Mối lương duyên giữa thi sỹ Phạm Thiên Thư và nhạc sỹ Phạm Duy đã để lại cho hậu thế nhiều bản nhạc bất hủ. Một trong số đó là “Ngày xưa Hoàng Thị” mà Dòng Nhạc Xưa đã có dịp giới thiệu. Hôm nay chúng tôi xin mạn phép tiếp tục dòng thơ Phạm Thiên Thư qua thi phẩm “Động hoa vàng” mà Phạm Duy đã phổ thành tuyệt phẩm “Đưa em tìm động hoa vàng”.
Được sự cho phép của những người quản trị trang web casithaithanh.wordpress.com, [dongnhacxua.com] xin đăng bài viết của nhà văn Mai Thảo về nữ danh ca Thái Thanh.
Giữa thập niên 1990, chương trình Làn Sóng Xanh của Đài Tiếng Nói TPHCM đã thu hút một lượng đông đảo thính giả và đã góp một phần không nhỏ vào việc phục hưng dòng nhạc Việt. [dongnhacxua.com] chúng tôi còn nhớ khi đó, mỗi buổi sáng chủ nhật, giới sinh viên chờ đợi để nghe tiếng hát của Thanh Lam, Hồng Nhung, Ngọc Tân và sau này là Mỹ Linh, Lam Trường, Đan Trường, v.v. Để giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về những giọng ca nữ mà thời đó được xưng tụng là “diva”, chúng tôi xin phép giới thiệu bài phỏng vấn nhạc sỹ Dương Thụ do nhà báo Danh Anh thực hiện trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.
Chương trình Gặp gỡ mùa thu (diễn ra tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội vào ngày 13-8) là lần thứ ba trong vòng một năm, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Trần Thu Hà cùng chung sân khấu. “Tài năng thật sự thì ít thôi, bốn người cũng là nhiều đấy” – nhạc sĩ Dương Thụ trò chuyện với TTCT về câu chuyện “diva” và nhạc Việt hiện nay.
Nhạc phẩm “Nhạc sầu tương tư” nổi tiếng của nhạc sỹ Hoàng Trọng viết độ năm 1954-1955 (do Hoàng Dương đặt lời) mở đầu bằng câu “Chiều rơi, cho lòng lạc loài chơi vơi…” Cùng ý nhạc này, nhạc sỹ Hoàng Trọng đã viết nên tác phẩm cuối cùng của một đời nghệ sỹ: bản “Chiều rơi đó em”. Đây là sáng tác duy nhất của nhà nhạc sỹ sau năm 1975 tại Việt Nam. “Chiều rơi đó em” được Hoàng Trọng trân trọng dành tặng cho Thu Tâm, người vợ trẻ đã đến với ông như một định mệnh. Trong dòng tưởng nhớ nhạc sỹ Hoàng Trọng, [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại vài bài viết trên trang CoThomMagazine.com để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những cây đại thụ của làng tân nhạc Việt Nam.
Tưởng cũng cần nói thêm đôi điều về đời tư của nhạc sỹ Hoàng Trọng: năm 1954 ông một thân một mình dẫn ba người con là nhạc sỹ Hoàng Nhạc Đô (tác giả của “Dù tình yêu đã mất”), Hoàng Cung Fa và Hoàng Bạch La và sống trong cảnh gà trống nuôi con mãi đến năm 1975. Sau đó năm 1977, tại Sài Gòn ông gặp nghệ sỹ vỹ cầm trẻ Thu Tâm và hai người đã đến với nhau và có hai người con là Hoàng Lê Kim Mi và Hoàng Lê Thiên Út.
Để chúng ta có thêm thông tin về nữ ca sỹ Mộc Lan, [dongnhacxua.com] xin mạn phép giới thiệu bài viết của tác giả Phan Anh Dũng đăng trên CoThomMagazine.com.
Sẽ là môt thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc nhở cho thế hệ sau hiểu biết thêm về các giọng ca vàng một thời góp phần hình thành nền tân nhạc. Trên tinh thần ấy, hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bài viết đầu tiên trong loạt bài về danh ca Mộc Lan (1931 – 2015).
Người viết gặp cô Mộc Lan lần đầu cũng là lần duy nhất, hình như đó là ngày mùng 6 Tết âm lịch của năm 1996. Chẳng nhớ ai đã chở đi nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, hỏi han, tôi đã tìm được căn nhà cô ở cuối một con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ quận 3. Nơi người nữ danh ca này trú ẩn, chỉ có thể gọi là cái chái nhà, không thể nào đủ cho mấy mẹ con chui ra rúc vào thoải mái. Lúc ấy cô Mộc Lan còn phải săn sóc cho một cô con gái khoảng ba mươi mấy tuổi hình như đang bị bệnh tâm thần, vậy mà cô đã sống như thế – không một lời than van hay ta thán – suốt mấy chục năm trời trong cảnh bịnh tật và nghèo khổ.
Hoàng Nhạc Đô là trưởng nam của nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ông là tác giả của bản nhạc nổi tiếng: Dù tình yêu đã mất. Được biết hiện sức khỏe của ông không tốt, thông qua bài viết này, [dongnhacxua.com] chúc ông mau khỏe và tiếp tục cống hiến cho đời nhiều bản tình ca đẹp.
(GĐX) Có thể cuộc đời này vẫn còn chứng kiến tình-yêu-đã-mất hay tình-yêu-sẽ-mất ở đâu đó. Tình yêu đã mất là câu chuyện của riêng anh, nhưng không vì thế mà cản trở trái tim anh rung động dành cho tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè hay nói rộng hơn đó là tình người.
Tên khai sinh kết tinh thành nốt nhạc
Hàng tháng tôi có thói quen ghé vô nhà sách. Dù sách điện tử đã bắt đầu phổ biến, nhưng sách in vẫn thú vị hơn nhiều. Là người yêu nhạc, khi vô nhà sách tôi thường lang thang đến kệ trưng bày âm nhạc. Tại đây, ngoài những tập nhạc quốc tế mà dạo này tôi bớt sưu tập, tôi chú ý nhiều đến các tập nhạc Việt hơn.
Một hôm tình cờ thấy tuyển tập nhạc với tên gọi: “Hoàng Nhạc Đô – Tháng năm còn nhớ” (NXB Văn Nghệ, 2009). Tôi ngạc nhiên sao ai có nghệ danh hay quá, vừa có chữ “nhạc”, vừa có nốt “đô” song hành. Giở những trang đầu tiên của tập nhạc, thấy bài số 2 nằm ở trang 8 đập ngay vào mắt với tựa đề “Dù tình yêu đã mất”. Lại thêm một sự ngạc nhiên nữa, bản boston nhịp ¾ nổi tiếng này, tôi đã biết cách đây vài chục năm rồi, nhưng thú thật là chưa bao giờ được nghe giới thiệu về tác giả.
[dongnhacxua.com] cũng như hàng triệu con tim yêu nhạc xưa chắc hẳn không khỏi xót xa và đau buồn khi biết tin nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 đã ra đi mãi mãi. Cầu chúc linh hồn ông mau an nghỉ chốn vĩnh hằng và cho phép chúng tôi gởi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia quyến nhà nhạc sỹ đáng kính!
ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9 (Nguồn: wikipedia)
Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam (cũng có nguồn viết ông sinh năm 1939). Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.
Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc.[1] Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Góp phần vào sự hình thành nền tân nhạc Việt Nam là những giọng ca vàng mà tên tuổi còn lưu danh mãi cho muôn đời sau. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu tiếng hát nữ ca sỹ Tâm Vấn qua một chương trình do được nhạc sỹ Thanh Trang biên soạn cho đài VOA Việt Ngữ.
GIỌNG CA TÂM VẤN (Nguồn: chương trình Ca Khúc Việt Nam do Thanh Trang phụ trách trên đài VOA Tiếng Việt)
Quý vị thân mến! Trong chương trình hôm nay chúng tôi xin nói về một giọng hát thuộc lớp đầu đàn đã đem những bài hát nổi tiếng đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam đến với người nghe từ thời cuối thập niên 40. Và đấy là giọng hát của nữ danh ca Tâm Vấn, một người mà thời cuối thập niên 40 ở Hà Nội, rồi từ thời đầu thập niên 50 ở trong Nam, mãi cho đến đầu thập niên 70, không những được khán thính giả của đài phát thanh và truyền hình thời ấy quen thuộc với giọng hát mà còn quen thuộc luôn với cả một vóc dáng xinh đẹp, khả ái.