihathanh.wordpress.com giới thiệu bài cảm nhận về giọng hát của cố danh ca Hà Thanh (1937 – 2014). Bài viết là của một cậu học trò lớp 9 có tên Đinh Hoàng Anh. Dòng Nhạc Xưa chưa có cơ hội tiếp xúc với tác giả nhưng xét nội dung sâu sắc của bài viết, chúng tôi mạn phép đăng tải để người yêu nhạc có dịp ôn lại những kỷ niệm về dòng nhạc xưa cũ.

Ca sỹ Hà Thanh. Ảnh: CaSiHaThanh.wordpress.com

Tiếng hát của một thời đã qua

(Nguồn: bài viết của Đinh Hoàng Anh – Cảm nhận âm nhạc của một học sinh lớp 9 – đăng trên casihathanh.wordpress.com ngày 2017-06-12)

Ảnh: https://casihathanh.wordpress.com

Đã gần một thế kỉ qua,kể từ khi tân nhạc bắt đầu xuất hiên để rồi sinh ra bao nhạc sĩ tài danh: Văn Cao,Phạm Duy,Hoàng Giác,Lê Thương…cùng với đó là những bản tiền chiến lãng mạn (mang trình độ thưởng thức sâu rộng cao,phong phú hơn) để phân biệt với nhạc vàng(bolero) sau này tại miền Nam Việt Nam. Nói đến những ca sĩ của dòng nhạc này chúng ta không thể không nhắc tới nữ danh ca Hà Thanh _ giọng ca vàng trong nền tân nhạc trước 1975 ,tiếng hát của miền sông Hương núi Ngự.

Nói tới cô Hà Thanh là nhớ tới Huế bởi âm sắc địa phương trong giọng hát của nữ ca sĩ tài danh.Không phải ngẫu nhiên Hà Thanh được mệnh danh là «Con chim Hoạ Mi xứ thần kinh» miền thùy dương mặc dù cũng có nhiều ca sĩ xuất thân từ Huế như Thanh Thúy, Lệ Thanh. Và không phải bài hát nào cô Hà cũng hát giọng Huế mà phần lớn các ca khúc của cô hát giọng Bắc (tiếng chuẩn). Một số bài về Huế cô vẫn hát tiếng Bắc như Khúc tình ca xứ Huế, Thương về xứ Huế…Nhưng trong tiếng hát ấy vẫn mang âm thanh dịu ngọt vang lộng tha thiết,trìu mến mang hơi hướng sắc thái thơ mộng,trữ tình.Bởi một số phụ âm,ngữ điệu,cách nhả chữ khi cô Hà hát có sự luyến láy vần điệu riêng như s,r,tr…đặc biệt trong nhạc phẩm Ai ra xứ Huế (nước sông Hương còn thương chưa cạn, chim núi Ngự tìm bạn bay về…) thì có lẽ chỉ có người gốc Huế như cô mới có thể truyền tải tự nhiên đến như vậy.

Tùng Giang (1940-2009): Một Nghệ Sỹ Đa tài

Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu vài thông tin sưu tầm được để chúng ta thấy ngoài Tùng Giang nhạc sỹ, ông còn là một tay trống có hạng, ca sỹ nhạc trẻ, nhà tổ chức và sản xuất âm nhạc.

Tùng Giang và Bạn Hữu: “Họp Mặt Hoàng Hôn”

(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Nam Lộc đăng trên trungtamasia.com ngày 2009-05-22)

Kỳ Phát đang trao tấm plaque cho Tùng Giang. Bên cạnh là Nam Lộc, Giáng Ngọc, Derek Phạm và Cung Mi. Ảnh: TrungTamAsia.com

Ca sỹ Giáng Ngọc & cố nhạc sỹ Tùng Giang

Khi đã nhắc đến Billy Shane của Strawberry Four thưở nào, chắc chắn đó là một thiếu sót rất lớn nếu không vinh danh một thành viên nổi tiếng khác: cố nhạc sỹ Tùng Giang. Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài phỏng vấn ca sỹ Giáng Ngọc, trưởng nữ của nhạc sỹ Tùng Giang để giới thiệu đôi nét về nhà nhạc sỹ.

Ca sỹ Giáng Ngọc và ba là nhạc sỹ Tùng Giang. Ảnh: mickytran

Ca sĩ Giáng Ngọc nói về nhạc sĩ (bố) Tùng Giang

(Nguồn: bài viết của tác giả Ngọc Ánh đăng trên sankhaucailuong.com ngày 2009-06-09)

Đôi nét về Billy Shane

Trong những bài viết về ban nhạc Strawberry Four, Dòng Nhạc Xưa đã đôi lần nhắc đến một cái tên rất “Tây” là Billy Shane. Thế nhưng ông là ai và đã có những ảnh hưởng gì đến dòng nhạc trẻ của Việt Nam? Xin mời quý vị yêu nhạc tìm hiểu đôi nét về ca sỹ rất đặc biệt này qua một bài viết của ký giả, nhạc sỹ Trường Kỳ đăng trong mục “Nghệ sỹ & đời sống” trên đài VOA.

Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang (mất 2009), Tuấn Ngọc, Billy Shane (mất 1994). Ảnh: ThanhNien.vn

Billy Shane: Những điều còn nhớ được…

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-23)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (10): Tuấn Ngọc – phòng trà Tự Do & những ngày đầu đi hát

Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Tuấn Ngọc cùng vài thông tin thú vị về những ngày đầu đi hát của anh. Cũng nhờ bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa mà chúng ta biết thêm về hoạt động của phòng trà Tự Do thưở ấy.

Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang (mất 2009), Tuấn Ngọc, Billy Shane (mất 1994). Ảnh: ThanhNien.vn

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-03)

Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.

Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà người VN hay ngoại quốc… đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (9): Các ban tam ca nữ

Nối tiếp chủ đề phòng trà ca nhạc xưa, Dòng Nhạc Xưa mời quý vị tìm hiểu đôi nét về các ban tam ca nữ đình đám của Sài Gòn thuở đó qua một bái viết của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Tam ca Ba Trái Táo & Eve Club trước 1975. Ảnh: Flickr.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Các ban tam ca nữ đình đám

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-02)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (8): thầy Nguyễn Đức & lò Việt Nhi

Trong một bài viết vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Đức, Dòng Nhạc Xưa đã đề cập đến ban Việt Nhi và những nàng ca sỹ họ Phương. Hôm nay qua một bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa, chúng ta lại quay về với ban Việt Nhi và phòng trà Sài Gòn ngày ấy.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Những nàng ca sĩ tên Phương

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-01)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (7): Queen Bee & Tự Do

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị trở về với ánh đèn màu của phòng trà ca nhạc của Sài Gòn xưa để tìm hiểu tiếp về “bà bầu” Khánh Ly và “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy cùng hai phòng trà nổi tiếng nhất nhì thời đó là Queen Bee và Tự Do.

 

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu ra tòa vì… nốt ruồi dưới chân?

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-10-31)

Ban nhạc The Shotguns của phòng trà Queen Bee
ẢNH: T.L