Những giọng ca vàng: Tứ Trụ Nhạc Vàng

Nhắc đến những giọng ca vàng của sân khấu ca nhạc Sài Gòn xưa, chúng ta không thể không nhắc đến bốn giọng nam mà đã được giới yêu nhạc phong cho danh hiệu “tứ trụ”: Duy Khánh (1936 -2003), Hùng Cường (1936 – 1996), Nhật Trường – Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) và Chế Linh. Ba trong số đó đã vĩnh viễn giã từ trần gian, chỉ còn mỗi Chế Linh cũng đã ở vào hàng “trưởng lão”. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu qua bốn giọng ca lừng danh qua một bài viết vừa sưu tầm được.

CA SĨ SÀI GÒN XƯA – TỨ TRỤ SÀI GÒN

(Nguồn: bài viết của tác giả Xuân Ngọc đăng trên 2saigon.vn ngày 2016-02-25)

Tôi là một đứa 9x đời giữa. Ba mẹ vốn có máu xê dịch và yêu văn nghệ, thế nên tôi may mắn lớn lên trong giai điệu da diết của những bản nhạc tiền chiến và nhạc vàng được phát xuyên suốt trên các chuyến xe đường dài lên rừng, xuống biển. Vậy là tôi nghiễm nhiên nghiện luôn dòng nhạc “buồn ngủ” này. Nhắc đến nhạc xưa, không thể không kể đến bốn trụ cột của nền nhạc vàng – nhạc tiền chiến thời bấy giờ hay còn gọi là “Tứ Trụ” gồm: Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường và Chế Linh.

1. Hùng Cường

Hùng Cường được sinh ra để làm nghệ thuật! Trong bộ Tứ Trụ nhạc vàng, ông được xem là “chân trụ” đa tài nhất bởi bên cạnh vai trò ca nhạc sĩ, ông còn là một nghệ sĩ cải lương, kịch sĩ kiêm tài tử điện ảnh.

Ca sĩ Sài Gòn xưa – Nam danh ca Hùng Cường

Xe đạp ơi (Phương Thảo – Ngọc Lễ)

Nhân dịp nói về xe đạp trong âm nhạc, sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến bản “Xe đạp ơi”, ca khúc đã ghi dấu ấn của cặp đôi Phương Thảo – Ngọc Lễ. Theo chia sẻ của chính tác giả: “Ngọc Lễ có nhiều kỷ niệm với chiếc xe đạp cà tàng của mình. Chiếc xe đạp mang trên lưng những cuộc tình thơ dại đáng yêu nhưng không phải với Phương Thảo. Ngay cả Thảo cũng có những kỉ niệm riêng với cuộc tình xe đạp không phải với Ngọc Lễ (cười). Khi không còn đi xe đạp nữa, nhìn các bạn trẻ chở nhau trên chiếc xe đạp, những vòng xe cứ quay đều như vòng thời gian mang theo bao kỉ niệm vui buồn. Điều đó đã mang đến cảm xúc cho Lễ viết bài hát này”. (Nguồn: TheThaoVanHoa.vn)

Xe đạp ơi

(Nguồn: bài viết của tác giả Bảo Anh đăng trên laodongthudo.vn ngày 2016-02-25)

Xe đạp ơi…. đã qua rồi còn đâu? Chiếc xe đạp một thời gắn bó và chứa đựng tuổi thơ và hoài niệm của bao người…

Mấy chục năm trước, chiếc xe đạp là tài sản mơ ước của nhiều gia đình, giá bằng cả cây vàng và được giữ gìn như vật báu.

Đi đâu người ta cũng khóa xe rất cẩn thận phòng kẻ cắp rình bẻ khóa lấy đi một tài sản lớn. Trong nhà, xe đạp được để ở vị trí trang trọng, có gia đình còn đặt nó trên một cái giá đỡ bằng gỗ. Nhiều người phải dành dụm vài năm mới mua được một chiếc xe.

Ngày xuân nói chuyện xe đạp xưa

Nhân dịp đầu xuân Đinh Dậu 2017, Dòng Nhạc Xưa xin quý vị xuôi về khá khứ để cùng chúng tôi tìm hiểu về những chiếc xe đạp xưa mà ngày nay đang dần dần trở thành kỷ niệm.

200 năm xe đạp: Ký ức và tương lai

(Nguồn: bài viết của tác giả Đăng Thuyên đăng trên Tuổi Trẻ Xuân Đinh Dậu 2017)

TTO – Có lẽ hiếm người Việt Nam nào không biết đến xe đạp. Nhân cột mốc 200 năm xe đạp chào đời, giai phẩm Xuân Tuổi Trẻ mời mọi người cùng quay lại với ký ức và cả hướng tới tương lai của chiếc xe đạp…

Học trò Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn thập niên 1930 (Photo NADAL Saïgon)

Những giọng ca vàng: Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết (1)

Thế hệ sinh sau 1975 có lẽ biết nhiều về ca sỹ Hồng Hạnh nhưng chắc rất ít người yêu nhạc biết được cô chính là ái nữ của một cặp song ca lẫy lừng một thời: Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu đôi song ca tài danh qua một bài viết của ký giả Hà Đình Nguyên.

Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết. Ảnh: amnhac.fm

Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm dìu nhau đến cuối đường trần

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2011-02-13)

Nói về những đôi song ca nổi tiếng của làng ca nhạc Việt Nam thì trước hết phải kể đến đôi song ca Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm bởi họ không chỉ tỏa sáng rực rỡ bằng tài năng mà đức độ và lòng chung thủy của họ cũng đáng được ngưỡng mộ.

Những giọng ca vàng: Như Mai

Tiếp tục giới thiệu các giọng ca vàng của tân nhạc Việt Nam, hôm nay Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Như Mai qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tb.

 

Như Mai – tiếng hát rực rỡ buổi sáng đầu xuân

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-02-27)

Ở trại tị nạn Như Mai tham gia sinh hoạt ca nhạc, mỗi lần có người rời trại để đi định cư thì cô hát bản Thuyền Viễn Xứ ( thơ Huyền Chi, nhạc Phạm Duy) trên loa phóng thanh để đưa tiễn. Giọng hát cùng tiếng đàn ghi ta thùng thật cảm động và nhiều người ghi dấu kỷ niệm đó.

Thời trung học ở Sài Gòn, cô nữ sinh Đỗ Như Mai thường hát ở ca đoàn nhà thờ Tân Hòa của cha cố Sơn và là giọng hát solo chính nhà thờ Đắc Lộ; những lần nhiều ca đoàn họp lại hát ở nhà thờ Huyện Sỹ thì Như Mai vẫn giữ vai trò solo. Bây giờ ở Quận Cam, nhiều người sinh hoạt ca đoàn thời đó vẫn nhớ giọng hát của cô. Đã có năng khiếu từ hồi nhỏ và lớn lên có học thêm thanh nhạc nên tiếng hát Như Mai vững vàng.

Thiên Thai (Văn Cao): tuyệt tác của tân nhạc Việt Nam

Nhạc sỹ Văn Cao sáng tác không nhiều nhưng những nhạc phẩm của ông hầu hết đều là tuyệt tác và vượt lên trên hết theo thiển ý của Dòng Nhạc Xưa là bản “Thiên Thai”. Nhân dịp xuân về, xin giới thiệu đến người yêu nhạc xưa tác phẩm bất hủ này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv.

 

Thiên Thai (Văn Cao). Ảnh: AmNhacMienNam.blogsspot.com

Thiên Thai – ca khúc thần tiên của nhạc sĩ Văn Cao

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-11-27)

Anh Cho Em Mùa Xuân (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Trước đây Dòng Nhạc Xưa đã có bài giới thiệu bản “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sỹ Nguyễn Hiền lấy ý thơ từ bài “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sỹ Kim Tuấn. Hôm nay, nhân dịp mùa Xuân Đinh Dậu 2017 đang gần kề, xin mời quý vị yêu nhạc xưa nghe lại bản nhạc bất hủ này.

Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền – Kim Tuấn). Ảnh: huyvespa.multiply.com

Anh Cho Em Mùa Xuân – Nhớ thi sĩ Kim Tuấn & nhạc sĩ Nguyễn Hiền

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-02-05)

Đà Lạt, một thời hương xa (4): Những giọng ca vàng từ phố núi

Dòng Nhạc Xưa giới thiệu kỳ 4 trong loạt bài của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên viết về các Thanh Tuyền và Tuấn Ngọc, hai danh ca xuất thân từ Đà Lạt.

 

Đà Lạt, một thời hương xa: Những giọng ca vàng từ phố núi

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-20)

Bìa đĩa 45 vòng với giọng ca Thanh Tuyền. ẢNH: TƯ LIỆU CỦA TÁC GIẢ

Đà Lạt, một thời hương xa (3): Tuổi đá buồn của Trịnh Công Sơn

Đà Lạt là nơi chốn đi về quá quen thuộc với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vì ông đã có nhiều năm dạy học ở B’lao (huyện Bảo Lộc ngày nay). Cũng từ những lần đi về đó, tình cảm với Đà Lạt đã nảy sinh trong lòng nhà nhạc sỹ đa sầu đa cảm họ Trịnh của chúng ta. Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị tiếp tục quay về với Đà Lạt một thời hương xa qua bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đà Lạt, một thời hương xa: Tuổi đá buồn của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-19)

Để gió cuốn trôi

Dòng Nhạc Xưa đã từng đến Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn để thăm người thân hay làm vài công tác thiện nguyện nên chúng tôi rất cảm thông cho những mảnh đời bất hạnh, nhất là các bệnh nhân nhi vẫn còn rất vô tư. Hôm nay chúng tôi xúc động bắt gặp một truyện ngắn rất hay của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam đăng trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần. Hình ảnh những em nhỏ với cái đầu trọc lóc, vô tư chạy nhảy nô đùa trong khuôn viên chật chội và ngột ngạt của bệnh viện làm chúng tôi liên tưởng đến bé Võ Hoàng Ngân, một cánh én nhỏ đến với đời và cũng đã theo gió bay mãi mãi bay về miền trời xa. Qua bài viết và truyện ngắn này, Dòng Nhạc Xưa xin cầu mong cho linh hồn các bệnh nhân thanh thản ở một thế giới không còn khổ đau, cầu mong cho những ai đang phải điều trị bệnh ung thư được an ủi phần nào nỗi đau thể xác và cho nước Việt Nam chúng ta một ngày nào đó không còn là “cường quốc ung thư” đầy đau lòng như hiện tại!

BÊN MẢNG TƯỜNG MƠ

(Nguồn: truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

TTCT – Lần đầu Nhiên gặp cô bé lúc đi xét nghiệm. Cô bé nhỏ thó, ngồi như nấp sau gầm cầu thang tối, đầu trụi lủi không một sợi tóc, y hệt những đứa trẻ khác ở đây.

Nô đùa – bức tranh của bệnh nhi Nguyễn Hoàng Nam, 15 tuổi, đã mất năm 2015 (vẽ tặng chương trình “Ước mơ của Thúy”)