Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến – Dương Soái)

Nhạc sĩ Thuận Yến (1932 – 2014)

Một trong những ca khúc ra đời trong cuộc chiến bảo vệ Biên Giới Tổ Quốc 1979 và đi sâu vào lòng nhiều thế hệ là bản “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sỹ Thuận Yến với ý thơ của thi sĩ Dương Soái. Trong những ngày cuối tháng 02 này, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm đầy xúc động đến người yêu nhạc xưa.

Chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Tùng Long đăng trên dantri.com.vn ngày 2019-02-17)

“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một trong những bài hát nổi tiếng của kho tàng âm nhạc cách mạng. Ít ai biết rằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

đỌC TIẾP

Hoa Biển (Anh Thy)

Trong một bài viết trước, chúng tôi đã nói về sự nhầm lẫn tác giả của ca khúc “Đừng gọi anh bằng chú” mà vốn của Anh Thy nhưng lại được gán cho nhạc sỹ Diên An (tức Nguyễn Văn Để của “Vết thương cuối cùng”). Hôm nay Dòng Nhạc Xưa cũng xin vay mượn nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy để góp phần làm sáng tỏ tác giả thật sự của bản “Hoa Biển” là Anh Thy chứ không phải nhạc sỹ Trần Thiện Thanh mà người yêu nhạc vẫn lầm tưởng bấy lâu nay.

Đôi nét về nhạc sỹ Anh Thy

(Nguồn: wikipedia.com)

Nhạc sỹ Anh Thy. Ảnh: wikipedia.

Anh Thy (1944 – 1973) là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Hai ca khúc phổ biến trước năm 1975 của anh là Hoa biển & Lính mà em.

Anh Thy tên thật là Phạm Văn Khổn, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1944 tại Thái Bình. Từ nhỏ, anh đã theo gia đình di cư vào Nam.

Năm 1964, anh nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,… Từ đó, anh bắt đầu sáng tác nhạc về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa với bút danh Anh Thy và được thăng đến hàm Trung sĩ.

Bài ca không quên (Phạm Minh Tuấn)

Cũng viết về đề tài chiến tranh, người lính, quê hương, thân phận,… nhưng hầu hết những sáng tác của nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đều mang hơi thở yêu thương, hòa bình và khát vọng cho một Việt Nam thống nhất. Chúng ta không thấy (hoặc rất hiếm) những lời ca ngợi sáo rỗng hay khoét sâu vào lòng thù hận. Ông sáng tác từ trước 1975 nhưng những ca khúc ông viết sau này mới thật sự là những tác phẩm để đời, mang đậm dấu ấn Phạm Minh Tuấn. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Bài ca không quên”, bài hát ông sáng tác vào những năm 1981-1982 cho bộ phim điện ảnh cùng tên.

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn nơi vườn rau nhà mình. Ảnh: cand.com.vn

Lời bài hát ‘Bài ca không quên’

(Nguồn: tkaraoke.com)

Đừng Nói Xa Nhau (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)

Ở trang trong của tờ nhạc “Con đường xưa em đi” xuất bản trước 1975, tác giả và nhà xuất bản đã giới thiệu bản tiếp tối “Con đường 2” tức nhạc phẩm “Đừng nói xa nhau” cũng của Châu Kỳ & Hồ Đình Phương. Hôm nay tiếp tục dòng nhạc Châu Kỳ – Hồ Đình Phương, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu “Đừng nói xa nhau” qua tiếng hát của cặp song ca Chế Linh – Thanh Tuyền với bản ghi âm trước 1975. Quan sát ngày xuất bản thì bản này ra mắt công chúng năm 1970, tức một năm sau “Con đường xưa em đi”.

Đừng nói xa nhau (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

.

​Đi tìm đôi mắt người Sơn Tây

Dòng Nhạc Xưa đã có một bài viết về bản “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhạc sỹ Phạm Đình Chương lấy ý thơ từ hai bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” và “Đôi bờ” của thi sỹ Quang Dũng. Thế nhưng chúng tôi vẫn cứ tự hỏi cơ duyên nào mà Quang Dũng trong thời kháng chiến có thể cho ra những áng thơ trác tuyệt như vậy. Nhân đọc được một bài viết có giá trị của tác giả Quốc Việt đăng trên Tuổi Trẻ Xuân 2017, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu cho người yêu thơ nhạc xa gần.

 

Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương – Quang Dũng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương – Quang Dũng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

​Đi tìm đôi mắt người Sơn Tây

(Nguồn: bài viết của tác giả  Quốc Việt đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-01-30)

Từ “Nhà tôi” (Yên Thao) đến “Chuyện giàn thiên lý” (Anh Bằng)

Từ bài thơ “Nhà tôi” của thi sỹ Yên Thao sáng tác năm 1949 cho đến bản nhạc “Chuyện giàn thiên lý” do nhạc sỹ Anh Bằng phổ nhạc độ đầu thập niên 1990 là một khoảng thời gian dài gần nửa thế kỷ với bao biến động của thời cuộc. Trên tinh thần lưu lại tư liệu, [dongnhacxua.com] xin trích dẫn thêm vài thông tin cho quý vị xa gần tham khảo.

Nhà thơ Yên Thao. Ảnh: nhà văn Triệu Xuân.
Nhà thơ Yên Thao. Ảnh: nhà văn Triệu Xuân.

Nhạc sỹ Hoàng Trọng: Những bản nhạc phim

Nhạc sỹ Hoàng Trọng (1922 – 1998) là một trong những nhạc sỹ thuộc thế hệ đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Đã có quá nhiều bài viết về “vua tango” Hoàng Trọng. Hôm nay [dongnhacxua.com] chỉ xin đế cập đến những sáng tác cho phim ảnh của nhà nhạc sỹ.

Nhạc sỹ Hoàng Trọng & Ban nhạc Tiếng Tơ Đồng. Ảnh: CoThomMagazine.com

Nhạc sỹ Hoàng Trọng & Ban nhạc Tiếng Tơ Đồng. Ảnh: CoThomMagazine.com

Chiều Qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang)

Trong một bài viết về bản “Anh còn nợ em” mà nhạc sỹ Anh Bằng đã phổ theo ý thơ của nhà thơ Phạm Thành Tài, [dongnhacxua.com] có nhắc đến địa danh Tuy Hòa. Có nhiều bạn bè xa gần liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm vì thật sự với họ hai tiếng “Tuy Hòa” hãy còn xa lạ. Hôm nay, để cho người yêu nhạc xưa biết rõ thêm về thành phố Tuy Hòa (nay thuộc tỉnh Phú Yên), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản “Chiều qua Tuy Hòa” của cố nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang. Theo tờ nhạc mà chúng tôi sưu tầm được, nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang sáng tác bản này tại Nha Trang năm 1968. Nha Trang là thành phố nằm ở phía nam, cách Tuy Hòa chừng 100 km. Có lẽ bước chân du ca của Nguyễn Đức Quang khi đi qua Tuy Hòa đã chứng kiến quá nhiều cảnh đau thương của Mậu Thân 1968 nên ông đã cảm tác sáng tác bản này khi vừa đến Nha Trang.

Chiều qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang). Ảnh: CoThomMagazine.com
Chiều qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang). Ảnh: CoThomMagazine.com

Năm Cụm Núi Quê Hương (Minh Kỳ – Tường Linh)

Tiếp tục dòng nhạc về các vùng miền quê hương, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu hình ảnh năm cụm núi Ngũ Hành Sơn ở xứ Quảng Nam – Đà Nẵng qua bản nhạc “Năm cụm núi quê hương” của Minh Kỳ, theo ý thơ của nhà thơ Tường Linh.

Từ trên đỉnh Thủy Sơn, nhìn thấy một phần phong cảnh Ngũ Hành Sơn. Ảnh: wikipedia
Từ trên đỉnh Thủy Sơn, nhìn thấy một phần phong cảnh Ngũ Hành Sơn. Ảnh: wikipedia

“LƯỚT QUA” THƠ TƯỜNG LINH
(Nguồn: BaoQuangNam.com.vn)

Không hiểu sao, mỗi khi nghĩ về thơ Tường Linh, tôi thường nhớ bài thơ “Nhớ hai miền Huế – Quảng” trong mấy câu thơ: Quê hương tôi bên ni đèo Hải/ Nhấp nhô bóng thuyền Cửa Đại/ Già nua nếp phố Hội An…/ Đêm Đà Nẵng vọng về cơn sóng biển/ Bún Chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô. Và. lại nhớ. Khổ thơ cuối của bài “Ngọn đèn”: Còn nguyên vẹn những đêm dài thao thức/ tựa bao lơn, anh ngắm chấm đèn xưa/ đóm sáng nhỏ hay mắt sầu rưng rức/ không gian buồn như có rắc tơ mưa. Cả hai bài thơ đều được viết vào năm 1958, khi mà quê nhà Quảng Nam đã trở thành niềm thương dằng dặc của nỗi “không về”.

Một Người Đi (Mai Châu)

Sân ga và con tàu từ rất lâu đã đi vào dòng nhạc xưa như là những hình ảnh mang tính biểu trưng cho sự chia ly. Trong số những nhạc phẩm ấy, cá nhân [dongnhacxua.com] đặc biệt yêu thích bản “Một người đi”. Sau này khi có thời gian tìm hiểu thêm, chúng tôi mới đó là sáng tác của nhạc sỹ Mai Châu, cũng chính là phu quân của ca sỹ Hoàng Oanh nổi tiếng. Nhân dịp này xin gởi lời chúc sức khỏe và an lành đến gia đình cô Hoàng Oanh – nhạc sỹ Mai Châu và gởi đến người yêu nhạc bài hát này.