Những giọng ca vàng: Elvis Phương

Elvis Phương có thể được coi là một trong những ca sỹ gạo cội nhất của làng tân nhạc vẫn còn phong độ và xuất hiện đều đặn trong các chương trình ca nhạc. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát Elvis Phương, qua một bài viết của cố ký giả – nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống”.

Elvis Phương: Đã 45 năm ca hát…

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-11-10)

Từ khá lâu, giới truyền thông hải ngoại ít nhắc nhở đến Elvis Phương, nhất là từ khi vợ chồng anh quyết định về mua nhà tại Việt Nam trong Làng Việt Kiều An Phú Đông vào năm 2001. Trước đó, Elvis Phương thường về Việt Nam và là một trong vài nghệ sĩ hải ngoại về Việt Nam trình diễn sớm nhất. Sau khi anh tạo được thành công với “live show” riêng của mình ở trong nước vào năm 2000, việc đi hát của anh gặp được nhiều thuận lợi hơn.

Tuy hạn chế trình diễn trong những “show” ca nhạc và nhất là không còn xuất hiện trên những chương trình video ở hải ngoại, nhưng Elvis Phương vẫn thường xuyên về Mỹ để trình diễn trong các chương trình được tổ chức trong các sòng bài tại một số tiểu bang ở đây. Hoặc thỉnh thoảng hát trong những chương trình nhạc thính phòng.

Những giọng ca vàng: Anh Khoa

Thành danh từ trước 1975 nhưng con đường nghệ thuật của nam danh ca Anh Khoa không được suôn sẻ như nhiều nghệ sỹ khác. Hiện tại chàng ca sỹ gốc Phan Thiết đang định cư ở Hungary và vẫn đều đặn tham gia hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, mà nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ và Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin hân hạnh giới thiệu giọng ca Anh Khoa, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Anh Khoa – nỗi sầu tha hương trên xứ Hungary

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Phúc Chí đăng trên sbtn.tv ngày 2015-07-07)

Đầu thập niên 60, Anh Khoa lúc khoảng 14 tuổi, học sinh Anh Khoa đại diện thị xã Phan Thiết ra Nha Trang dự thi giải hát toàn quốc xếp hạng nhất vòng bán kết rồi sau đó vào Sài Gòn thi chung kết đoạt giải nhất với bản Nếu Một Mai Tôi Biệt Kinh Kỳ “ Người ơi một mai nếu tôi đi rồi. Thì vạn lời thương cũng thế mà thôi…”

Những giọng ca vàng: Thanh Huyền

Trong nỗ lực lưu giữ tư liệu về các giọng ca vàng một thuở, Dòng Nhạc Xưa giới thiệu ca sỹ gạo cội Thanh Huyền, tiếng hát nổi tiếng môt thời trên làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam, qua một bài viết của tác giả Ngọc An trong chuyên mục “Giọng ca vàng thuở ấy… bây giờ”.

Giọng ca vàng thuở ấy… bây giờ: Thanh Huyền – ngôi sao trên sóng phát thanh

(Nguồn: bài viết của tác giả Ngọc An đăng trên thanhnien.vn ngày 2016-03-01)

Tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Huyền đã vang lên trên Đài tiếng nói VN trong suốt các thập niên 1960 – 1990. Bà được ví như ngôi sao trên sóng phát thanh thế kỷ trước.

Nghệ sĩ Thanh Huyền thời trẻ và khi bước sang tuổi 74 – Ảnh: tư liệu – Ngọc An
Khi truyền hình chưa phát triển, công chúng thường biết đến giọng hát của các nghệ sĩ qua sóng phát thanh. Nhiều nghệ sĩ đã gắn tên tuổi với những ca khúc phát trên đài tiếng nói, trong đó có thể kể đến thế hệ những nghệ sĩ đầu tiên như Thanh Huyền, Mạnh Hà, Thúy Hà, Thúy Lan…

Ban nhạc Phượng Hoàng & phong trào nhạc trẻ thuần Việt

Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.

Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên thanhnien.vn ngày 2017-02-23)

Ban nhạc Phượng Hoàng. ẢNH: TƯ LIỆU

Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc.

Tiếng hát Chế Linh

Được mệnh danh là một trong “tứ trụ nhạc vàng” (cùng với Duy Khánh, Hùng Cường và Nhật Trường), Chế Linh, với chất giọng thật lạ và phong cách biểu diễn tự nhiên, đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong dòng nhạc Việt. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu tiếng hát của người ca sỹ gốc người Chàm, qua một bài của cố nhạc sỹ Trường Kỳ trong chuyên mục “Nghệ sỹ & đời sống” .

Chế Linh: Một thời “hiện tượng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Trường Kỳ đăng trên giadinhhoangtrong.wordpress.com ngày 2013-10-28)

Chế Linh, người ca sĩ từng có một thời được coi như một hiện tượng trong dòng nhạc Boléro mà theo ngôn ngữ bình dân mộc mạc gọi là nhạc sến. Nhạc Sến ở đây phải được hiểu một cách đứng đắn là dòng nhạc mang tính cách phổ thông, được phổ biến rất lớn rộng trong quần chúng, khi thì mặn nồng nàn tình cảm với những cuộc tình đôi lứa, khi thì đậm đà tình tự quê hương với những tâm bình bình dị chân chất, như tâm hồn của những người dân Việt binh thường. Đó là thời điểm những năm 60-70, khi nền tân nhạc Việt Nam đang trong thời kỳ bộc phát mạnh mẽ.

Tiếng hát Karol Kim

Một trong những giọng ca lạ và để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt Nam là tiếng hát Carol Kim. Dòng Nhạc Xưa xin mượn một bài viết của anh Trần Chí Phúc để giới thiệu chất giọng khàn đặc trưng của người nghệ sỹ đa tài đến với quý vị.

Carol Kim trên một CD của cô ở hải ngoại.

Carol Kim vẫn còn làn hơi sung mãn khàn ấm áp

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-26)

Tiếng hát Mỹ Huyền

Dòng Nhạc Xưa đã có một bài viết giới thiệu ca nhạc sỹ Thu Hồ. Hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu ca sỹ Mỹ Huyền, là cô con gái rượu của nhà nhạc sỹ, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.

Ca sĩ Mỹ Huyền – cái bạt tai nhớ đời 

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2014-09-12)

 

Ca sĩ Mỹ Huyền có tên thật là Hồ Thị Mỹ Huyền, ái nữ của nhạc sĩ Thu Hồ. Tác giả của bài hát Quê Mẹ nổi tiếng ( Đêm khuya trăng mơ mắt trông về trong cõi xa mờ…), Khúc Ca Đồng Tháp, Tím Cả Rừng Chiều; là một trong những nhạc sĩ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Cô nhắc đến tên ông với sự yêu thương của đứa con dành cho người cha và cùng với sự kính trọng tài năng của một nhạc sĩ.

Tiếng hát Trúc Mai

Trong bài viết giới thiệu bản “Chuyện trình Lan và Điệp 3”, Dòng Nhạc Xưa có giới thiệu bản ghi âm trước 1975 do ca sỹ Trúc Mai thể hiện. Theo thiển ý của chúng tôi, cô là người đầu tiên đem nhạc phẩm đến công chúng và cũng là người hát đạt nhất cho đến lúc này. Để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin về bà, Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng đăng bài viết của ký giả Hồ Trường An trong tập sách “Theo chân những tiếng hát”.

Ca sỹ Trúc Mai. Ảnh: ThoangHuongXua

Trúc Mai – Tiếng hát trang châu mơ hóa bướm

(Nguồn: bài viết của tác giả Hồ Trường An trong tập “Theo chân những tiếng hát”, sự tầm trên HopAmPro.com)

Ca sỹ Trúc Mai. Ảnh: hopampro.com

Vào ba năm chót của thập niên 50, phòng trà Hòa Bình gần Bùng Binh Sài Gòn có những ca sĩ nồng cốt là Bạch Yến, Bích Chiêu, Thùy Nhiên và Thái Xuân, Yến Hương, Trúc Mai. Sau khi Yến Hương và Thái Xuân lần lượt rời khỏi phòng trà này thì đã có Ngân Hà và Bạch Quyên thay thế. Hát nổi đình nổi đám nhất là Bạch Yến và Bích Chiêu. Có giọng kim quyến rũ nhất là Thùy Nhiên và hiền lành nhất là Bạch Quyên. Mảnh mai kiều nhược nhất là Ngân Hà. Nhưng còn đẹp nhất phải nói là Trúc Mai.
Đối với tôi, thuở đó Trúc Mai là một giọng hát mới ra nghề, vì tôi chưa hề nghe cô hát trên làn sóng điện lẫn trong đĩa nhựa và chưa được nghe báo chí nhắc tới cô. Giờ đây, trên 40 năm qua, nhắc tới Trúc Mai trong một cuộc điện đàm, nữ ca sĩ Quỳnh Giao có cho tôi biết: “ Theo Quỳnh Giao, Trúc Mai hát khá hơn một cô ca sĩ sinh viên đã từng nổi tiếng từ 1962 trở về sau. Chị ấy hát trước sau bằng giọng thật, không bẻ qua giọng mái. Giọng Trúc Mai ấm áp. Ngặt một nỗi chị ấy cứ hát các ca khúc theo thể điệu bolero hoài nên khán thính giả sành điệu không biết được cái đẹp của giọng hát chị ấy ”.

Tài tử Ngọc Bảo: Cả đời cho một mối tình đẹp

Một trong những giọng ca thuộc thế hệ đầu của nền tân nhạc Việt Nam là nghệ sỹ “Tài tử” Ngọc Bảo. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bài viết sưu tầm trên Vietnamnet để giới yêu nhạc hiểu thêm về người nghệ sỹ tài hoa.

Tài tử Ngọc Bảo: Nghìn người tình cũng không bằng vợ

(Nguồn: bài viết đăng trên vietnamnet.vn ngày 2014-09-04)

Tài tử Ngọc Bảo thú nhận, không thể tránh khỏi những phút xao lòng khi bị nhiều giai nhân theo đuổi nhưng: “Làm sao phụ bạc được người phụ nữ như vậy cho được”.

Hiện tượng Phương Thảo – Ngọc Lễ

Những năm 1990, sau khi nhạc Việt được cởi trói khỏi những sáng tác sáo rỗng, nhiều ca khúc giá trị đã ra đời. Khi ấy xuất hiện một cặp song ca có cá tính, họ hát nhạc của chính họ sáng tác và làm say mê hàng triệu con tim yêu nhạc. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu cặp song ca Phương Thảo – Ngọc Lễ qua một bài viết của tác giả Cung Tuy đăng trên TheThaoVanHoa.vn

Ngọc Lễ – Phương Thảo: Âm nhạc không cần hào quang

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Tuy đăng trên theothaovanhoa.vn ngày 2014-08-05)