Hoa trong nhạc: Mimosa

Nhắc đến Đà Lạt, người yêu nhạc thường hay nhớ đến hoa đào qua tuyệt tác “Ai lên xứ hoa đào” của Hoàng Nguyên. Tuy nhiên lẫn trong số những loài hoa góp vào vườn âm nhạc đủ màu sắc, chúng ta còn bắt gặp Mimosa. Dòng Nhạc Xưa xin tiếp tục chủ đề “Hoa trong nhạc” với bài viết giới thiệu loài hoa đặc trưng cho xứ “Ngàn hoa”.

Hoa “Mimosa” Đà Lạt – lại thêm một “ngộ sự văn hóa”

(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Đình Hòa đăng trên vacne.org.vn ngày 2012-01-26)

Có đến 2 loài hoa được gọi chung tên là Mimosa ở Đà Lạt nhưng đều thuộc chi Keo Acacia, không thuộc chi Trinh nữ Mimosa.

Ảnh: http://vacne.org.vn


1.Chi Trinh nữ
(danh pháp khoa học: Mimosa – có nghĩa là Trinh nữ) là một chi khoảng 400 loài cây thân thảo và cây bụi, thuộc phụ họ Trinh nữ (Mimosoideae) trong họ Đậu (Fabaceae), lá kép hình lông chim với các tên gọi dân dã như xấu hổ, trinh nữ, mai dương v.v. (1). Loài được biết nhiều nhất là Mimosa pudica với tên gọi dân dã là cây xấu hổ hay cây trinh nữ bò lan do các lá của chúng khép lại khi bị chạm vào. Nhiều loài khác cũng khép lá lại vào buổi chiều. Trinh nữ có nguồn gốc ở miền nam Mexico và khu vực Trung Mỹ nhưng đã phổ biến rộng khắp như là một

loài cây cảnh được trồng trong nhà trong các khu vực ôn đới và ngoài vườn trong các khu vực nhiệt đới. Năm 1947 Thailand còn mắc sai lầm khi nhập cây mai dương về để cải tạo đất vì chúng là cây họ đậu. Việc trồng ngoài vườn đã làm cho Mimosa nhanh chóng trở thành một loại cỏ dại và một số loài trong đó trở thành loài xâm hại nguy hiểm ở nhiều nơi (1) .