Đà Lạt một thời hương xa (1): Người thổi hắc tiêu cho hoa lan

Đà Lạt luôn được các văn nghệ sỹ ưu ái nhờ vào khí hậu mát mẻ, dễ chịu và khung cảnh thiên nhiên quá thơ mộng. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu loạt bài của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên viết về Đà Lạt xưa.

 

Đà Lạt một thời hương xa: Người thổi hắc tiêu cho hoa lan

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đăng trên Nguồn Nào Đó ngày 2016-10-17)

Động Hoa Vàng (3): “Động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư

Dòng Nhạc Xưa mời quý vị yêu nhạc tìm hiểu thêm về không gian và thời gian mà thi sỹ Phạm Thiên Thư đã cho ra đời thi phẩm bất hủ “Động hoa vàng”.

‘ĐỘNG HOA VÀNG’ CỦA PHẠM THIÊN THƯ

(Nguồn: bài viết của tác giả Yến Trinh – Tiến Long đăng trên Tuổi Trẻ ngày 2016-12-05)

Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.

Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng – Ảnh: TỰ TRUNG

Làng Quan Họ Quê Tôi (Nguyễn Trọng Tạo – Nguyễn Phan Hách)

Tiếp nối dòng nhạc về các vùng miền Việt Nam, [dongnhacxua.com] trân trọng giới thiệu bản “Làng Quan Họ Quê Tôi” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo, phỏng theo ý thơ của Nguyễn Phan Hách.

Bản thảo viết tại làng Khương Hạ (Hà Nội) tháng 9.1978. Ảnh: http://nguyentrongtao.vnweblogs.com
Bản thảo viết tại làng Khương Hạ (Hà Nội) tháng 9.1978. Ảnh: http://nguyentrongtao.vnweblogs.com

Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên)

Xin được minh định ngay từ đầu rằng khi giới thiệu bản nhạc đặc sắc “Hận Đồ Bàn” của nhạc sỹ Xuân Tiên, Dòng Nhạc Xưa hoàn toàn không hề có ý định khơi gợi lại lòng thù hận giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam. Chúng tôi trong cương vị người giới thiệu nhạc xưa chỉ muốn dẫn giải người yêu nhạc về với một chút lịch sử của dân tộc để qua đó chúng ta hiểu thêm về Vương quốc Chiêm Thành cùng với biết bao thăng trầm của lịch sử và ‘vận nước nổi trôi’ của các dân tộc trong một mái nhà chung Việt Nam. “Hận Đồ Bàn” là lời ca cay đắng pha chút ai oán cho sự suy vong của Chiêm Thành mà đỉnh điểm là khi kinh đô Đồ Bàn bị phá hủy.

Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
han-do-ban--1--xuan-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
han-do-ban--2--xuan-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com
han-do-ban--3--xuan-tien--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

Chiều Qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang)

Trong một bài viết về bản “Anh còn nợ em” mà nhạc sỹ Anh Bằng đã phổ theo ý thơ của nhà thơ Phạm Thành Tài, [dongnhacxua.com] có nhắc đến địa danh Tuy Hòa. Có nhiều bạn bè xa gần liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm vì thật sự với họ hai tiếng “Tuy Hòa” hãy còn xa lạ. Hôm nay, để cho người yêu nhạc xưa biết rõ thêm về thành phố Tuy Hòa (nay thuộc tỉnh Phú Yên), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản “Chiều qua Tuy Hòa” của cố nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang. Theo tờ nhạc mà chúng tôi sưu tầm được, nhạc sỹ Nguyễn Đức Quang sáng tác bản này tại Nha Trang năm 1968. Nha Trang là thành phố nằm ở phía nam, cách Tuy Hòa chừng 100 km. Có lẽ bước chân du ca của Nguyễn Đức Quang khi đi qua Tuy Hòa đã chứng kiến quá nhiều cảnh đau thương của Mậu Thân 1968 nên ông đã cảm tác sáng tác bản này khi vừa đến Nha Trang.

Chiều qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang). Ảnh: CoThomMagazine.com
Chiều qua Tuy Hòa (Nguyễn Đức Quang). Ảnh: CoThomMagazine.com

Hoài niệm cafe Sài Gòn xưa

Nếu phải chọn một nét ẩm thực rất riêng cho Việt Nam và nhất là cho Sài Gòn, Dòng Nhạc Xưa sẽ không ngần ngại chọn “uống cafe”. Cafe đã vượt ra khỏi phạm trù là một thức uống để trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Nhiều khi bạn bè vẫn rủ nhau đi “uống cafe” nhưng chúng ta ra quán lại gọi một món không ăn nhập gì với cafe. Có lẽ việc nhìn từng giọt cafe nóng rơi xuống phin, hay việc khuấy đều cho ly cafe đá sủi bọt đem lại nhiều cảm xúc cho chúng ta hơn là việc thưởng thức cafe. Hay những câu chuyện hàn huyên xung quanh mới là cái chúng ta cần.
Mong sao càng ngày những thứ cafe bẩn càng bị xóa sổ để chúng ta thưởng thức cafe thật đúng nghĩa. Và qua đó những quán cafe, những cuộc hẹn hò, những câu chuyện tâm tình quanh ly cafe mãi mãi trở thành những nét văn hóa đặc trưng, đáng quý của Việt Nam!

CAFE SÀI GÒN XƯA
(Nguồn: tác giả Yến Trinh viết trên TuoiTre.vn ngày 2016-04-11)

TTCT – Chừng một năm trở lại đây, Sài Gòn mọc lên những quán cà phê gợi lại ký ức của những năm 1980-1990. Từ bảng hiệu, đồ trang trí đến thức uống được quán chăm chút đến nỗi khách đến lần đầu phải thốt lên: Sao mà… Sài Gòn quá!

Cà phê Sài Gòn Út Lành gợi không gian Sài Gòn xưa. Ảnh: YẾN TRINH
Cà phê Sài Gòn Út Lành gợi không gian Sài Gòn xưa. Ảnh: YẾN TRINH

16g, nắng bắt đầu nhạt, nhóm bạn của Thủy Phương rẽ vào con hẻm nhỏ trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM). Chỉ chục bước chân, một không gian hoàn toàn trái ngược với vẻ rộn rã của khu phố Tây hiện ra. Quán gợi sự thích thú ngay từ bảng hiệu “Cà-phê Saigon Út Lành” treo trên khung cửa ngôi nhà có tuổi thọ hơn một thế kỷ.

Hoài Niệm Tờ Nhạc Xưa (Lê Văn Nghĩa)

Trong một bài viết trước, [dongnhacxua.com] đã giới thiệu một nét văn hóa đặc sắc của Sài Gòn xưa: thú chơi tờ nhạc. Hôm nay, chúng tôi lại có cơ hội giới thiệu tiếp một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về một thời Sài Gòn xưa đầy kỷ niệm với các bản nhạc tờ.

Bìa nhạc "Cô láng giềng" xuất bản trước 1975. Ảnh: trungtamasia.com
Bìa nhạc “Cô láng giềng” xuất bản trước 1975. Ảnh: trungtamasia.com

THÚ CHƠI TỜ NHẠC Ở SÀI GÒN: “CÔ LÁNG GIỀNG ƠI …
(Nguồn: bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa đăng trên Tuổi Trẻ ngày 2016-03-03)

Hồi đó, khoảng lớp đệ tam (lớp 10 bây giờ), tôi có để ý đến một cô gái cùng xóm học trường Gia Long. Làm sao cho nàng ta để ý đến mình đây? Thằng Hiệp mập cố vấn: “Mầy mua bản nhạc nào có cái tựa hợp hoàn cảnh của mầy tặng ghệ”.

Năm Cụm Núi Quê Hương (Minh Kỳ – Tường Linh)

Tiếp tục dòng nhạc về các vùng miền quê hương, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu hình ảnh năm cụm núi Ngũ Hành Sơn ở xứ Quảng Nam – Đà Nẵng qua bản nhạc “Năm cụm núi quê hương” của Minh Kỳ, theo ý thơ của nhà thơ Tường Linh.

Từ trên đỉnh Thủy Sơn, nhìn thấy một phần phong cảnh Ngũ Hành Sơn. Ảnh: wikipedia
Từ trên đỉnh Thủy Sơn, nhìn thấy một phần phong cảnh Ngũ Hành Sơn. Ảnh: wikipedia

“LƯỚT QUA” THƠ TƯỜNG LINH
(Nguồn: BaoQuangNam.com.vn)

Không hiểu sao, mỗi khi nghĩ về thơ Tường Linh, tôi thường nhớ bài thơ “Nhớ hai miền Huế – Quảng” trong mấy câu thơ: Quê hương tôi bên ni đèo Hải/ Nhấp nhô bóng thuyền Cửa Đại/ Già nua nếp phố Hội An…/ Đêm Đà Nẵng vọng về cơn sóng biển/ Bún Chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô. Và. lại nhớ. Khổ thơ cuối của bài “Ngọn đèn”: Còn nguyên vẹn những đêm dài thao thức/ tựa bao lơn, anh ngắm chấm đèn xưa/ đóm sáng nhỏ hay mắt sầu rưng rức/ không gian buồn như có rắc tơ mưa. Cả hai bài thơ đều được viết vào năm 1958, khi mà quê nhà Quảng Nam đã trở thành niềm thương dằng dặc của nỗi “không về”.

Tình Yêu Bên Dòng Sông Quan Họ (Phan Lạc Hoa – Đỗ Trung Lai)

Cùng với “Tàu anh qua núi”, bản “Tình yêu bên dòng sông quan họ” là sáng tác để lại nhiều ấn tượng cho công chúng nhất của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa. Ca khúc thì đã quá quen với người yêu nhạc nhưng ít người biết được nhạc sỹ Phan Lạc Hoa đã lấy ý thơ từ bài “Đêm sông Cầu” của Đỗ Trung Lai. [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu đến quý vị bài thơ & bài hát.

Tàu Anh Qua Núi (Phan Lạc Hoa)

Người Pháp khi đặt chân đến Đông Dương khoảng năm 1858 đã nhanh chóng phát triển và đặt nền móng vững chắc cho ngành đường sắt Việt Nam. Và cũng đã hơn 50 năm, hình ảnh sân ga và con tàu cũng đi vào nền nhạc Việt. Hôm nay [dongnhacxua.com] giới thiệu tác phẩm nổi tiếng “Tàu anh qua núi” của một nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh: Phan Lạc Hoa.