Elvis Phương có thể được coi là một trong những ca sỹ gạo cội nhất của làng tân nhạc vẫn còn phong độ và xuất hiện đều đặn trong các chương trình ca nhạc. DòngNhạcXưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Elvis Phương, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.
Từ khá lâu, giới truyền thông hải ngoại ít nhắc nhở đến Elvis Phương, nhất là từ khi vợ chồng anh quyết định về mua nhà tại Việt Nam trong Làng Việt Kiều An Phú Đông vào năm 2001. Trước đó, Elvis Phương thường về Việt Nam và là một trong vài nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam trình diễn sớm nhất. Sau khi anh tạo được thành công với “live show” riêng của mình ở trong nước vào năm 2000, việc đi hát của anh gặp được nhiều thuận lợi hơn.
Tuy hạn chế trình diễn trong những “show” ca nhạc và nhất là không còn xuất hiện trên những chương trình video ở hải ngoại, nhưng Elvis Phương vẫn thường xuyên về Mỹ để trình diễn trong các chương trình được tổ chức trong các sòng bài tại một số tiểu bang ở đây. Hoặc thỉnh thoảng hát trong những chương trình nhạc thính phòng.
Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. DòngNhạcXưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.
Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió
Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc. …
Hoàng Nhạc Đô là trưởng nam của nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ông là tác giả của bản nhạc nổi tiếng: Dù tình yêu đã mất. Được biết hiện sức khỏe của ông không tốt, thông qua bài viết này, [dongnhacxua.com] chúc ông mau khỏe và tiếp tục cống hiến cho đời nhiều bản tình ca đẹp.
(GĐX) Có thể cuộc đời này vẫn còn chứng kiến tình-yêu-đã-mất hay tình-yêu-sẽ-mất ở đâu đó. Tình yêu đã mất là câu chuyện của riêng anh, nhưng không vì thế mà cản trở trái tim anh rung động dành cho tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè hay nói rộng hơn đó là tình người.
Tên khai sinh kết tinh thành nốt nhạc
Hàng tháng tôi có thói quen ghé vô nhà sách. Dù sách điện tử đã bắt đầu phổ biến, nhưng sách in vẫn thú vị hơn nhiều. Là người yêu nhạc, khi vô nhà sách tôi thường lang thang đến kệ trưng bày âm nhạc. Tại đây, ngoài những tập nhạc quốc tế mà dạo này tôi bớt sưu tập, tôi chú ý nhiều đến các tập nhạc Việt hơn.
Một hôm tình cờ thấy tuyển tập nhạc với tên gọi: “Hoàng Nhạc Đô – Tháng năm còn nhớ” (NXB Văn Nghệ, 2009). Tôi ngạc nhiên sao ai có nghệ danh hay quá, vừa có chữ “nhạc”, vừa có nốt “đô” song hành. Giở những trang đầu tiên của tập nhạc, thấy bài số 2 nằm ở trang 8 đập ngay vào mắt với tựa đề “Dù tình yêu đã mất”. Lại thêm một sự ngạc nhiên nữa, bản boston nhịp ¾ nổi tiếng này, tôi đã biết cách đây vài chục năm rồi, nhưng thú thật là chưa bao giờ được nghe giới thiệu về tác giả.
Nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ 2014, [dongnhacxua.com] giới thiệu một bản nhạc nổi tiếng có liên quan đến “ngựa”: nhạc phẩm ‘Vết thù trên lưng ngựa hoang’, một sáng tác chung của nhạc sỹ Ngọc Chánh và Phạm Duy.
Trước hết, xin mời quý vị thưởng thức ‘Vết thù trên lưng ngựa hoang’ qua tiếng hát của Elvis Phương. Theo sự nhân định chủ quan của chúng tôi là chưa có ai hát bản này đạt như anh.
Để hiểu rõ hơn về bản nhạc này, chúng ta hãy quay về nửa cuối thập niên 1960, khi cuộc chiến Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt. Ngày ấy có một thành phần không nhỏ trong giới trẻ lớn lên theo cách tự phát, mất phương hướng và gần như đi bên lề của xã hội. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong các tiểu thuyết về thế giới ngầm như ‘Loan mắt nhung’ của Nguyễn Thụy Long (viết năm 1967), ‘Điệu ru nước mắt’ của Duyên Anh (một bút hiệu của nhà văn Vũ Mộng Long, xuất bản năm 1965) hay ‘Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoang’ (cũng của Duyên Anh, 1967).
‘Loan mắt nhung’ sau này được dựng thành phim rất ăn khách, trong đó bản nhạc nền ‘Loan mắt nhung’ do Huỳnh Anh sáng tác và Thái Châu ca cũng trở nên nổi tiếng. Trước đây [dongnhacxua.com] cũng đã có một bài viết giới thiệu ‘Loan mắt nhung’.
Còn trong ‘Điệu ru nước mắt’, Duyên Anh đã ‘thi vị hóa’ chuyện đời của đệ nhất giang hồ Sài Gòn – Đại ‘Cathay’ – để Đại trở nên phong trần hơn, lãng tử hơn. Có lẽ những ai theo dõi chuyện ‘bụi đời’ ngày trước sẽ không xa lạ với tứ đại giang hồ Đại-Tỳ- Cái -Thế: Đại ‘Cathay’, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế. Trong đó, băng nhóm do Đại cầm đầu được cho là băng đảng có tổ chức tốt nhất. Để có được điều này, Đại đã khôn ngoan thâu nạp dưới trướng nhiều đàn em thuộc đủ mọi thành phần, có thực tài, biết dùng cái đầu chứ không phải chỉ biết đâm chém. Một trong số đó là Hoàng ‘guitar’, một tay giang hồ lãng tử với biệt tài chơi guitar.
Sau sự thành công vang dội của ‘Điệu ru nước mắt’, từ tiểu thuyết cho đến phim cho đến nhạc (bản ‘Bao giờ biết tương tư’ cũng của Ngọc Chánh & Phạm Duy), đạo diễn Lê Hoàng Hoa dựng tiếp ‘Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoang’ năm 1971 với diễn viên Trần Quang vào vai chính Hoàng ‘guitar’.
Sau những năm lăn lộn giang hồ, Hoàng ‘guitar’ gác kiếm, mai danh ẩn tích. Thế nhưng để giải quyết một hoàn cảnh túng thiếu ngặt nghèo, Hoàng quay trở lại giới giang hồ và nhận lời làm một phi vụ. Số phận đầy oan nghiệt, Hoàng đã bị bắn gục bằng những vết đạn hằn trên lưng.
Góp phần vào thành công của bộ phim không thể không kể đến nhạc phẩm “Vết thù trên lưng ngựa hoang” do nhạc sỹ Ngọc Chánh và Phạm Duy cùng sáng tác.
Hầu hết những người yêu nhạc như chúng ta biết nhạc phẩm ‘Thà Như Giọt Mưa’ của nhạc sỹ Phạm Duy là phổ từ thơ ‘Khúc Tình Buồn’ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Thế nhưng có đọc bài thơ và nghe nhạc thì mới thấy lời bài hát có nhiều điểm khác với bài thơ. Ví dụ: trong bài hát chúng ta nghe ‘Người từ trăm năm về ngang trường Luật’ hay’Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu’. Những ý này hoàn toàn không có trong bài thơ ‘Khúc Tình Buồn’. Một ví dụ khác là trong đoạn kết của bài hát có nhắc đến một người con gái tên Duyên thế nhưng trong bài thơ hoàn toàn không có chi tiết này.
Mang những thắc mắc đó, DongNhacXua.com đã tìm hiểu và phát hiện ra vài điều thú vị về ‘người tên Duyên’ và chuyện nhạc sỹ Phạm Duy có lẽ đã lấy cảm hứng không chỉ từ ‘Khúc tình buồn’ mà còn cả từ bài thơ khác của Nguyễn Tất Nhiên là ‘Duyên tình con gái Bắc’
Tờ nhạc ‘Thà như giọt mưa’ xuất bản trước 1975 với chân dung của cố ca nhạc sỹ Duy Quang. Ảnh: GocQue.com
NGƯỜI CON GÁI TÊN DUYÊN Theo một thông tin trên mạng mà chúng tôi chưa có dịp kiểm chứng thì Duyên là một cô gái gốc Bắc, học chung lớp với nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (tham khảo http://mt9011.multiply.com/journal/item/23/23):
Bài thơ “Khúc Tình Buồn” không nhắc tới tên Duyên như trong nhạc phẩm “Thà Như Giọt Mưa” của Phạm Duy. Cô gái tên Duyên này là một nhân vật có thật và học chung lớp với nhà thơ tại trường trung học Ngô Quyền thành phố Biên Hòa, và tình cảm của ông đối với cô chính là nguồn cảm hứng khiến ông liên tục sáng tác những bài thơ nổi tiếng một thời chỉ để riêng tặng cho cô. Tuổi trẻ thời ấy thích thú với những dỗi hờn rất con nít của tác giả bài thơ khi mong cho người con gái tên Duyên sẽ đau khổ muôn niên, sẽ đau khổ trăm năm…lời lẽ như là chính cô gái đã phụ tình tác giả.
Cô gái xứ Bắc mang tên Bùi Thị Duyên ngày nào nay sống tại Michigan, Hoa Kỳ. Cô nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò áo trắng:
“Tụi này học chung với nhau từ năm đệ tứ. Trường đó là trường nam-nữ học chung. Đến khi học sinh đông quá thì họ phân lớp ra, trong đó có một lớp đệ tứ “mix” giữa con trai với con gái. Sau đó tôi lên học ban B thì tôi học luôn đến lớp đệ nhất, học chung với tụi con trai, trong lớp chỉ có vài cô con gái thôi. Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó cũng ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì hết, còn Nguyễn Tất Nhiên nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14, 15 tuổi. Tôi được tặng một quyển thơ mà Nguyễn Tất Nhiên nói là có ba bản chính. Một bản của Nhiên, một bản cho tôi và một bản cho ai tôi quên mất rồi. In ra khoảng chừng 100 quyển thôi. Tôi biết sự hình thành quyển thơ của Nguyễn Tất Nhiên chứ không phải không, nhưng thật ra là chẳng có gì hết, tất cả bạn bè trong lớp ai cũng biết, nhưng đó là chuyện hồi nhỏ.”
Thật ra chính cái tên Duyên mới làm bài thơ nổi tiếng. Trong tập thơ Thiên Tai, Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bài nói về người thiếu nữ tên Duyên và tập thơ này viết bởi nguồn cảm hứng duy nhất đó.
“Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên ngay từ đầu là mình làm bạn thôi, nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn như tôi.Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm.”