Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn)

Cũng viết về đề tài chiến tranh, người lính, quê hương, thân phận,… nhưng hầu hết những sáng tác của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đều mang hơi thở yêu thương, hòa bình và khát vọng cho một Việt Nam thống nhất. Chúng ta không thấy (hoặc rất hiếm) những lời ca ngợi sáo rỗng hay khoét sâu vào lòng thù hận. Ông sáng tác từ trước 1975 nhưng những ca khúc ông viết sau này mới thật sự là những tác phẩm để đời, mang đậm dấu ấn Phạm Minh Tuấn. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Bài ca không quên”, bài hát ông sáng tác vào những năm 1981-1982 cho bộ phim điện ảnh cùng tên.

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn nơi vườn rau nhà mình. Ảnh: cand.com.vn

Lời bài hát ‘Bài ca không quên’

(Nguồn: tkaraoke.com)

Đừng Nói Xa Nhau (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)

Ở trang trong của tờ nhạc “Con đường xưa em đi” xuất bản trước 1975, tác giả và nhà xuất bản đã giới thiệu bản tiếp tối “Con đường 2” tức nhạc phẩm “Đừng nói xa nhau” cũng của Châu Kỳ & Hồ Đình Phương. Hôm nay tiếp tục dòng nhạc Châu Kỳ – Hồ Đình Phương, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu “Đừng nói xa nhau” qua tiếng hát của cặp song ca Chế Linh – Thanh Tuyền với bản ghi âm trước 1975. Quan sát ngày xuất bản thì bản này ra mắt công chúng năm 1970, tức một năm sau “Con đường xưa em đi”.

Đừng nói xa nhau (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (6): Queen Bee & Maxim’s

Dòng Nhạc Xưa tiếp tục giới thiệu hai phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa là Queen Bee và Maxim’s do Khánh Ly và Hoàng Thi Thơ khai thác với hai phong cách khác nhau.

 

Thương xá Eden. Ảnh: vannghe.blogspot.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-29)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (5): Nhạc trẻ vào phòng trà

Dòng Nhạc Xưa xin được phép tiếp nối loạt bài về phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa với một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa, đề cập đến phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn ngày trước.

 

Ban nhạc The Strawberry Four, khoảng năm 1969-1970. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane. Ảnh: amnhac.fm

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Nhạc trẻ vào phòng trà

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-28)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (4): Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị yêu nhạc trở về với phòng trà Tự Do tọa lạc tại số 80 đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) qua bài 4 trong loạt bài của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-27)

Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (3): Danh ca đất bắc thành danh ở phương nam (Lê Văn Nghĩa)

Trước năm 1954, nhiều ca nhạc sỹ đã nhen nhóm hình thành phong trào phòng trà ở đất Bắc. Sau 1954, theo làn sóng di cư, những nghệ sỹ gốc Bắc tiếp tục phát triển và làm rực rỡ các phòng trà ca nhạc ở miền Nam tự do. Chúng tôi xin nối tiếp loạt bài viết có giá trị của ký giả lão thành Lê Văn Nghĩa để giới thiệu nhạc sỹ Phạm Đình Chương và phòng trà Đêm Màu Hồng huyền thoại.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (2): ‘Phù thủy’ Jo Marcel, Lệ Thu và phòng trà Ritz

Nói đến phòng trà ca nhạc đất Sài Gòn, người yêu nhạc xưa không thể không nhắc đến Jo Marcel, một nghệ sỹ đa tài. Vừa là một nhạc công, vừa là một ca sỹ có chất giọng trầm ấm nhưng ông cũng là một nhà tổ chức âm nhạc và quản lý phòng trà nổi tiếng bậc nhất của làng nhạc Việt. [dongnhacxua.com] xin tiếp nối chủ đề này qua bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Jo Marcel. Ảnh: hopampro.com
Jo Marcel. Ảnh: hopampro.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (1): Từ em tiếng hát lên trời (Lê Văn Nghĩa)

Góp một phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển  của dòng nhạc xưa là các phòng trà ca nhạc. [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại loạt bài viết rất có giá trị của ký giả Lê Văn Nghĩa để thế hệ trung niên sinh sau 1975 như chúng tôi hay các thế hệ trẻ hơn hình dung phần nào về đời sống âm nhạc của một Sài Gòn xưa.

Tình Đời (tức Duyên Kiếp Cầm Ca) của Minh Kỳ. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Tình Đời (tức Duyên Kiếp Cầm Ca) của Minh Kỳ. Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tinh-doi-1-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com tinh-doi-2-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com tinh-doi-3-minh-ky-amnhacmiennam-blogspot-com-dongnhacxua-com

PHÒNG TRÀ CA NHẠC SÀI GÒN XƯA: TỪ EM TIẾNG HÁT LÊN TRỜI
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăgn trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-24)

Trong Tình đời , một ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn còn phổ biến đến bây giờ, có nhắc đến phòng trà và nỗi niềm cô ca sĩ: “Khi biết em mang kiếp cầm ca/Đêm đêm phòng trà/Dâng tiếng hát cho người người/Bỏ tiền mua vui/Hỏi rằng anh ơi/Còn yêu em nữa không”…

Ánh nắng chiều trong ‘Nắng Chiều’ & ‘Đường Xưa Lối Cũ’

Ánh hoàng hôn đã được rất nhiều nhạc sỹ ghi lại trong trong âm nhạc qua không ít nhạc phẩm bất hủ . Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép đăng lại một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc về hai bản “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn và “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ.

 

Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ). Ảnh: tkxuyen.com

Nghệ thuật viết ca khúc qua Nắng Chiều – Lê Trọng Nguyễn và Đường Xưa Lối Cũ – Hoàng Thi Thơ

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-11-05)

Vĩnh biệt đạo diễn tài ba Lê Mộng Hoàng (1929 – 2017)

Làng điện ảnh Việt Nam vừa chia tay một trong số những đạo diễn tài ba nhất, có đóng góp nhiều nhất trong việc hình thành của nền điện ảnh Miền Nam và đào tạo nhiều thế hệ diễ viên tài danh: Lê Mộng Hoàng. Điều đáng nói là trong rất nhiều bộ phim của ông, điện ảnh và âm nhạc đã giao thoa với nhau để chắp cách cho nhiều ca khúc đi sâu vào lòng người: bản “Tình lỡ” của Thanh Bình trong phim “Nàng”, bản “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn trong bộ phim cùng tên, “Vĩnh biệt mùa hè” của Thanh Tùng trong bộ phim cùng tên, v.v. Dòng Nhạc Xưa xin thay mặt những người yêu nhạc kính mong linh hồn ông sớm an nghỉ miền cực lạc!

Vĩnh biệt đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam Lê Mộng Hoàng

(Nguồn: bài viết của tác giả P.C. Tùng đăng trên ThanhNien.vn ngày 2017-02-23)

Đạo diễn Lê Mộng Hoàng, một tên tuổi lớn của điện ảnh miền Nam đã qua đời ở tuổi 88 vào lúc 3 giờ sáng 23.2 tại nhà riêng trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận (TP.HCM) sau một thời gian nằm viện.

Đạo diễn Lê Mộng Hoàng sinh năm 1929 tại Huế. Ông sang Pháp du học ngành âm nhạc, sau đó là điện ảnh. Về Việt Nam, ông thực hiện bộ phim đầu tay Bụi đời dựa trên tập truyện Những hòn sỏi của Võ Đình Cường vào năm 1957.

Sau đó, ông tiếp tục đạo diễn nhiều phim điện ảnh trước năm 1975 như Vụ án tình, Nàng, Chiều kỷ niệm, Mãnh lực đồng tiền, Con gái chị Hằng, Gánh hàng hoa, Ly rượu mừng, Xin đừng bỏ em, Năm vua hề về làng… Trong đó, bộ phim Nàng với diễn xuất của diễn viên Thẩm Thúy Hằng và Trần Quang đã đoạt Tượng vàng tại Đại hội Điện ảnh Á châu ở Đài Loan lần thứ 17. Sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục làm nhiều phim như Tình khúc 68, Ngọn lửa thành đồng, Bản tình ca

Đạo diễn Lê Mộng Hoàng (trái) và diễn viên Trần Quang