Những ngày cuối tháng 09 và đầu tháng 10/2021, khi Sài Gòn chuẩn bị dỡ bỏ lệnh phong tỏa, chúng ta chứng kiến hàng ngàn người dân tha phương rời nhà trọ để đổ về quê. Quá trình trụ lại để mưu sinh đã quá khó khăn, giờ đây hành trình về với quê Mẹ lại không kém phần gian nan.
DòngNhạcXưa xin giới thiệu nhạc phẩm ‘Từ Giã Sài Gòn’, sáng tác mới nhất của cặp đôi Phương Thảo – Ngọc Lễ để tiếp nối dòng nhạc về Covid-19.
Giữa bao bộn bề khó khăn của người dân Sài Gòn nói riêng và khắp các tỉnh thành Miền Nam thân yêu nói chung trong cuộc chiến chống lại con virus covid, chúng ta vẫn thấy ấm lòng vì tình người Việt Nam đùm bọc thương yêu nhau. Nhiều khi chỉ là vài trái bầu, vài chục trứng gà, đôi đòn bánh tét mà sao thấy gần gũi và ấm áp tình người.
DòngNhạcXưa xin tiếp tục chủ đề “Âm Nhạc Thời Covid-19” bằng một ca khúc rất mới của nhạc sỹ không chuyên Hồ Tấn Vũ, một phóng viên báo Tuổi Trẻ. Trong một phút giây chạnh lòng nghĩ về tình cảnh dân mình phải chịu bao khốn đốn giữa mùa dịch, anh cầm đàn guitar ngân nga giai điệu và cho ra đời nhạc phẩm sâu lắng: ‘Gởi Vô Nam’.
Địa danh B’lao mà ngày nay là Thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) là nơi mà Trịnh Công Sơn đã về dạy học sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Quy Nhơn. Mặc dù chỉ dừng chân nơi đây độ 3 năm (từ 1964 – 1967) nhưng mảnh đất đèo heo hút gió cũng đã ghi lại nhiều dấu ấn trong lòng nhà nhạc sỹ. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một nét chấm phá trong hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn ở mảnh đất B’lao gió núi.
Dấu ấn Trịnh qua miền đất này – Kỳ 4: Anh trưởng giáo ở góc núi B’Lao
Nguồn: bài viết của tác giả Trần Ngọc Trác đăng trên TuoiTre.vn ngày 31/03/2021
TTO – Trịnh Công Sơn tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn và được điều về Ty tiểu học Lâm Đồng (tỉnh lỵ đặt tại B’Lao, nay là thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vào tháng 8-1964.
Hôm nay là ngày 10/7/2021, cũng là mùng 1 tháng 6 AL. Sài Gòn vào ngày thứ hai của đợt cách ly quyết liệt. Tối qua chúng tôi có việc phải làm một vòng qua các con phố và không khỏi chạnh lòng rơi nước mắt khi chứng kiến khung cảnh vắng lặng, tiêu điều đến lạnh người. Bao nhiêu công sở, hàng quán phải đóng cửa. Bao nhiêu gia đình, bao nhiêu mảnh đời biết sống sao đây giữa cơn sóng gió.
DòngNhạcXưa mong tất cả bà con chung tay với các lực lượng tuyến đầu, mau chóng dập tan cơn dịch để Sài Gòn của chúng ta lại sẽ ‘tái sinh rạng ngời’ như lời của một sáng tác rất mới của “Thầy giáo tiếng Anh 9X” Nguyễn Thái Dương.
“Tôi là người Sài Gòn, thành phố đã nuôi tôi lớn cho tới hôm nay. Vùng đất này có biết bao điều đáng yêu. Ngoài biết ơn, Sài Gòn trong tôi còn là sự tự hào, kiêu hãnh nữa. Tôi sáng tác bài hát này chỉ mới vài ngày gần đây tôi, trong khoảng 2 tiếng đồng hồ là hoàn thành ghi hình ở nhà rồi đăng luôn. Có lẽ trong một khoảnh khắc, khi cảm xúc trong mình đủ chín muồi thì mọi thứ bị dồn nén được bật ra rất nhanh. Phần âm nhạc cũng khá đơn giản như những sáng tác từ trước tới nay của tôi” – Thái Dương nói với Tuổi Trẻ Online về ca khúc mới.
Chúng tôi đã có bài giới thiệu bản “Trưng Vương – Khung Cửa Mùa Thu” do nhạc sỹ Nam Lộc đặt lời Việt từ giai điệu đẹp của một tác phẩm ngoại quốc: Tell Laura I Love Her. DòngNhạcXưa xin tiếp tục gởi thêm nhiều thông tin thú xung quanh nhạc phẩm bất hủ này.
Tiếp nối chủ đề những địa danh đã đi vào nhạc, DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Nguyễn Đào Bích về một Hà Nội hòa quyện giữa thơ – nhạc – họa.
Trong ký ức của mỗi người Việt Nam chúng ta, hình ảnh về ‘căn nhà xưa’, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên có lẽ là những kỷ niệm khó phai mờ nhất. Dù ta đi đến phương trời nào, dù ta được chiêm ngắm bao nhiêu công trình kỳ vỹ nhưng mái nhà đơn sơ, chái bếp, hàng hiên, gốc cây, luống hoa,… ở ngôi nhà cũ vẫn cứ mãi là niềm rung động, là miền hoài niệm không nguôi. Trong tâm tình ấy, DòngNhạcXưa xin giới thiệu bản ‘Căn nhà xưa’ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn.
“Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải? Nơi những sớm mai nằm nghe nắng giòn trên mái …”. Chúng tôi trở lại căn nhà xưa đó ở Đà Lạt giữa những ngày báo chí đề cập nhiều đến chuyện giữ hồn cốt Đà Lạt.
‘Dã tràng ca’ hay còn gọi ‘Trường ca Tiếng hát Dã Tràng’ là một trong số ít sáng tác theo thể loại trường ca trong kho tài độ sộ 600 bản nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhân dịp nhạc phẩm này được lưu hành trở lại, DòngNhạcXưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc tác phẩm ít được biết đến của nhạc sỹ họ Trịnh.
‘Dã tràng ca’ – tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn
(Nguồn: bài viết của tác giả Tiểu Vũ đăng trên motthegioi.vn ngày 2019-03-04)
Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.
Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.
Tiếp nối dòng nhạc xuân, DòngNhạcXưa xin giới thiệu một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: Sài Gòn Mùa Xuân. Ngày đó, chúng tôi còn nhớ bản này rất thịnh hành ở Sài Gòn thập niên 1990 qua tiếng hát của nữ danh ca Lan Ngọc.
Sài Gòn ngày cuối năm tràn ngập sắc hoa Xuân. Khi đường xá đã không còn tiếng xe ồn ào cùng sự vội vã của cuộc mưu sinh thường nhật, người ta mới thong thả xuống phố chọn những chậu mai, tắc, cúc, mồng gà… đẹp nhất, ưng ý nhất để trang hoàng nhà cửa. Từ những chiếc ghe thuyền chở hoa kiểng từ miền Tây lên bến Bình Đông tới các tuyến đường hoa, công viên hoa, chợ hoa…, mùa Xuân đã hiện diện trên mọi nẻo đường góc phố Sài Gòn. Cả thành phố như được bao phủ một thảm hoa rực rỡ đủ màu – Sắc màu của thiên nhiên, của nắng phương Nam ấm áp mang đến cho Sài Gòn một nét Xuân đẹp lạ lùng. Cùng Thế giới điện ảnh chiêm ngưỡng những sắc Xuân rực rỡ đó.
Là một người con gắn bó hơn nửa đời người với mảnh đất Sài Gòn, chúng tôi không khỏi có chút ngậm ngùi khi chứng kiến Hòn Ngọc Viễn Đông đang mất dần những nét hoa lệ của ngày xưa. Thành phố được mở rộng hơn, hiện đại hơn, sầm uất hơn nhưng trở nên lộn xộn và xô bồ hơn rất nhiều. Các hàng cây rợp bóng mát, hàng quán dễ thương, nhiều sạp báo cũng như nhà sách tao nhã của ngày nào giờ chỉ còn là dĩ vãng. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Lê Văn Nghĩa để chúng ta lưu lại một nét văn hóa độc đáo của người dân Sài Thành: thú đọc báo buổi chiều .
Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.