Ca sỹ Minh Diệu

Nói đến Mạnh Phát, chúng ta không thể nào không nhắc đến người bạn đời của ông: ca sỹ Minh Diệu. Tuy nhiên thông tin chúng tôi có được về người nữ ca sỹ có chất giọng trong trẻ này rất ít. Qua bài viết này Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cô Minh Diệu và rất mong bạn đọc xa gần bổ sung thêm tư liệu để thế hệ sau có cái nhìn rõ hơn về những giọng ca tiền bối.

Theo Hồ Trường An, tác giả của “Theo chân những tiếng hát” (nguồn):
Minh Diệu hơi thấp người, mặt dịu hiền nhưng không đẹp lắm. Chị là vợ của Mạnh Phát, dáng dấp hơi cục mịch, ăn mặc nhã đạm, không ra dáng dấp nghệ sĩ chút nào. Giọng chị êm dịu trong trẻo, nói theo Thế Lữ là “Tiếng hát trong như nước Ngọc Tuyền / Êm như hơi gió thoảng cung tiên”. Đã vậy, giọng lại còn non mướt và nói theo Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc: “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhụy / Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang”. Đó là tiếng hát tài tử hơn là tiếng hát chuyên nghiệp gợi nên cái vẻ non mềm của búp lá nụ hoa. Tuy nhiên gần cuối thập niên 40 và bước qua ba năm đầu của thập niên 50, đây là tiếng hát ăn khách nhất. Giới học sinh say mê tiếng hát của chị. Các cô nữ sinh tập hát theo chị, nhái giọng chị, cố ém tiếng mình vào trong sâu cuống họng để được trong trẻo và ngời sáng như tiếng chị. Nhưng than ôi, một trăm cô ém như vậy thì tiếng chỉ có chát chát chua chua đi thèm theo cái âm sắc trong trẻo kia, chứ đâu được vừa trong trẻo, vừa ngọt ngào như giọng của Minh Diệu. Nhạc sĩ Dương Minh Ninh sở dĩ nổi tiếng ở bản “Gấm Vàng” cũng nhờ giọng Minh Diệu. Hoàng Giác nổi tiếng ở bản “Ngày Về” cũng nhờ chị. Bản “Hoa Thủy Tiên” mà phổ biến sâu rộng trong các trường học nếu không nhờ chị thì nhờ ai? Cho nên Minh Diệu là người đã gây một hiện tượng sôi nổi trong ca trường nhạc giới nước nhà đang độ vươn cao. Tiếng hát của chị thật chân phương, biểu dương một tình tình giản dị, một tâm hồn chất phác.

Hoa nở về đêm (Mạnh Phát)

Một trong những bản nhạc làm nên tên tuổi của nhạc sỹ Mạnh Phát là bản “Hoa nở về đêm” mà ngày trước đã giúp đem tiếng hát của Phương Dung đến với gần công chúng hơn. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một vài chi tiết thú vị xung quanh sáng tác bất hủ này.

Theo lời kể của cô Hương, con dâu của nhạc sỹ Mạnh Phát trong một chương trình truyền hình (Nguồn: ThanhNien.vn)

Đọc tiếp

Nhac sỹ Mạnh Phát

Trong tân nhạc Việt Nam, có không nhiều nhạc sỹ cũng thành danh với vai trò ca sỹ. Trong số ấy, nếu xét về tuổi tác, chúng ta phải xếp ca nhạc sỹ Mạnh Phát vào bậc tiền bối. Ông sinh năm 1929 và mất năm 1973, tức thuộc lớp nhạc sỹ đầu tiên của nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về cố ca nhạc sỹ Mạnh Phát.


Ca nhạc sĩ Mạnh Phát và những bản nhạc bất hủ

(Nguồn: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-2)

Mạnh Phát (1929 – 1971) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Ngày Xưa Anh Nói. Giai đoạn 1940, ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn. Giai đoạn 1949-1950 ông chuyển sang viết nhạc với bút danh Tiến Đạt một số bài như “Ai Về Quê Tôi”, “Trăng Sáng Trong Làng”. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng.

Nhắc đến Mạnh Phát, những người thuộc độ tuổi trung niên đổ lại ít ai biết Mạnh Phát từng là một ca sĩ, không phải là ca sĩ bình thường, mà là một ca sĩ nổi tiếng vào cuối thập niên 1940 tại Sài Gòn. Cùng thời, ông được biết đến như một trong hai đôi uyên ương nổi tiếng, đó là Mạnh Phát – Minh Diệu và Châu Kỳ – Mộc Lan.

Nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) cho biết đôi chút về thân thế Mạnh Phát cũng như cơ duyên đưa đến sự nổi tiếng của tác phẩm “Ai về sông Tương”, ca khúc đã đưa tên tuổi của tác giả lẫn ca sĩ trình bày lên đỉnh cao danh vọng: Văn Giảng biết Mạnh Phát vào cuối năm 1949, khi Mạnh Phát dẫn một đoàn nghệ sĩ ra Huế biểu diễn và ghé thăm Văn Giảng. Mạnh Phát trạc tuổi Văn Giảng và xuất thân từ miền Trung (không rõ tỉnh nào), vô định cư Sài Gòn từ lâu. Lúc đó, Văn Giảng vừa sáng tác xong bài “Ai về sông Tương” và hát chơi cho Mạnh Phát nghe, sau đó do thích quá, Mạnh Phát đã hát trong chương trình nhạc yêu cầu của đài Pháp Á vào cuối năm 1949, cuối năm đó tổng kết nhạc yêu cầu được yêu thích nhất, Mạnh Phát và “Ai về sông Tương” đã giành hạng nhất. Tuy nhiên, sau này người ta đã sao lãng với ca sĩ ăn khách nhất này và không ai còn lưu giữ giọng hát của Mạnh Phát nữa. 

Đọc tiếp