Vĩnh biệt nhạc sỹ Xuân Tiên (1921 – 2023)

Một trong những cây đại thụ cuối cùng của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn từ biệt chúng ta: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông vừa ra đi thanh thản ở Úc Châu sau khi đi qua cõi tạm hơn 100 năm. Trong niềm tiếc thương đó, Dòng Nhạc Xưa xin mượn bài viết này để gởi lời tri ân đến một nhạc sỹ lão thành đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc nước nhà, không chỉ qua các bản nhạc bất hủ mà còn bằng tài năng và công sức của một người nhạc công tài ba.

Xem thêm các bài viết về nhạc sỹ Xuân Tiên: https://www.dongnhacxua.com/nhac-sy/xuan-tien/

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au

Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên)

Xin được minh định ngay từ đầu rằng khi giới thiệu bản nhạc đặc sắc “Hận Đồ Bàn” của nhạc sỹ Xuân Tiên, Dòng Nhạc Xưa hoàn toàn không hề có ý định khơi gợi lại lòng thù hận giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam. Chúng tôi trong cương vị người giới thiệu nhạc xưa chỉ muốn dẫn giải người yêu nhạc về với một chút lịch sử của dân tộc để qua đó chúng ta hiểu thêm về Vương quốc Chiêm Thành cùng với biết bao thăng trầm của lịch sử và ‘vận nước nổi trôi’ của các dân tộc trong một mái nhà chung Việt Nam. “Hận Đồ Bàn” là lời ca cay đắng pha chút ai oán cho sự suy vong của Chiêm Thành mà đỉnh điểm là khi kinh đô Đồ Bàn bị phá hủy.

Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
han-do-ban--1--xuan-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
han-do-ban--2--xuan-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
han-do-ban--3--xuan-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

Duyên Tình (Xuân Tiên – Y Vân)

[dongnhacxua.com] vừa nhận được câu hỏi của vài quý độc giả hỏi bản “Duyên tình” là sáng tác của nhạc sỹ Xuân Tiên hay của Y Vân hay là sáng tác chung của hai người. Không có cơ duyên gặp gỡ hai nhạc sỹ để tìm hiểu nhưng qua những gì chúng tôi sưu tầm trên internet thì có thể tạm kết luận “Duyên tình” phần chính là được Xuân Tiên sáng tác, nhưng nhạc sỹ Y Vân cũng góp phần. Sinh thời hai nhà nhạc sỹ khả kính của chúng ta không câu nệ “ai chính – ai phụ” và vẫn vui vẻ đứng tên chung thì theo thiển ý của [dongnhacxua.com], thế hệ hậu sinh chúng ta cũng không nên tranh luận quá mức làm gì mà cái chính là những ai yêu nhạc xưa cứ mãi say sưa “Biết nhau giữa độ trăng tròn …” là Y Vân mỉm cười nơi chín suối còn Xuân Tiên chắc cũng thanh thản an hưởng tuổi già ở Úc Châu xa xôi!

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Y Vân. Ảnh: wikipedia
Nhạc sỹ Y Vân. Ảnh: wikipedia

Xuân Tiên: Một Đời Âm Nhạc

Trong số những nhạc sỹ thuộc lớp đầu tiên của tân nhạc Việt Nam còn sống, chúng ta không thể không nhắc đến một tên tuổi gạo cội: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông sinh năm 1921, tức là đến năm 2016 này đã gần “bách niên”. Được biết hiện ông đang sinh sống cùng gia đình bên Úc Châu, [dongnhacxua.com] nhân dịp này chúc ông nhiều sức khỏe, giữ tinh thần minh mẫn và vui hưởng tuổi già cùng con cháu. Để thế hệ trẻ như chúng tôi có dịp mở mang kiến thức về nhạc xưa, [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại bài phỏng vấn của báo Saigon Times với nhạc sĩ Xuân Tiên vào năm 2007 nhân dịp ông kỷ niệm 65 hoạt động âm nhạc.

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au
Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au

Nguyễn Đình Toàn viết về Đặng Thế Phong

[dongnhacxua.com] xin tiếp tục dòng nhạc Đặng Thế Phong qua trích đoạn một bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn để quý vị xa gần có thêm tư liệu về một thời nhạc xưa.

Đêm thu (Đặng Thế Phong). Ảnh: TaiNhacCho.vn
Đêm thu (Đặng Thế Phong). Ảnh: TaiNhacCho.vn

ĐẶNG THẾ PHONG 
(Nguồn: trích bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn đăng trên ThanhThuy.me)

Đặng Thế Phong là một trong những nhạc sĩ tiền phong của chúng ta. Ông mất rất sớm, mới ngoài hai mươi tuổi. Ông chỉ để lại có ba bản nhạc.

Cũng có người cho rằng ông có tới bốn hay năm bài. Nhưng thực tế, không ai biết cái bài thứ tư, thứ năm đó. Vậy chỉ nên coi những bài mọi người đều đã biết: Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không BếnĐêm Thu, chính thức là những tác phẩm của ông.

Những người đồng thời với Đặng Thế Phong kể lại rằng ông muốn trở thành họa sĩ chứ không phải nhạc sĩ. Cũng như Nhất Linh, Đặng Thế Phong đã thi vào trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, nhưng rồi bỏ dở ý định theo đuổi hội họa. Và cái việc Đặng Thế Phong thi vào trường Mỹ Thuật ấy, đã để lại một huyền thoại. Nghe nói ông đã vẽ một thân cây cụt (không có ngọn), rất đẹp. Vị giáo sư người Pháp chấm bài, khen ngợi, nhưng nói rằng: “E Đặng Thế Phong không sống lâu được.”

Nhớ, xa hơn nữa, các cụ ta cũng truyền lại rằng, một học giả Trung Hoa, sau khi đọc xong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đã nói: “Người này nhiều lắm 5 năm nữa sẽ chết, vì tinh hoa trút hết ra cả đây rồi”.

Cả hai sự tiên liệu đều đúng.

Như thế, cả Tây lẫn Tàu đều trông vật mà biết bệnh? Hay đó chỉ là điều giản dị như Shakespeare đã nói “trái nào chín trước nhất thì rụng trước hết?”

Ba ca khúc của Đặng Thế Phong được viết vào những ngày nền tân nhạc của chúng ta khởi đầu, và đều là những tình khúc.
Và tình khúc Đặng Thế Phong, ngay từ những ngày xa xôi ấy, đã có một tầm vóc khác:

Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu
Nhớ khi chiều sương
Cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Dứt bao tình thương
Thuyền mơ buông trôi theo dòng
Bến mơ dù thiết tha
Thuyền ơi đừng chờ mong

Trong ngần ấy lời ca chữ nào nói đến tình yêu, chữ nào không? Hình như không phải chỉ là con thuyền buông trôi theo dòng mà có cả kiếp người trôi trong dòng đời, cái có thật và cái tưởng tượng đều lẩn khuất sau một màn sương, chúng ta nhìn nhau với lòng trắc ẩn, hạnh phúc khó khăn hay chỉ sống không thôi đã là một điều khó khăn, “bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong”, chúng ta chẳng thể nào tới được nơi mong ước cũng không biết đã ra đi từ đâu:

Thu xưa xa xăm ngoài chân mây
Thu nay bơ vơ thuyền trôi đây
Phải chăng thuyền nhớ nơi non bồng
Nơi đã bao phen chùng tơ lòng…

Con sông nào chẳng có hai bờ, nhưng bờ có phải là bến không?

Nghe nhạc Đặng Thế Phong là nghe lấy những tiếng ở giữa chừng đời sống ấy, tiếng va chạm của cái chốn xa xăm ngoài chân mây với cái cõi bơ vơ thuyền trôi đây.

Người ta không hiểu sao ở ngưỡng cửa của tuổi hai mươi Đặng Thế Phong đã nghe ra cái tiếng nhân thế bao la sầu như ông viết trong Giọt Mưa Thu:

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Phòng vắng bốn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời châu buông mau
Dương thế bao la sầu…

Nghe nói khi mới viết xong ca khúc này Đặng Thế Phong đã đặt tên là ‘Vạn Cổ Sầu’ rồi sau đó mới đổi thành ‘Giọt Mưa Thu’.

Cả ba ca khúc Đặng Thế Phong để lại cho đời đều là những bản thu ca. Điều này nữa có phải cũng là một báo hiệu cái mùa đông sửa đang đón đợi ông?

Lấy những cái đã xẩy ra rồi để giải thích sự việc, người ta thường tìm cách ráp sao cho ăn khớp, điều ấy dễ thôi. Nhưng quả thật nghe lại nhạc Đặng Thế Phong, chúng ta sẽ thấy, chỉ cái mùa vạn vật dường như đắm một nữa trong mộng ấy, mới thích hợp với tâm hồn ông.

Tất cả các lời ca của Đặng Thế Phong đều long lanh sáng. Nhưng chúng không sáng cái ánh sáng của mặt trời, mà sáng cái sáng của lân tinh, của ánh trăng. Cái buồn trong nhạc của Đặng Thế Phong còn có thêm một cái buồn lây của đóa hoa đứng im như mắc buồn, nỗi buồn đọng lại hay mùa đông buồn trong ánh sao, cả ba cách dùng đều có nghĩa.

Nguyễn Đình Toàn

Quận Cam, California.
(Trích Khởi Hành)

[footer]

60 Năm Hiệp Định Genève (1954-2014): Khúc Hát Ân Tình (Xuân Tiên)

[dongnhacxua.com] chúng tôi không có nguồn tư liệu đáng tin cậy để biết được hoàn cảnh mà nhạc sỹ Xuân Tiên sáng tác bản ‘Khúc hát ân tình’. Theo tư liệu trên wikipedia.com thì nhạc sỹ Xuân Tiên sinh năm 1921, tức thuộc hàng “trưởng lão” của nền tân nhạc Việt Nam. Hiện ông đang an hưởng tuổi già ở xứ sở Australia. Theo hiển ý của chúng tôi, có lẽ nhà nhạc sỹ sáng tác ‘Khúc hát ân tình’ sau năm 1954, khi con sông Bến Hải vô tình trở thành chứng nhân bất đắc dĩ cho một trong những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Nước Việt Nam đã thống nhất, đúng như mơ ước của nhạc sỹ Xuân Tiên về viễn cảnh “một nhà thân ái”. Nhân bài viết này, [dongnhacxua.com] chúc nhạc sỹ Xuân Tiên và gia đình nhiều sức khỏe và nếu có duyên thì người yêu nhạc thuộc thế hệ trẻ như chúng tôi có thêm nhiều tư liệu về bản nhạc nổi tiếng này để cung cấp cho quý vị.

Khúc hát ân tình (Xuân Tiên). Ảnh: http://phammusic.free.fr/
Khúc hát ân tình (Xuân Tiên). Ảnh: http://phammusic.free.fr/

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ XUÂN TIÊN
(Nguồn: phammusic.free.fr)

xuan-tien--phammusic.free.fr--dongnhacxua.com

Ngày sinh 28 tháng giêng, 1921
Nơi sinh Hà Nội, Việt Nam

Quá trình rèn luyện kỹ năng sử dụng nhạc cụ và kiến thức nhạc học

1927 Mandoline, nhạc lý Tây phương và Trung Hoa

1936 Clarinette, Saxophone và Sáo Tây, hoà âm tây phương

1941 Các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt

Khảo sát âm nhạc ba miền Bắc, Trung, Nam

1941-46 Trumpet, Trombone, Banjo, Guitar, Violin, Xylophone, Vibraphone, Piano, Accordeon, Button accordeon, Bandoneon.

Trình tấu

1941-42 Trình tấu Clarinette, Saxophone và Sáo Tây từ Bắc chí Nam

Xuất bản

1949 Các sách Tự học Kỹ Thuật Ðộc Tấu Clarinette, Saxophone và Sáo Tre

Cải tiến sáo tre

1950 Cùng với bào huynh là nhạc sĩ Xuân Lôi cải tiến sáo tre thành hai loại 10 lỗ và 13 lổ có khả năng bao gồm nhiều âm giai khác nhau, kể cả âm giai dị chuyển. Hai loại sáo này hiện được tàng trữ tại Musée de l’Homme, Paris, France.

Ðiều khiển dàn nhạc

1944-46 Hà Nội: Victoria, Muolin Rouge, Hotel Splendide và Lucky Star

1951-52 Nam Ðịnh: Văn Hoa

1952-75 Sài gòn: Văn Cảnh, Ðại Kim Ðô, Blue Diamond, Eden Rock, Palace Hotel, Bách Hỷ

Làm việc với các đài phát thanh

1952-75 Pháp Á, Sàigòn, Quân Ðội, Mẹ Việt Nam

Sáng chế các loại nhạc cụ mới

1976 Sáng chế cây đàn 60 dây có khả năng bao gồm tất cả các âm giai. Kỹ thuật trình tấu tương tự như cây đàn Tranh, nhưng tay phải để gảy giai điệu và tay trái để đệm hợp âm 

1980 Sáng chế căy đàn bầu mới với trái bầu dài làm bằng hộ khuếch âm. Ðàn này đã được đem ra trình tấu nhiều lần ở Úc Ðại Lợi.

dan-bau-xuan-tien

Những ca khúc phổ thông nhất

1939-42 “Chờ một kiếp mai”, “Trên kiếp hoa”

1952-62 “Khúc hát ân tình”, “Hận Ðồ Bàn”, “Về dưới mái nhà”, “Duyên Tình”

1963-83 “Ðường đi lối về”, “Xa quê hương”, “Ðất Việt”

1987-95 “Lòng người xa quê”, “Tiếng bình minh”, “Tiếng trống trong rừng sâu”

[footer]