Sài Gòn trong hoài niệm: thú đọc báo buổi chiều

Là một người con gắn bó hơn nửa đời người với mảnh đất Sài Gòn, chúng tôi không khỏi có chút ngậm ngùi khi chứng kiến Hòn Ngọc Viễn Đông đang mất dần những nét hoa lệ của ngày xưa. Thành phố được mở rộng hơn, hiện đại hơn, sầm uất hơn nhưng trở nên lộn xộn và xô bồ hơn rất nhiều. Các hàng cây rợp bóng mát, hàng quán dễ thương, nhiều sạp báo cũng như nhà sách tao nhã của ngày nào giờ chỉ còn là dĩ vãng. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Lê Văn Nghĩa để chúng ta lưu lại một nét văn hóa độc đáo của người dân Sài Thành: thú đọc báo buổi chiều .

Người Sài Gòn xưa đọc báo buổi chiều

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thannien.vn ngày 2016-06-19)

Các sạp báo tại Sài Gòn thập niên 1950 – 1960. ẢNH: T.L

Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.

Ban nhạc Phượng Hoàng & phong trào nhạc trẻ thuần Việt

Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-23)

Ban nhạc Phượng Hoàng. ẢNH: TƯ LIỆU

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Đại hội nhạc trẻ Sài Gòn xưa

Trong bài trước chúng ta đã nói đến phong trào ca nhạc học đường đã làm một bệ phóng quan trọng cho phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa. Tuy nhiên dòng nhạc còn non trẻ này sẽ khó có điều kiện cất cánh và trở thành một hiện tượng trong sinh hoạt văn nghệ của giới trẻ ngày đó nếu thiếu vắng các kỳ đại nhạc hội. Dòng Nhạc Xưa xin mạn phép giới thiệu tiếp bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về hoạt động đại nhạc hội giới trẻ này.

Ban nhạc The Strawberry Four thập niên 70: Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy Shane

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-21)

Bệ phóng học đường và phong trào nhạc trẻ Sài Gòn

Có thể nói không ngoa rằng dòng nhạc trẻ Việt Nam được hình thành từ các ban nhạc học đường trước năm 1975, mà ngày đó gọi là các ban “kích động nhạc”. Để thế hệ trẻ sau này có thêm tư liệu về các ban nhạc học trò, Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề nhạc trẻ Sài Gòn qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.

Elvis Phuong và ban Rockin’ Stars. Ảnh: tapchinghesi.com

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-20)

Ban nhạc The Black Caps. Từ trái sang: Minh Phúc, Ngọc Tùng, Billy Hùng, Quốc Huy. ẢNH: TƯ LIỆU

Vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là… kích động nhạc. Nói đến các ban kích động nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, giậm giựt, kích động của nhạc rock & roll.

Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (10): Tuấn Ngọc – phòng trà Tự Do & những ngày đầu đi hát

Dòng Nhạc Xưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Tuấn Ngọc cùng vài thông tin thú vị về những ngày đầu đi hát của anh. Cũng nhờ bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa mà chúng ta biết thêm về hoạt động của phòng trà Tự Do thưở ấy.

Ban nhạc The Strawberry Four. Từ trái qua: Đức Huy, Tùng Giang (mất 2009), Tuấn Ngọc, Billy Shane (mất 1994). Ảnh: ThanhNien.vn

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-03)

Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.

Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà người VN hay ngoại quốc… đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (9): Các ban tam ca nữ

Nối tiếp chủ đề phòng trà ca nhạc xưa, Dòng Nhạc Xưa mời quý vị tìm hiểu đôi nét về các ban tam ca nữ đình đám của Sài Gòn thuở đó qua một bái viết của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Tam ca Ba Trái Táo & Eve Club trước 1975. Ảnh: Flickr.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Các ban tam ca nữ đình đám

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-11-02)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (7): Queen Bee & Tự Do

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị trở về với ánh đèn màu của phòng trà ca nhạc của Sài Gòn xưa để tìm hiểu tiếp về “bà bầu” Khánh Ly và “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy cùng hai phòng trà nổi tiếng nhất nhì thời đó là Queen Bee và Tự Do.

 

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu ra tòa vì… nốt ruồi dưới chân?

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-10-31)

Ban nhạc The Shotguns của phòng trà Queen Bee
ẢNH: T.L

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (6): Queen Bee & Maxim’s

Dòng Nhạc Xưa tiếp tục giới thiệu hai phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa là Queen Bee và Maxim’s do Khánh Ly và Hoàng Thi Thơ khai thác với hai phong cách khác nhau.

 

Thương xá Eden. Ảnh: vannghe.blogspot.com

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên Thanh Niên ngày 2016-10-29)

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (4): Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị yêu nhạc trở về với phòng trà Tự Do tọa lạc tại số 80 đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) qua bài 4 trong loạt bài của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên ThanhNien.vn ngày 2016-10-27)

Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa (3): Danh ca đất bắc thành danh ở phương nam (Lê Văn Nghĩa)

Trước năm 1954, nhiều ca nhạc sỹ đã nhen nhóm hình thành phong trào phòng trà ở đất Bắc. Sau 1954, theo làn sóng di cư, những nghệ sỹ gốc Bắc tiếp tục phát triển và làm rực rỡ các phòng trà ca nhạc ở miền Nam tự do. Chúng tôi xin nối tiếp loạt bài viết có giá trị của ký giả lão thành Lê Văn Nghĩa để giới thiệu nhạc sỹ Phạm Đình Chương và phòng trà Đêm Màu Hồng huyền thoại.