Trong kho tàng sáng tác đồ sộ của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ, chúng ta gặp một bản nhạc có giai điệu và ca từ khá lạ: chúng tôi muốn nói đến “Chuyện tình của người trinh nữ tên Thi”. Theo tâm sự của tác giả thì đây là một câu chuyện có thật và nguyên mẫu “người nghệ sỹ đã có gia đình” là chính nhà nhạc sỹ. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Tuấn Khanh để người yêu nhạc hiểu thêm về Hoàng Thi Thơ và nhạc phẩm bất hủ này.
Ðêm nhạc Hoàng Thi Thơ sắp tới là dịp để khán giả được nghe lại và hoài niệm về một tài năng lớn, người đã tạo ra một con đường âm nhạc riêng tràn ngập những hình ảnh, câu chuyện và giai điệu Việt Nam đáng để ngưỡng mộ.
DòngNhạcXưa tiếp tục giới thiệu hai phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa là Queen Bee và Maxim’s do Khánh Ly và Hoàng Thi Thơ khai thác với hai phong cách khác nhau.
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia
Ánh hoàng hôn đã được rất nhiều nhạc sỹ ghi lại trong trong âm nhạc qua không ít nhạc phẩm bất hủ . DòngNhạcXưa xin mạn phép đăng lại một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc về hai bản “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn và “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ.
Nghệ thuật viết ca khúc qua Nắng Chiều – Lê Trọng Nguyễn và Đường Xưa Lối Cũ – Hoàng Thi Thơ
Mùa thu là niềm cảm hứng bất tận trong âm nhạc. Trong một chuyến lưu diễn ở xứ Phù Tang vào thập niên 1960, nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ đã cho ra đời một nhạc phẩm có giai điệu và lời ca đậm chất Nhật Bản nhưng vẫn mang bản sắc ngũ cung của nhạc Việt. Tiếp nối dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] trân trọng giới thiệu bản “Mùa thu Đông Kinh” của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ.
Mùa thu vừa trở lại thành phố Đông Kinh. Buổi sáng sương mù phủ kín mọi nơi. Ngọn núi “Fuji-san” (Phú-sĩ-sơn) cao 776 m (12,390 ft) là một núi lửa đã tắt từ năm 1707 và đến năm 1807, một trăm năm sau vùng đất thiêng này mới bắt đầu đón những bước chân dọ dẫm của những tu sĩ cùng những nam du khách hành hương.
Mãi đến năm 1872, phái nữ mới được phép trèo lên nơi này.
Ngọn núi cao nhất vùng mọi ngày rất dễ nhìn từ xa, hôm nay cũng chưa ló dạng.
Mặt trời từ hướng đông đang cố gắng đưa sức nóng làm tan sương mù để chào cư dân trong vùng một ngày mới vui tươi hạnh phúc ” Ohayo!”.
Michiko và Nguyễn đang dạo chơi trong “cung đình hoa viên Hama”, tọa lạc về hướng nam của vùng trung tâm Đông Kinh gần con sông Sumida và vịnh Tokyo.
Hai người bạn trẻ tay trong tay đi dạo trong những con đường hẹp trải sỏi dưới những hàng cây phong lá vàng lá đỏ chen nhau rất thơ mộng. Chân giẫm lên những đống lá vàng khô nghe tiếng lá phát ra một âm thanh nát vụn dưới chân người. Rồi một trận gió thu mang chút hơi lạnh thổi qua làm những chiếc lá phong vàng rơi lả tả trên vai người, trên lối đi.
Nguyễn chợt nghĩ đến những câu thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư ” Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô” trong khi Michiko cũng nhớ lại một đoạn Haiku (hài cú) cổ của một thi sĩ nổi tiếng Nhật Bản Matsuo Basho.
Đây là một trong những hoa viên đẹp và nổi tiếng của Đông Kinh và cũng của cả xứ Phù Tang. Nổi tiếng vì tại hoa viên này rộng hai mươi lăm hec-ta (62 – acre) thành lập từ năm 1654 là một khu vườn đặc biệt mang tên “cung đình hoa viên” (Palace Garden) làm nơi hưu trí của gia đình một vị lãnh chúa dùng nơi săn bắn vịt trời trong những khu hồ nước rộng có những hàng liễu rủ xuống bờ đá ven hồ có nhiều đàn vịt trời lội, đẻ trứng và sinh sống.
Nơi đây trong chuyến thăm viếng ngoại giao của Tổng Thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant năm 1879 đã ở trong dinh thự tọa lạc tại khu cung đình hoa viên này và thưởng thức trà xanh với Nhật Hoàng Minh Trị nơi Trà thất Nakajima.
Trong thời chiến tranh thế giới lần thứ hai, phi cơ đồng minh đã bỏ bom ngày 29 tháng 11 năm 1944 thiêu rụi Trà thất Nakajima và những cảnh vật chung quanh. Trà thất đươc gia đình vị lãnh chúa xây cất lại đẹp hơn, nới rộng vườn hoa, trồng những cây trà xanh, những cây ăn quả và tu bổ ao hồ thiên nhiên trước kia để vịt trời tiếp tục đến sinh sống.
Michiko hỏi Nguyễn:
“Lần đầu tiên anh đến Tokyo vào mùa thu, anh thấy như thế nào?”
Nguyễn trả lời vị hôn thê không bằng cảm tưởng của chính chàng mà chàng rào đón:
” Ngày xưa khi còn sống bên Việt Nam, anh rất thích bài hát “Mùa Thu Đông Kinh” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, bài hát này không những nói lên được cảm nghĩ của một người Việt mà điệu nhạc tấu lên những âm hưởng Nhật bản cổ truyền thật tuyệt diệu. Nếu một thính giả ngoại quốc, không phải người Nhật, khi nghe dàn nhạc hòa tấu nhạc khúc này thì ngỡ là tác phẩm của một người Nhật chính hiệu, không ai có thể ngờ nhạc khúc của một nhạc sĩ Việt Nam có nhiều dịp đến biểu diễn nghệ thuật tại Tokyo mà viết hay như vậy”
“Bài hát như thế nào, anh có thể dịch sang tiếng Pháp để em thưởng thức được không?” Michiko thích thú đề nghị với người yêu.”
“Được lắm chứ, Michiko! Bài hát này sẽ thay anh bày tỏ cảm tưởng… chân thật và tuyệt vời…với Đông Kinh và với Em:
” Michiko, chérie! Cette chanson racontait …( Này Michiko thân yêu, ca khúc này thỏ thẻ…}
“Lạc trong Đông Kinh. Vừa khi mùa Thu gieo thương nhớ. Làm tôi ngẩn ngơ nhìn qua hồn thơ. Chiếc áo buồn kimono . Đôi thiên nga trong hồ. Cô Geisha trên bờ. Thiết tha trong mong chờ.
Chờ ai xa xăm Từ muôn nẻo đêm mà chẳng thấy. Người đâu với cung đàn đang dở dang. Nhớ thương hoài theo thời gian. Tiếng cô đơn khơi buồn. Samisen não nề. Khi gió thu về.
Mùa Thu Đông Kinh Buồn như tình em trong cơn gió. Đìu hiu liễu bên đàng ru lòng ai. Lá thu vàng trên bờ vai. Như bao nhiêu thu tình. Mang theo bao nỗi lòng. Tiếng gió thu lạnh lùng.
Mùa Thu Đông Kinh. Gọi đôi hình bóng trong giây phút. Chờ trông bước đi tìm tâm tình nhau. Bước đi tìm duyên ngày sau. Trong tiếng hát mơ màn, trong ánh nắng ngỡ ngàng. Xao xuyến lá thu vàng.”
“Merci beaucoup! ( cám ơn Anh rất nhiều!) Nghe tuyệt quá, anh ạ! Em là người Nhật mà cảm nhận càng thấm thía hơn giống như thưởng thức những câu thơ cổ Haiku của thi sĩ Nhật Bản viết với 17 vần (5-7- 5). của thế kỷ XVII.”
Michiko thổ lộ với người yêu.
Nguyễn nói:
“Michiko, em chỉ mới nghe lời ca không thôi, mà đã cảm nghĩ như thế, anh sẽ gửi cho em dĩa nhạc hòa tấu để em có dịp thưởng thức những âm thanh tuyệt vời của nhà viết nhạc họ Hoàng, em sẽ cảm nhận tâm tình của một nhạc sĩ tài hoa người Việt Nam.”
2-
Đứng trên bờ sông, Michiko trỏ vào chiếc du thuyền nhỏ hai tầng sơn mầu vàng nhạt đang bỏ neo tại bến tàu, nàng nói với Nguyễn:
“Mình sẽ đáp chuyến tàu này?”
“Vâng. Cưng cẩn thận khi bước ra cầu tàu và lên tàu.”
Hành khách xếp hàng rất dài chờ lên tàu theo lời hướng dẫn tour “Sumida River Trip” của cô gái Nhật bằng hai ngôn ngữ Anh ngữ và Nhật bản ngữ.
Tokyo là thành phố nằm hai bên bờ một con sông lớn Sumida và những nhánh kênh đào đẹp trước khi ra vịnh Đông Kinh.
Nguyễn rất thích những thành phố được thiên nhiên ưu đãi như vậy.
Khi còn ở quê nhà chàng đã nhìn thấy những thành phố lớn nhỏ nằm bên bờ sông như Huế thơ mộng bên dòng Hương Giang lững lờ trôi, Đà nẵng rộn rịp bên bến cảng Hàn Giang, Hội An cổ kính tựa mình soi nước Sài Giang, Sài Gòn tấp nập tàu bè trên cảng sông Sài gòn, Cần Thơ thơ mộng ngắm bến Ninh Kiều tựa vào Hậu Giang…
Thời gian vừa qua Nguyễn cùng người yêu Michiko khi du lịch bên châu Âu nhìn dòng sông Seine soi bóng nhà thờ Notre Dame tại Paris, du lịch Thái Lan thấy sông Chao Phraya lượn quanh thành phố Bangkok, sông Ping ôm ấp thành phố Chiang Mai.
*
Lần lượt đến Michiko và Nguyễn bước lên tàu. Michiko rủ Nguyễn lên tầng cao nhất không có mái che để nhìn rõ quang cảnh hai bên bờ sông Sumida.
Những khu phố Đông Kinh với những buildings cao ngất , tháp hình vuông, tháp hình tròn chen nhau như muốn phô diễn vẻ đẹp và kiến trúc tân kỳ hiện đại của mình.
Khởi hành từ Odaiba, tàu quành lên hướng bắc của thành phố Tokyo đi đến Akakusa .
Tàu rúc qua hơn 12 cây cầu xây mỹ thuật và đa dạng sơn những màu sắc khác nhau như Azuma, Komagata, Umaya, Kuramae, Ryogoku, Shinohashi, Kiyoshu, Sumidagawa-ohashi, Eitai, Chuo-ohashi, Tsukuda-ohashi, Kachdoki, Azuma, Kiyoshu, Kachdoki…
Michiko thích chụp ảnh phong cảnh, nên nàng đã chụp những cây cầu này, như nàng nhận xét không thấy hai cây cầu giống nhau. Mỗi cầu mỗi kiểu kiến trúc riêng biệt.
Về ban đêm những cây cầu Azuma, EItai, Kiyos và Kachidoki sáng rực ánh đèn điện trộng rất ngoạn mục trên cầu cũng như phần phản chiếu trên mặt nước sông. Phong cảnh nên thơ và lãng mạn. Du khách có thể nhìn thấy dãy cao ốc của khu xưởng máy chế tạo rượu bia của công ty sản xuất rượu bia nổi tiếng của Nhật Asahi.
Tàu chạy qua hải cảng Đông Kinh nhộn nhịp tàu bè ra vào, đi lại. Những thương thuyền khổng lồ hiện đại rúc lên những hồi còi nghe như tiếng kèn trầm bổng trong một dàn quân nhạc đang trình tấu. Đẹp nhất là khúc tàu từ từ lách vào vùng giữa nơi nước sông Sumida gặp nước mặn của vịnh Đông Kinh.
Muốn đi xem nhiều nơi khác du khách phải đáp những chuyến du thuyền lớn của “Sumida River Cruise Day Tour” ăn uống trên tàu và ngồi xem phong cảnh vịnh Tokyo hơn tám tiếng rưỡi đồng hồ. Nhưng nếu muốn đi xem ít giờ hơn, du khách cũng có thể đi bằng “suijo-bus” do các công ty du lịch bằng tàu trên sông Sumida cho thuê theo sự thương lượng và thỏa thuận riêng. Tàu sẽ đi theo nơi mình thích xem trên sông Sumida và vịnh Tokyo. Tại địa điểm cầu tàu Hinode Pier cũng bán vé cho nhiều chuyến tàu đi xem nhiều lộ trình khác nữa. Dịch vụ khai thác và phục vụ du lịch trên sông Sumida rất chuyên nghiệp, sáng kiến, đa dạng… nhờ vậy có thể thu nhiều ngân khoản mà du khách đem lại hàng năm.
Một trong những cách làm hấp dẫn hàng trăm ngàn đến một triệu du khách trong mùa hè là đốt pháo bông về ban đêm trên sông Sumida tổ chức mỗi năm vào tháng 8 dương lịch.
3-
Chỉ còn hai ngày nữa Nguyễn trở về lại Hoa Kỳ sau những ngày đi rong chơi Thái Lan và Nhật Bản với vị hôn thê.
Sáng nay, hai người bạn trẻ tay trong tay dạo chơi Tokyo ngày chót. Đi ngang qua khu các tiệm kim hoàn, Nguyễn rủ Michiko vào xem.
Nguyễn biết trong các tiệm kim hoàn tại đây, tất cả kim cương, đá quý đều phải nhập cảng. Trừ một mặt hàng là Ngọc Trai nổi tiếng là do Nhật bản nuôi cấy và sản xuất tại địa phương.
Ngọc Trai của Nhật Bản là một trong những mặt hàng trang sức nổi tiếng trên thế giới.
Nên Nguyễn nghĩ trong đầu ” đến Nhật mà mua tặng cho người yêu một món trang sức bằng Ngọc Trai để làm kỷ niệm thì còn gì bằng!”, chàng quay sang vị hôn thê và nói:
“Michiko, em hãy chọn hộ anh một bộ trang sức bằng Ngọc Trai gồm một đôi hoa tai ngọc trai, một chuỗi ngọc trai đeo cổ, một dây đeo tay kết bằng ba chuỗi ngọc trai ngắn và một nhẫn ngọc trai mà anh sẽ tặng em làm quà lưu niệm chuyến chúng mình đi du lịch này.”
4-
Những học sinh , sinh viên, người trẻ tuổi và trung niên sống tại Nhật bản rất thích các quán Karaoke.
Theo Nhật Bản Ngữ Karaoke có nghĩa “không có dàn nhạc”.
Dân địa phương đến hát karaoke rất hãnh diện về phát minh này của các kỹ sư Nhật vào thập niên 1960. Ngày nay, không những chỉ dân Nhật đủ mọi lứa tuổi chọn là môn giải trí mà là một hiện tượng lan tràn khắp mọi nơi trên địa cầu.
Michiko rủ Nguyễn tham dự môn giải trí phổ thông và hấp dẩn này để biết một sinh hoạt văn hóa của Tokyo.
Michiko đưa Nguyên đến “Big Echo Karaoke”. Đây là một trong những thương hiệu của nhiều cửa hàng tổ chức Karaoke có chỗ cho khách ngồi ăn uống để vui chơi.
Các nhà kinh doanh Karaoke, luôn luôn đáp ứng được thị hiếu của khách hàng nên đầy đủ bài bản , nhạc classics, jazz, pop tây phương, những enka tiếng Nhật, những chansons tiếng Pháp , pop songs tiếng Mỹ… trong những phòng trang bị dàn âm thanh tuyệt vời.
Những phòng ăn rộng có thể tổ chức tiệc tùng, mừng sinh nhật vừa ăn uống vừa hát tặng nhau, hát giúp vui, hát thi đua…đủ kiểu.
Michiko ghi tên hát một chanson tiếng Pháp “Tous les garcons et les filles de mon âge..” để tặng Nguyễn.
Từ ngày quen nhau, chưa bao giờ Nguyễn nghe giọng hát của vị hôn thê của chàng mà Nguyễn chỉ độc tấu dương cầm theo lời yêu cầu của Michiko để nàng thưởng thức.
Hôm nay nghe giọng Michiko ca một ca khúc Pháp, chàng rất ngạc nhiên và thích thú. Đến khi giọng ca của Michiko chấm dứt , các khách thưởng thức đều đứng lên vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng.
“Giọng nàng hát hay, phát âm rất chuẩn, diễn tả tươi vui… như một ca sĩ chính hiệu.”
một vị khách trung niên ngồi bàn bên cạnh nói với bạn bè.
Michiko về lại chỗ ngồi bên Nguyễn. Nguyễn cầm tay nàng và đặt một nụ hôn vào đấy, chàng nói nhỏ vào tai nàng:
“Em có giọng hát tuyệt vời như vậy mà từ lâu em dấu kín. Lúc nghe em hát, anh cảm động lắm. Sau này, em học xong về lại Mỹ anh sẽ đệm nhạc cho em luyện giọng “ca vàng này ” hàng ngày, để hát trong ngày lễ thành hôn của chúng ta, em đừng từ chối nhé.”
5-
Hôm nay trời Đông Kinh bỗng trở lạnh vì những cơn gió thổi từ phía bắc bên Tây Bá Lợi Á tràn xuống.
Michiko đưa Nguyễn ra phi trường Narita mà mọi du khách thường gọi Tokyo New International Airport trên chuyến free shuttle bus của hãng Japan Airlines JAL.để trở lại Hoa Kỳ.
Những ngày vui bên nhau đã trôi qua rất nhanh, bây giờ chỉ đọng lại những hoài niệm.
Michiko cảm thấy buồn buồn như mùa thu Đông Kinh đang bao quanh bên nàng.
Nguyễn dặn vị hôn thê cố gắng học hành để quên nhung nhớ và giữ gìn sức khỏe. Hẹn ngày vui trùng phùng tại San José…khi nàng tốt nghiệp và trở về với Nguyễn.