Vĩnh biệt ông Tô Văn Lai (1937 – 2022)

Ông Tô Văn Lai, người sáng lập hãng đĩa Thúy Nga năm 1972 ở Sài Gòn mà sau này phát triển thành Trung tâm Thúy Nga tại hải ngoại, đã chính thức từ giã hàng triệu khán thính giả yêu âm nhạc khắp nơi để về với Nước Chúa.

Giáo sư Việt văn, nhà sáng lập Trung tâm Thúy Nga. Ảnh: wikipedia.

Dòng Nhạc Xưa xin cầu chúc linh hồn Phero mau về hưởng niềm vui vĩnh cửu bên Thánh Nhan Chúa.

Nghệ sỹ guitar Công Danh

Tiếp nối chủ đề giới thiệu các nhạc công, những người âm thầm đóng góp vào nền nhạc xưa thông qua ngón đàn, nhịp trống, hay tiếng kèn saxophone da diết, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu guitarist Công Danh với ngón đàn guitar điện trứ danh.

Chúng tôi không có nhiều tư liệu về các clips mà nghệ sỹ Công Danh biểu diễn. Đây là những gì chúng tôi sưu tầm từ cafe Bụi trên Youtube.

Công Danh và cây ghi ta xuyên thế kỷ

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Nguyễn Anh đăng trên TienPhong.vn ngày 2018-03-18)

Nghệ sĩ ghi ta Công Danh đã chơi đàn tại TPHCM từ trước 1975, trải qua nhiều thời đại với những thay đổi bể dâu, anh vẫn thường chơi những bản rock kinh điển và thậm chí cây đàn từ trước giải phóng anh vẫn còn giữ như một báu vật. Anh nói: “Lúc nào, ở đâu thì mình cũng giữ mình là một người nghệ sĩ”.

Nghệ sỹ Công Danh. Tranh: Nguyễn Văn Hổ.

Chơi đàn trong tầm đạn

Anh Công Danh nói: “Trước năm 1975 có khá nhiều ban nhạc chơi nhạc Mỹ, nhưng anh thích tìm nghe và chơi lại những bản nhạc ít người biết, ít người nghe, nên khá lạ tai, nhưng cũng thú vị”.

Đọc tiếp

Tản mạn mùa đông

Chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của năm 2018. Tháng cuối năm với những cơn gió lạnh, trời đã sang đông. Hòa trong dòng cảm xúc ấy, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu vài nhạc khúc mùa đông nổi tiếng qua bài viết của tác giả Cát Linh.

Luân vũ mùa đông

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2015-1-29)

Cuối Thu (ảnh minh họa)

Một tuần lễ trôi qua với rất nhiều những sự kiện vui buồn, với Việt Nam và với cả thế giới. Trong lúc đó, đất trời cũng đang bước vào những ngày đầu tiên của mùa đông. Những chiếc que diêm cũng bắt đầu được đốt lên nhiều hơn để thổi bùng những đóm lửa sưởi ấm trong ngày đông giá. Có phải mùa đông sắp đến trong thành phố?.

Danh ca Tâm Vấn & mùa thu trong nhạc Đặng Thế Phong

Chúng tôi vừa có dịp hòa mình vào không khí se lạnh của một Hà Nội cuối thu. Đêm, ngồi trong quán vắng bên bờ hồ, văng vẳng tiếng hát liêu của Thanh Thúy từ chiếc máy Akai cũ của anh bạn yêu nhạc xưa. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Cát Linh ghi lại tâm sự của danh ca Tâm Vấn, một trong những nữ ca sỹ đầu tiên đưa các sáng tác bất hủ của Đặng Thế Phong đến gần công chúng Hà Nội ngày xưa.

Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2017-07-24)

Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và sáng tác Con thuyền không bến.

Có những người nhạc sĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình chỉ để lại cho thế nhân số ca khúc đếm không hết một bàn tay. Đó là cố nhạc sĩ tài hoa Đặng Thế Phong cùng ba ca khúc bất hủ với những lời nhắc nhớ về ông của một nữ danh ca đã hát nhạc của ông cách đây 71 năm, nữ danh ca Tâm Vấn.

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ… Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…” (Giọt mưa thu)

Song Ngọc: một nhạc sỹ đa tài

Nhạc sỹ Song Ngọc (tên thật là Nguyễn Ngọc Thương) sinh năm 1943 tại Long Xuyên tỉnh An Giang. Ông viết nhạc từ rất sớm và vụt nổi tiếng với bản ‘Tiễn đưa’ phổ thơ Nguyên Sa. Với gia tài đồ sộ khoảng 300 ca khúc và thuộc đủ mọi thể loại, mà trong số đó có những bài cực kỳ nổi tiếng (như ‘Đàn bà’, ‘Xin gọi nhau là cố nhân’, …) có thể nói ông là một trong những nhạc sỹ đa tài nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu nhà nhạc sỹ đáng kính qua một bài viết của tác giả Cát Linh.

Song Ngọc và một đời sáng tác

(Nguồn: bài viết của tác giả Cát Linh đăng trên rfa.org ngày 2017-08-05)

Nhạc sĩ Song Ngọc và những sáng tác được nhiều người yêu thích.

Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút danh khác nhau. Một trong những người đó, là nhạc sĩ Song Ngọc, hay được biết đến như nhạc sĩ Hàn Sinh của ‘Xin gọi nhau là cố nhân’, hay Hoàng Ngọc Ân của ‘Định mệnh’, cũng chính là Song Ngọc của ‘Tiễn đưa’, người đầu tiên phổ thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa.

Nghệ sỹ Tám Lang (1922 – 2016)

Trong bài viết về tay trống Huỳnh Hiếu, còn gọi Huỳnh Háo (1929 – 2994), chúng ta được biết thân mẫu ông là bà bầu Kim Thoa lẫy lừng một thời. Bà bầu Thoa có một người em trai là nghệ sỹ Tám Lang. Và chính cậu Tám Lang là người đã tạo cảm hứng và dìu dắt Huỳnh Hiếu đến với nghệ thuật đánh trống. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về tay trống Tám Lang và cũng nhân dịp này cầu mong linh hồn ông an vui miền cực lạc.

Tay trống cự phách Tám Lang đã ra đi

(Nguồn: bài viết của tác giả Thanh Hiệp đăng trên nld.com.vn ngày 2016-11-22)

NS Tám Lang – người được mệnh danh là tay trống cự phách của ban nhạc Đại Nam trước 1975 đã trút hơi thở cuối cùng lúc 6 giờ 55 ngày 21-11-2016, hưởng thọ 95 tuổi.

NS Tám Lang khi còn trẻ – trưởng ban nhạc Đại Nam. Ảnh: nld.com.vn

Thêm một tin buồn đối với giới sân khấu khi các nghệ sĩ đồng nghiệp vừa tiễn biệt NS Long Hải, đã tiếp tục tiếc thương NS Tám Lang. Ông tên thật Phạm Văn Lang, sinh năm 1922 tại Sài Gòn. Tang lễ tổ chức tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM (314/65 Âu Dương Lân. p3, quận 8.TPHCM)

Lễ động quan lúc 12 giờ ngày 23-11-2016, sau đó đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh.

Hoàng Lan & Trịnh Công Sơn: Em đến bên đời

Rất nhiều trong số khoảng 500 ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được nhà nhạc sỹ viết từ rung cảm thật của con tim. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một giai thoại ít được biết đến về hai bản ‘Hoa vàng mấy độ’ và ‘Như một lời chia tay’, qua một bài viết của cố nhạc sỹ – ký giả Trường Kỳ.

Bản ‘Hoa vàng mấy độ’. Ảnh: thugiang.wordpress.com

Hoàng Lan: Đóa “hoa vàng một thuở” của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-10)

Hầu như mọi người đều biết, không ít những bản tình ca của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thường được anh sáng tác từ những cảm xúc dành riêng cho một đối tượng trong đời sống tình cảm đầy lãng mạn của mình. Trong số đó, “Hoa Vàng Mấy Độ” và “Như Một Lần Chia Tay”, cho đến nay vẫn được nhiều người yêu thích nhạc Trịnh tìm hiểu về xuất xứ.

Hơn 3 năm sau khi Trịnh Công Sơn qua đời, những thắc mắc về hai nhạc phẩm trên đã được giải đáp rõ ràng khi CD “Hoa Vàng Một Thuở” được chính thức ra mắt tại Toronto cách đây vài tháng. Người trình bày hai nhạc phẩm này (cùng một số nhạc phẩm của những tác giả khác) cũng là người thực hiện CD “Hoa Vàng Một Thuở” mang tên Hoàng Lan. Cô chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết thành hai ca khúc tình cảm bất hủ đó.

Hoàng Lan

Phạm Thị Hoàng Lan sinh tại Sài Gòn và là con út trong một gia đình gồm 6 người con, trong số có một người mất sớm.

Cây guitar điện và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Quay về với phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn thưở trước, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu gương mặt của nghệ nhân Lâm Hào, ông vua chế guitar điện ngày nào cùng vài thông tin thú vị về một thời nhạc trẻ của Hòn Ngọc Viễn Đông, qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Ông vua làm đàn guitar điện ở Chợ Lớn

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-22)

Nhóm nhạc nữ The Blue Stars

Một ban kích động nhạc đúng chuẩn phải có “bèo” lắm là 2 cây đàn guitar

điện: một lead, một bass hoặc accord.

Tìm được cây đàn điện thời ấy là trăm nghìn gian nan vì phải nhập cảng từ Mỹ với giá không chịu nổi. Rất may đã xuất hiện một nhân tài sản xuất guitar điện, đó là ông Lâm Hào.

Nghệ sỹ Ngọc Phu

Góp phần vào nền nhạc xưa là các nghệ sỹ trình diễn và tổ chức chương trình, những người đã âm thầm đứng sau sân khấu để giúp ca sỹ, diễn viên đến gần hơn với công chúng. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của anh Trần Quốc Bảo để trân trọng giới thiệu một khuôn mặt nghệ sỹ – MC đa tài: tài tử Ngọc Phu.

 

1001 khuôn mặt thương yêu: MC, Tài Tử Ngọc Phu

(Nguồn: bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trên thanhthuy.me ngày 2015-02-28)

Trước 1975, MC Ngọc Phu là người đứng ở nhiều sân khấu lớn miền Nam. Người yêu nghệ thuật nhớ đến Ông qua nhiều tài năng: đóng phim, ảo thuật, đạo diễn.. và nhất là vai trò người dẫn chương trình có giọng nói miền Nam sang trọng nhưng gần gũi. Chuyện tình cảm của Ông, cũng giống như nhiều nghệ sĩ tài hoa khác, nếu ghi xuống, phải viết thành nhiều chương, nhiều tập khác nhau.

Huỳnh Hiếu (hay Huỳnh Háo): tay trống tiền bối trong tân nhạc Việt Nam

Trong bài viết về nghệ sỹ guitar Trung Nghĩa, có một chi tiết nhắc nhớ người yêu nhạc về “Anh Hai” Huỳnh Háo (để phân biệt với “Anh Ba” là nhạc sỹ Huỳnh Anh). Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin được giới thiệu rõ hơn về nghệ sỹ Huỳnh Hiếu (1929 – 1994), tức Huỳnh Háo của chúng ta.

Nhạc sĩ Huỳnh Hiếu độc tấu trống tại vũ trường Đại Nam, Sài Gòn Ảnh: Tư liệu gia đình nghệ sĩ Huỳnh Thủ Hiếu

Huỳnh Hiếu: Tay trống số 1 Đông Dương

(Nguồn: bài viết của tác giả Phạm Công Luận đăng trên tuoitre.vn ngày 2016-10-13)

Giới ca nhạc Sài Gòn thuật lại rằng trước năm 1975 có hai nhạc sĩ cùng họ Huỳnh được bạn bè trong nghề yêu mến gọi là anh Hai và anh Ba. Anh Ba là nhạc sĩ Huỳnh Anh, còn anh Hai là nhạc sĩ Huỳnh Háo.

Huỳnh Háo là tên gọi thân mật của nhạc sĩ Huỳnh Thủ Hiếu, gọi tắt là Huỳnh Hiếu. Sau khi sinh ra Huỳnh Hiếu năm 1929 tại Cần Thơ, nghệ sĩ Kim Thoa sinh liên tiếp vài người con nữa nhưng chỉ sau ba tháng mười ngày, như lời kể lại trong gia đình, những đứa em của Huỳnh Hiếu đều mất. Ông bà Tư Chơi – Kim Thoa tìm mọi cách để giữ con.