Phan Huyền Thư lên tiếng sau bài báo chấn động về cha

Sau bài viết của bác sỹ Sao Hồng kể về những năm tháng cuối đời của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa, dư luận có những thông tin trái chiều. Dưới góc độ sưu tầm và tổng hợp tư liệu về nhạc xưa, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bài phỏng vấn của đài truyền hình VTC với nhà văn – nhà thơ Phan Huyền Như, cô con gái của Phan Lạc Hoa và ca sỹ Thanh Hoa.

PHAN HUYỀN THƯ LÊN TIẾNG SAU BÀI BÁO CHẦN ĐỘNG VỀ CHA 
(Nguồn: vtc.vn)

Nhà thơ Phan Huyền Thư nói như vậy về nội dung bài viết đang gây chú ý cực độ mấy ngày gần đây xung quanh cái chết bí ẩn của cha mình, nhạc sỹ Phan Lạc Hoa.

30 năm sau cái chết chấn động của người nghệ sỹ tài năng Phan Lạc Hoa, câu chuyện cũ lại được xới lên lần nữa qua lời kể của bác sĩ Sao Hồng, cậu sinh viên thực tập khoa Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai ngày nào. Ông đã từng có thời gian chăm sóc Phan Lạc Hoa những ngày bạo bệnh và có những kỷ niệm, những năm tháng không thể quên với người nghệ sỹ này.

Trong câu chuyện đó nhắc đến cả mối tình sôi nổi, cuồng nhiệt của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa với ca sỹ Thanh Hoa, người đã cùng ông xây đắp cuộc sống và có với nhau những người con. Trong đó có cuộc sống cô độc của Phan Lạc Hoa, những ngày chữa bệnh tại bệnh viện, những ngày buồn khi ông và vợ quyết định ly hôn và cuối cùng là cái chết do treo cổ tự tử để lại nhiều dấu hỏi đau đớn.

Chân dung nhạc sỹ Phan Lạc Hoa  thời trẻ. Ảnh: Phan Huyền Thư.
Chân dung nhạc sỹ Phan Lạc Hoa thời trẻ. Ảnh: Phan Huyền Thư.

Tàu Anh Qua Núi (Phan Lạc Hoa)

Người Pháp khi đặt chân đến Đông Dương khoảng năm 1858 đã nhanh chóng phát triển và đặt nền móng vững chắc cho ngành đường sắt Việt Nam. Và cũng đã hơn 50 năm, hình ảnh sân ga và con tàu cũng đi vào nền nhạc Việt. Hôm nay [dongnhacxua.com] giới thiệu tác phẩm nổi tiếng “Tàu anh qua núi” của một nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh: Phan Lạc Hoa.

Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Trương Quý Hải – Bùi Thanh Tuấn)

Mới đó mà đã 20 năm. Những năm 1995. [dongnhacxua.com] còn nhớ như in cái rét đầu đông Hà Nội. Chúng tôi cùng một số anh em nghệ sỹ lang thang trên đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), rồi kéo về Hồ Tây và cuối cùng là kết thúc ở một quán cóc gần bờ hồ. Với một người sinh ra và lớn lên ở miền Nam nắng ấm như chúng tôi, cảm giác được trải nghiệm cái lạnh của xứ Bắc quả thật là tuyệt vời. Lại càng hạnh phúc hơn khi được cùng các bạn văn nghệ nhâm nhi rượu Làng Vân, đọc bài thơ “Chia tay người Hà Nội” của Bùi Thanh Tuấn và đàn hát say sưa những nhạc phẩm thịnh hành về Hà Nội lúc đó như “Hà Nội đêm trở gió”, “Hoa sữa, v.v. Hôm nay, trong cái lạnh muộn của Sài Gòn, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”.

BÀI THƠ “CHIA TAY NGƯỜI HÀ NỘI” CỦA BÙI THANH TUẤN
(Nguồn: thivien.net)

Tặng anh Trần Quang Dũng

Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa,
Cái rét đầu đông giật mình bật khóc.
Hoa sữa thôi rơi những chiều tan học,
Cổ Ngư xưa lặng lẽ dấu chân buồn.

Trúc Bạch giận hờn phía cuối hoàng hôn,
Để con nước thả trôi câu lục bát.
Quán cóc liêu xiêu dăm ba tiếng nhạc,
Phía Hồ Tây vọng lại một câu Kiều.

Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu,
Nhớ góc phố nhớ hàng me kỷ niệm.
Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím,
Ngõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa.

Hà Nội mùa này nhớ những cơn mưa…

Đêm Hội quán – Đông 1992

Bài thơ này được đăng trên tạp chí Tuổi xanh năm 1992, sau đó đã được nhạc sĩ Trương Quý Hải phổ nhạc thành bài hát ‘Hà Nội mùa vắng những cơn mưa’.

ĐÔI NÉT VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA “HÀ NỘI MÙA VẮNG NHỮNG CƠN MƯA”
(Nguồn: đăng trên chungta.vn ngày 16/06/2014)

Nhà thơ Bùi Thanh Tuấn có cuộc trò chuyện với Chúng ta về nhạc sĩ Trương Quý Hải và những sáng tác của anh.

Trương Quý Hải (trái) và Bùi Thanh Tuấn (phải).
Trương Quý Hải (trái) và Bùi Thanh Tuấn (phải).

– “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”, ca khúc gắn với tên tuổi của anh và nhạc sĩ Trương Quý Hải, đã có tuổi đời 22 năm. Lúc đó, hai người gặp nhau như thế nào?

– Chúng tôi gặp nhau tình cờ vào buổi giao lưu sinh viên giữa hai miền Nam – Bắc diễn ra tại Hội quán sinh viên của trường Đại học Tổng hợp TP HCM. Lúc đó, đoàn nào có tiết mục gì thì góp vui cái nấy. Tôi là dân Văn nên nghĩ chỉ có làm thơ mới được… lên sân khấu. Tôi bèn lân la làm quen với những người bạn mới, tò mò hỏi họ về Hà Nội và từng người kể tôi nghe. Ngay hôm đó, chỉ trong vòng 15 phút tôi viết liền một mạch bài thơ ngắn bằng các chất liệu góp lại từ lời kể của bạn bè và những hiểu biết ít ỏi về Hà Nội. Tôi lồng ghép vào trong bài thơ một câu chuyện tình lãng mạn hoàn toàn tưởng tượng để gọi tên một Hà Nội mơ hồ mà tôi không dám chắc là nó có giống thủ đô mà tôi chưa bao giờ đến hay không.

Sau khi đọc giao lưu trên sân khấu, nhạc sĩ Trương Quý Hải đến chỗ tôi xin tờ giấy chép bài thơ. Lúc đó tôi chưa biết anh là ai. Ai xin thơ thì tôi thích lắm, thế là tặng luôn. Tối đó mọi người hẹn nhau liên hoan ở nhà nghỉ công đoàn, nơi đoàn Hà Nội trú ngụ. Anh Hải bước vào phòng và tuyên bố vừa sáng tác xong một ca khúc mới lấy câu thơ đầu làm tựa: “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”. Hải tung guitar lên, rải hợp âm chủ mi-thứ và hát. Tôi rất cảm động và sau đó chúng tôi thân nhau.

– Nhiều ý kiến cho rằng “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” là một bài thơ rất hay. Nhưng nếu không có Trương Quý Hải phổ nhạc, đó chỉ là những câu thơ nằm yên trên trang giấy. Anh bình luận sao về ý kiến này?

– Thơ thì phải nằm trên giấy chứ! Chỉ có nhạc mới cất nên âm vang. Câu hỏi này mang tính “khích tướng”, nhưng tôi thích. Nếu không có anh Hải, bài thơ vẫn có đời sống của một bài thơ, tôi nào sợ gì! Ngược lại, nếu không có duyên may gặp gỡ, anh Hải sẽ không có bài nhạc phổ thơ tôi thì vẫn sẽ có những ca khúc rất hay khác (được biết anh Hải là nhạc sĩ rất chịu khó làm lời, ít phổ thơ). Với lại hai anh em chúng tôi không bao giờ tranh luận về điều đó, chỉ cảm thấy hạnh phúc vì hai người đã “ăn ở” và “đẻ” ra được một đứa con chung xinh đẹp. Năm nay nó vừa tròn 22 tuổi rồi.

[footer]

Đoàn Chuẩn – Lần Chuyển Bến Cuối Cùng

Tiếp nối dòng nhạc về mùa thu, sẽ là rất thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến nhạc sỹ Đoàn Chuẩn, người được xưng tụng là ‘nhạc sỹ của mùa thu’. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin mạn phép giới thiệu bài viết của nhà báo – nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha để giới yêu nhạc có thêm thông tin về Đoàn Chuẩn.

Lá đổ muôn chiều (Đoàn Chuẩn - Từ Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Lá đổ muôn chiều (Đoàn Chuẩn – Từ Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

la-do-muon-chieu--1--doan-chuan--tu-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com la-do-muon-chieu--2--doan-chuan--tu-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com la-do-muon-chieu--3--doan-chuan--tu-linh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

ĐOÀN CHUẨN – LẦN CHUYỂN BẾN CUỐI CÙNG 
(Nguồn: bài viết của nhà báo – nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha đăng trên DacTrung.net)

Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn. Ảnh: AmNhac.fm
Nhạc sỹ Đoàn Chuẩn. Ảnh: AmNhac.fm

Nhìn ông nhỏ thó nằm trên chiếc giường có cảm giác như trên một con thuyền bồng bềnh trôi trên sóng nhạc của chính ông để lướt tới lần chuyển bến cuối cùng một đời người, một “tình nghệ sĩ” qua bao thăng trầm, buồn vui trên dương thế.

Không ít người nhầm tưởng những tình khúc mùa thu của Đoàn Chuẩn là “nhạc tiền chiến”. Nhưng thực sự đó là những tình khúc thời kháng chiến …
Hay nói cặn kẽ hơn, đó là những tình khúc kháng chiến nối mạch với nhạc tiền chiến.
Đoàn Chuẩn liền mạch về suy tưởng với nhạc tiền chiến nhưng lối đi giai điệu khác hơn, nhạc hơn, đỡ “hát thơ” hơn nhạc tiền chiến khá nhiều.
Lợi thế làm ra sự độc đáo ở giai điệu Đoàn Chuẩn là vì ông chính hiệu một nghệ sĩ biểu diễn guitar Hawaii “xịn”.

Chiếc đàn guitar Hawaii (thời ấy thường gọi là đàn Hạ – Uy – Di) với lối trình tấu vuốt, lướt thả sức trên những cung quãng rộng chính là một cánh cửa ân ái mở vào thế giới nhạc blue.

Nhiều ca sĩ hát nhạc jazz hiện nay chọn hát Đoàn Chuẩn không phải là vô căn cứ.

Đóng góp của Đoàn Chuẩn thật khiêm nhường nhưng vừa mộng mị, vừa chân thành. Vừa thân thuộc vừa lạ lẫm. Có lẽ nhờ cái riêng đó, cùng tính khiêm nhường, Đoàn Chuẩn có nhiều tri kỷ.

Ông nằm đấy mà khơi dậy bao kỷ niệm chia sẻ với Văn Cao. Khi thì là những chén “cuốc lủi” suông ở nhà Văn Cao 108 Yết Kiêu. Khi thì cùng đôi lát bít-tết nóng hôi hổi với vài mẩu bánh mì do bà Đoàn Chuẩn “sắp bữa” ở nhà ông số 9 Cao Bá Quát…

Đoàn Chuẩn rất giống Tô Hoài ở cái “đức” uống rượu. Chỉ ngửa cổ làm một hơi, một chai như không. Làm một hơi rượu “cuốc lủi” và hút thuốc lá Thăng Long không đầu lọc là cá tính riêng của Đoàn Chuẩn khi cơ hàn cũng như lúc xênh xang đều như vậy.

Ông nằm đấy mà chiều đầu đông ngoài kia “sao dâng nhanh màu tím”. Và mây nữa, cũng đang “bay theo nhau về bến”. Tay sào đã cắm tự cuối thu rồi !

Hình như thấp thoáng ở bờ bên kia, Văn Cao và Trịnh Công Sơn đang ngồi đối tửu chờ ông. Còn ở bờ bên này chiều nay, biết bao “cố nhân xa rồi” đang hát trong nước mắt những giai điệu của ông. Biết bao những Thanh Hằng, Khánh Ly, Cẩm Vân, ánh Tuyết… đang chín vàng trong thương tiếc khôn nguôi ngổn ngang những phương trời cách biệt.

Ông vẫn bồng bềnh “tìm hướng cho lòng tìm bến mơ”. Hình như có tiếng hát Lê Dung vọng từ bờ bên kia đẩy đưa lần “chuyển bến” cuối cùng này tới đích nhanh hơn. Và đầu đông đã se lạnh. Và “lá úa phải chăng là nước mắt người đi”?

Xin vĩnh biệt ông – người đồng hương Hải Phòng yêu mến !

Nguyễn Thụy Kha

[footer]

Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn)

Hà Nội vốn dĩ được ưu ái rất nhiều trong thi ca Việt Nam, mà đặc biệt là một Hà Nội khi vào thu. [dongnhacxua.com] xin tiếp tục dòng nhạc mùa thu với bản “Nhớ mùa thu Hà Nội” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

nho-mua-thu-ha-noi--trinh-cong-son--trinh-cong-son.com--dongnhacxua.com
Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn). Ảnh: trinh-cong-son.com

NỖI NHỚ MÙA THU HÀ NỘI CỦA NGƯỜI PHƯƠNG NAM
(Nguồn: bài viết của tác giả Hoài Hương đăng trên vov.vn)

Đối với một người phương Nam như tôi, mùa thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được.

Trời xanh cao vời vợi màu hồ thủy, nắng như tơ, từng sợi một thả xuống óng ánh. Hà Nội dịu dàng, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại, những quả hồng đỏ mọng mời gọi như môi thiếu nữ, đây đó thấp thoáng bóng áo nâu quẩy đôi gánh chung chiêng, bên trong lấp ló những quả thị vàng mượt, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm thôn dã, bình dị, xưa xưa cổ tích…Trên những hàng cây loáng thoáng vài chiếc lá vàng… Mùa thu Hà Nội rón rén, ngập ngừng, ngấp nghé đổi chỗ mùa hạ nồng nàn cháy bỏng.

Tôi ở phương Nam, một năm chỉ có hai mùa mưa nắng. Nắng đổ xuống như chảo lửa cứ hừng hực đốt cháy cả lòng người. Mưa thì như nghiêng trời lệch đất, nước cuồn cuộn trôi, trôi tuột mọi thứ, con người cũng muốn tan theo nước mà trôi đi. Người phương Nam như tôi đã được tặng một món quà tuyệt đẹp của phương Bắc, của Hà Nội, mà không phải lúc nào cũng có thể có. Vâng! Quà tặng – Mùa thu Hà Nội, mùa đẹp nhất trong năm, thơ mộng nhất trong năm, mùa phương Nam không bao giờ có được. Khẽ khàng, mỏng manh trong hơi sương sớm, se se trong cơn gió nhẹ đem hương mùa bãng lãng qua các con phố… Mùa thu Hà Nội như một thứ men ngọt ngào, nhấp từng giọt, từng giọt để say hồi nào không biết và cứ muốn say mãi.

Một sớm thu Hà Nội. Ảnh: Hà Thành
Một sớm thu Hà Nội. Ảnh: Hà Thành

Cốm Làng Vòng – hương vị thu Hà Nội, nét lạ đầy ấn tượng. Những hạt cốm xanh ngọc mang hương trời khí đất, cả hồn quê và huyền thoại làng, được bọc bằng chiếc lá sen phảng phất hương thơm thoát tục, bên ngoài buộc thêm một vài sợi rơm không quá chặt, không quá lỏng, như gói những nét tinh tế lên hàng nghệ thuật một món quà dân dã của người Tràng An- người Hà Nội.

Ngay cả đến cách ăn, cũng là một nghệ thuật thưởng thức ẩm thực tuyệt vời. Không phải xúc từng muỗng (thìa) lớn như ở phương Nam khi ăn cốm dẹp trộn dừa, cứ cho hết muổng này tới muổng khác, ào ào một lúc là hết. Cốm Vòng, đựng trong lá sen, chụm mấy ngón tay nhúm vài hạt cốm, bỏ vào miệng, nhẩn nha để vị cốm dẻo, ngọt, thơm tan ra từ đầu lưỡi thấm vào… cảm hết hương vị trời, đất, đồng quê, nắng gió trong hạt cốm.

Ở Hà Nội, hình như mùa thu mới là lúc trái quả phô diễn hết sắc vị được tích tụ, chắt lọc bằng nắng gió, tinh túy đất trời. Hồng đỏ mọng môi ngọt lịm, na xanh biếc mắt ngọt thanh tao, bưởi vàng mơ ngọt mát the the đầu lưỡi, nhãn nâu đất ngọt đậm đà…, đặc biệt một loại quả chỉ có ở Hà Nội – quả sấu, vàng ươm, chua ngọt, một loại quả không phải để bày biện cho đẹp cho sang, nhưng len lỏi khắp nơi… Từ nhà hàng đặc sản đến bữa cơm đạm bạc bình dân, từ quí cô, quí bà sang trọng đài các đến em bé bán báo dạo trên phố.

Những hàng sấu thẳng tắp trên phố phường Hà Nội. Ảnh: vov.vn
Những hàng sấu thẳng tắp trên phố phường Hà Nội. Ảnh: vov.vn

Những quả sấu chín vàng đựng đầy trong rổ hay chất một mẹt trên hè phố, ở góc chợ… nhìn ngồ ngộ, quê mùa, xấu xí, nhưng sao hấp dẫn đến kỳ lạ. Tôi đã đứng thật lâu quan sát, thấy thứ quả bình dị mà có sức mê hoặc đến hết thảy mọi người không phân biệt sang hèn. Thảo nào, mà trong văn trong thơ viết về Hà Nội, nhiều người nhắc đến quả sấu như một nỗi nhớ, một mối tình vấn vương, một kỷ niệm ấu thơ rất riêng của Hà Nội, không lẫn vào đâu được.

Một trưa nắng nhẹ, lang thang phố cổ vắng tiếng xe, trong bóng cây sẫm màu lốm đốm nắng, bóng dáng áo nâu, tóc bạc quẩy một gánh quả có mùi thơm là lạ, thong dong ngược lại, đi qua tôi, như bất chợt vấp phải một cái gì đó mơ hồ, tôi quay lại níu lấy bà… Ôi quả thị, quả thị của nàng Tấm trong cổ tích. Tròn đầy, xinh xắn, vàng mướt màu nắng, và mùi thơm là tổng hòa mùi lúa chín, mùi rơm mới, mùi bếp lửa, mùi làng quê…

Bà cười hiền hậu (không biết có phải là bà lão bán quán nước đã rước quả thị nàng Tấm về nhà trong cổ tích), tặng tôi một quả thị thật đẹp cùng câu chúc rất cổ tích: Cô sẽ gặp được người tri âm tri kỷ. Và đêm ấy, trong giấc mơ của tôi, bước ra từ quả thị là một chàng trai, như hoàng tử trong truyện thần thoại, đến với tôi… Tỉnh dậy, nhìn ra ngoài cửa sổ, sương lễnh loãng trong ánh trăng non mờ ảo và mùi thơm quả quả thị sực nức căn phòng…

Gánh hàng rong mang theo những "hương sắc" của mùa thu Hà Nội. Ảnh: vov.vn
Gánh hàng rong mang theo những “hương sắc” của mùa thu Hà Nội. Ảnh: vov.vn

Mùa thu Hà Nội, không chỉ là cái nắng vàng tơ mơn man, ấm áp, là bầu trời thăm thẳm trong vắt không gợn mây giữa trưa, là hương quả đầy mời gọi, mà còn là nét quyến rũ đến ngọt say người phương Nam từ những đêm trăng và hoa sữa. Đêm và hoa mùa thu Hà Nội đẹp lạ lắm. Đêm tĩnh lặng, nhẹ lâng lâng, trong veo. Những ồn ào, vất vả của ngày hình như ngủ theo mặt trời, chỉ nghe có tiếng ri rỉ của dế, tiếng sột soạt của chiếc lá rơi, xa xôi đâu đó tiếng cá quẫy nước giỡn trăng trong hồ… Ánh trăng gần rằm phủ xuống vầng sáng mát lạnh như ướp đá, bóng hàng cây hoa sữa sẫm màu, để nổi bật những chấm trắng lấm tấm của từng chùm hoa, như một vệt ngân hà lạc xuống. Đêm đẹp như mộng. Đêm sóng sánh, hoa sữa ngọt say tung thả mùi hương theo gió lan tỏa cả mặt hồ loáng ánh bạc của trăng.

Trăng, hoa lẫn vào sương giăng mỏng mờ, lãng đãng, chồng nhòe cảnh vật ẩn hiện, bí ẩn. Bầu trời lấp lánh các vì sao như bức tranh cẩn vụn kim cương của nghệ sĩ thần tiên dành riêng ban tặng cho những ai thức cùng đêm. Tôi đã đi như thế, cảm nhận vẻ đẹp liêu trai của đêm thu Hà Nội mãi đến khi sương tụ lại từng giọt đọng trên lá cỏ, như giọt nước mắt đêm, và xa xa dội lại nhịp thở của một ngày mới sắp bắt đầu.

Để trọn vẹn sắc thu Hà Nội, ôm trọn mùa thu Hà Nội làm quà cho các bạn ở phương Nam, tôi đã làm một cuộc thăm viếng những “địa chỉ đỏ” danh tiếng ở Hà Nội gắn liền với mùa thu: Bắc Bộ Phủ, Quảng trường Ba Đình, Nhà Viễn Đông Bác Cổ… Nhìn màu đỏ của sắc cờ, hoa những nơi này, nghe vang vọng lời ca oai hùng “Đoàn quân Việt Nam đi…”, như sống ngược thời gian một mùa thu xưa, âm vang lời Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh tên nước Việt Nam và một mùa thu của những đoàn quân” Trùng trùng say trong câu hát…” tiến về giải phóng Thủ Đô…

Ngày trở về phương Nam, tôi xao xuyến chia tay thu Hà Nội, quyến luyến như mối tình đầu. Mùa thu – món quà tặng của Hà Nội cho người phương Nam như tôi, giống vị ngon, vị ngọt, hương say của môi hôn tình đầu, để rồi nhớ… thầm hẹn./.

[footer]

Nguyễn Đình Toàn viết về Đặng Thế Phong

[dongnhacxua.com] xin tiếp tục dòng nhạc Đặng Thế Phong qua trích đoạn một bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn để quý vị xa gần có thêm tư liệu về một thời nhạc xưa.

Đêm thu (Đặng Thế Phong). Ảnh: TaiNhacCho.vn
Đêm thu (Đặng Thế Phong). Ảnh: TaiNhacCho.vn

ĐẶNG THẾ PHONG 
(Nguồn: trích bài viết của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn đăng trên ThanhThuy.me)

Đặng Thế Phong là một trong những nhạc sĩ tiền phong của chúng ta. Ông mất rất sớm, mới ngoài hai mươi tuổi. Ông chỉ để lại có ba bản nhạc.

Cũng có người cho rằng ông có tới bốn hay năm bài. Nhưng thực tế, không ai biết cái bài thứ tư, thứ năm đó. Vậy chỉ nên coi những bài mọi người đều đã biết: Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không BếnĐêm Thu, chính thức là những tác phẩm của ông.

Những người đồng thời với Đặng Thế Phong kể lại rằng ông muốn trở thành họa sĩ chứ không phải nhạc sĩ. Cũng như Nhất Linh, Đặng Thế Phong đã thi vào trường Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, nhưng rồi bỏ dở ý định theo đuổi hội họa. Và cái việc Đặng Thế Phong thi vào trường Mỹ Thuật ấy, đã để lại một huyền thoại. Nghe nói ông đã vẽ một thân cây cụt (không có ngọn), rất đẹp. Vị giáo sư người Pháp chấm bài, khen ngợi, nhưng nói rằng: “E Đặng Thế Phong không sống lâu được.”

Nhớ, xa hơn nữa, các cụ ta cũng truyền lại rằng, một học giả Trung Hoa, sau khi đọc xong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đã nói: “Người này nhiều lắm 5 năm nữa sẽ chết, vì tinh hoa trút hết ra cả đây rồi”.

Cả hai sự tiên liệu đều đúng.

Như thế, cả Tây lẫn Tàu đều trông vật mà biết bệnh? Hay đó chỉ là điều giản dị như Shakespeare đã nói “trái nào chín trước nhất thì rụng trước hết?”

Ba ca khúc của Đặng Thế Phong được viết vào những ngày nền tân nhạc của chúng ta khởi đầu, và đều là những tình khúc.
Và tình khúc Đặng Thế Phong, ngay từ những ngày xa xôi ấy, đã có một tầm vóc khác:

Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu
Nhớ khi chiều sương
Cùng ai trắc ẩn tấm lòng
Dứt bao tình thương
Thuyền mơ buông trôi theo dòng
Bến mơ dù thiết tha
Thuyền ơi đừng chờ mong

Trong ngần ấy lời ca chữ nào nói đến tình yêu, chữ nào không? Hình như không phải chỉ là con thuyền buông trôi theo dòng mà có cả kiếp người trôi trong dòng đời, cái có thật và cái tưởng tượng đều lẩn khuất sau một màn sương, chúng ta nhìn nhau với lòng trắc ẩn, hạnh phúc khó khăn hay chỉ sống không thôi đã là một điều khó khăn, “bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong”, chúng ta chẳng thể nào tới được nơi mong ước cũng không biết đã ra đi từ đâu:

Thu xưa xa xăm ngoài chân mây
Thu nay bơ vơ thuyền trôi đây
Phải chăng thuyền nhớ nơi non bồng
Nơi đã bao phen chùng tơ lòng…

Con sông nào chẳng có hai bờ, nhưng bờ có phải là bến không?

Nghe nhạc Đặng Thế Phong là nghe lấy những tiếng ở giữa chừng đời sống ấy, tiếng va chạm của cái chốn xa xăm ngoài chân mây với cái cõi bơ vơ thuyền trôi đây.

Người ta không hiểu sao ở ngưỡng cửa của tuổi hai mươi Đặng Thế Phong đã nghe ra cái tiếng nhân thế bao la sầu như ông viết trong Giọt Mưa Thu:

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Phòng vắng bốn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời châu buông mau
Dương thế bao la sầu…

Nghe nói khi mới viết xong ca khúc này Đặng Thế Phong đã đặt tên là ‘Vạn Cổ Sầu’ rồi sau đó mới đổi thành ‘Giọt Mưa Thu’.

Cả ba ca khúc Đặng Thế Phong để lại cho đời đều là những bản thu ca. Điều này nữa có phải cũng là một báo hiệu cái mùa đông sửa đang đón đợi ông?

Lấy những cái đã xẩy ra rồi để giải thích sự việc, người ta thường tìm cách ráp sao cho ăn khớp, điều ấy dễ thôi. Nhưng quả thật nghe lại nhạc Đặng Thế Phong, chúng ta sẽ thấy, chỉ cái mùa vạn vật dường như đắm một nữa trong mộng ấy, mới thích hợp với tâm hồn ông.

Tất cả các lời ca của Đặng Thế Phong đều long lanh sáng. Nhưng chúng không sáng cái ánh sáng của mặt trời, mà sáng cái sáng của lân tinh, của ánh trăng. Cái buồn trong nhạc của Đặng Thế Phong còn có thêm một cái buồn lây của đóa hoa đứng im như mắc buồn, nỗi buồn đọng lại hay mùa đông buồn trong ánh sao, cả ba cách dùng đều có nghĩa.

Nguyễn Đình Toàn

Quận Cam, California.
(Trích Khởi Hành)

[footer]

Đặng Thế Phong (1918 – 1942): Tài Hoa Bạc Mệnh

Xin giã biệt những ngày hè với chút buồn man mác của tuổi học trò, [dongnhacxua.com] xin mời quý vị yêu nhạc xưa bước vào dòng nhạc về mùa thu.
Có thể nói không ngoa rằng chính nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh Đặng Thế Phong (1918 – 1942) là người đã khai sinh mở lối cho những sáng tác về mùa thu của tân nhạc Việt Nam.

Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong). Ành: VietStamp.net
Giọt mưa thu (Đặng Thế Phong). Ành: VietStamp.net

giot-mua-thu--2--dang-the-phong--bui-cong-ky--vietstamp.net--dongnhacxua.com giot-mua-thu--3--dang-the-phong--bui-cong-ky--vietstamp.net--dongnhacxua.com

ĐẶNG THẾ PHONG – TÀI HOA BẠC MỆNH (1918-1942)
(Nguồn: trích bài viết của nhạc sỹ Lê Hoàng Long đăng trên Vietnet)

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
(Nguyễn Du)

Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh, kẻ hồng nhan thường đa truân. Nhìn vào làng nhạc nước ta, nhạc sĩ Đặng Thế Phong là điển hình rõ nét nhất.

Nhạc sỹ Đặng Thế Phong (1918-1942). Ảnh: wikipedia.com
Nhạc sỹ Đặng Thế Phong (1918-1942). Ảnh: wikipedia.com

Ðặng Thế Phong sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Ông là con trai Đặng Hiển Thế, thông phán Sở Trước bạ Nam Định. Thân phụ ông chẳng may mất sớm, gia đình túng thiếu, ông phải bỏ học khi đang theo học năm thứ hai bậc thành chung (deuxième année primaire supérieure, nay là lớp bảy cấp hai phổ thông cơ sở). Vướng vào cái nghiệp văn nghệ từ thủa còn nhỏ nên ông đã lên Hà Nội theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole supérieure de Beanx Arts) với tư cách bàng thính viên (auditeur libre). Đặng Thế Phong đã thực sự lấy nghề nuôi nghiệp: thời gian theo học này, ông đã phải vẽ tranh cho báo Học Sinh (chủ báo là nhà văn Phạm Cao Củng) để có tiền ăn học. Trong một kỳ thi, ông đã vẽ một bức tranh cây cụt, không có một cành nào. Lúc nạp bài, giáo sư Tardieu, thầy dạy ông đã nói rằng có lẽ Đặng Thế Phong không thọ!

Ông đã phiêu du vào Sài Gòn rồi sang Nam Vang vào đầu năm 1941 và mở một lớp dạy nhạc tại kinh đô xứ Chùa Tháp cho đến mùa thu 1941 ông lại trở về Hà Nội.

Cũng giống như Mozart lúc sinh thời, Đặng Thế Phong là một nhạc sĩ rất nghèo, nên cuộc sống của ông chật vật. Ngoài tài làm nhạc, vẽ tranh, ông còn có giọng hát khá hay, tuy chưa được là Ténor nhưng cũng được khán giả hâm mộ. Lần đầu tiên ông lên sân khấu, hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da – Hà Nội) vào năm 1940, được hoan nghênh nhiệt liệt. Đặng Thế Phong là một thiên tài, nhưng vẫn không có được cuộc sống sung túc giữa cố đô Thăng Long lúc bấy giờ vì nhạc và tranh dù có hay, có đẹp đến mấy chăng nữa cũng chẳng có mấy ai mua. Thời ấy, chính quyền bảo hộ Pháp có mở một phòng triến lãm tranh tại hội Khai Trí Tiến đức, khu Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Sau lễ khai mạc được ông Đốc Lý thành phố Hà Nội đến cắt băng, người ta thấy những người đến xem tranh phần rất lớn toàn là ông Tây, bà Đầm, còn người Việt thì đúng là lơ thơ tơ liễu buông mành, nhìn kỹ thấy toàn là các quan ta, những công chức cao cấp, giới trí thức, thượng lưu chứ chẳng thấy một dân thường nào! Ngoài ra, thời bấy giờ chính quyền Pháp có tổ chức mở phòng triển lãm là bảo trợ cho các hoạ sĩ Pháp trưng bày tranh của mình còn hoạ sĩ Việt Nam thì số người lọt được vào, ta có thể đếm trên đầu ngón tay. Đến nhạc thì nếu có in, mỗi lần xuất bản cũng chỉ in nhiều nhất là 500 bản, dân chúng chưa yêu chuộng nhạc cải cách (tân nhạc) nên dù có thực tài thì cũng không thể có được một cuộc sống sung túc nếu nhờ vào sức lao động nghệ thuật!

Đặng Thế Phong phải chịu một cuộc sống khó khăn, chật vật trong “kiếp con tằm đến thác vẫn còn vương tơ” cho đến đầu năm 1942, ông từ giã cõi đời tại căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng Nam Định vì bệnh lao màng (tuberculose péritonique), hưởng dương 24 tuổi, tuổi son trẻ, đầy thơ mộng, sắp bước vào thời xây dựng sự nghiệp (tam thập nhi lập).

Cuộc đời của Đặng Thế Phong thật quá ngắn ngủi nhưng đời sống tinh thần của ông rất phong phú và thi vị. Nhờ thế mà tuy sáng tác chỉ có ba bài: Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu nhưng bài nào cũng trở thành vĩnh cửu, qua hơn nửa thế kỷ vẫn là những bài hay nhất của làng nhạc Việt Nam. Nhạc hứng chân thành đều phát xuất từ con tim, vì thế mà sáng tác của ông có hồn, đi vào lòng người và sống mãi! Qua Ðặng Thế Phong, ta chứng minh được văn nghệ tính phẩm chứ không tính lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa). Con người làm văn nghệ viết được một câu để đời đã là khó, được một tác phẩm để đời là đáng mãn nguyện lắm rồi. Với âm nhạc, người chuyên sử dụng một nhạc cụ cho thật điêu luyện được tôn kính hơn là người biết sử dụng nhiều thứ đàn, chẳng thế nào có được một thứ thật tuyệt hảo. Về sáng tác cũng vậy, làm cho nhiều, cố nặn cho lắm, thể điệu nào cũng có bài thì dù viết cả ngàn bài chưa chắc đă có lấy một bài có giá trị nghệ thuật và vĩnh cửu! Chỉ sáng tác có ba bài thôi, Đặng Thế Phong đã sống mãi trong lòng mọi người, chắc chắn là hơn người có cả ba trăm bài mà chẳng có một bài nào để người ta nhớ! Nói đến điều này, điển hình trong làng nhạc nước nhà, chúng ta nhìn vào ông nhạc sĩ tiền bối Th.O, ông này là một trong số ít người đi tiên phong trong việc sáng tác tân nhạc. Từ đó cho đến sau này, suốt hơn 40 năm, ông có một tập sáng tác khá đồ sộ, trên dưới 500 bài nhưng cho đến ngày hôm nay không có lấy một bài nhạc nào đi vào lòng người nếu ta không muốn nói là sáng tác của ông đã hoàn toàn bị chìm trong quên lãng! Với nghệ thuật nói chung, âm nhạc nói riêng, muốn thành công là phải có tài năng thiên phú chứ không thể nhờ vào thời gian, kiên nhẫn, sách vở, trường lớp hay bằng cấp mà đạt được! Vì thế chúng tôi dám tôn vinh Đặng Thế Phong là một thiên tài của làng nhạc Việt, thật không ngoa.

Cuộc đời Đặng Thế Phong đã có được một mối tình thật chung thủy tuyệt đẹp:

Khi còn ở Nam Định, Đặng Thế Phong đã đem lòng yêu một thiếu nữ buôn bán ở Chợ Sắt, chợ duy nhất và lớn nhất của thành phố. Cô này không đẹp nhưng lại rất có đuyên. Sau nhiều ngày đi chơi chợ, Đặng Thế Phong đã lọt vào mắt mỹ nhân. Cặp tình nhân trai tài, gái đảm đã dìu nhau vào cuộc tình thật trong sáng và cao thượng! Điều đáng ca ngợi là chàng nhạc sĩ tài hoa họ Đặng không bao giờ đụng chạm đến đồng tiền của người yêu, dù cho người đẹp, tên Tuyết, nhiều lần khôn khéo bày tỏ lòng mình muốn giúp chàng. Những buổi chiều trời quang, mây tạnh hay gió mát, trăng thanh, hai người đều dìu nhau trên những con đường ngoại ô để tâm tình. Thời bấy giờ, nhiều thanh niên rất ngưỡng mộ Đặng Thế Phong, khi biết mối tình của cặp Phong – Tuyết, đều mến trọng và tôn kính là một cuộc tình lý tưởng!

Đặc biệt nhất là mấy cô gái phố Hàng Đồng, gia đình rất khá giả tỏ lòng yêu mến Đặng Thế Phong, nhưng ông vẫn một lòng yêu cô Tuyết, dù cô không đẹp bằng mấy cô kia. Có một hôm, mấy cô kia đang đứng nói chuyện với nhau thấy Đặng Thế Phong đi qua, với lối đi có vẻ vội vã. Thấy bóng ông, mấy cô ngưng bặt, rồi chẳng cô ai bảo cô nào, tất cả ánh mắt đều hướng về ông như dán chặt vào người ông vậy. Khi Đặng Thế Phong vừa bước tới ngang chỗ các cô thì một giọng nói đầy hờn dỗi pha thêm mai mỉa, được nói lớn lên, cố ý cho Đặng Thế Phong nghe thấy:

– Mấy chị đứng dịch ra, người ta đi vội kẻo trễ hẹn !

Đặng Thế Phong nghe rõ nhưng coi như điếc, cứ rảo bước như không có gì xảy ra. Đến nơi hẹn, gặp cô Tuyết đã đứng chờ, Đặng Thế Phong kể cho cô nghe vụ vừa bị chọc ghẹo. Cô Tuyết không nói gì mà chỉ tủm tỉm cười với ánh mắt nhìn người yêu, thật là trìu mến. Về nhà, Đặng Thế Phong không nói ra với anh chị em mà thầm thì kể cho ông chú họ, cùng lứa tuổi, là ông Nguyễn Trường Thọ biết thôi . Ngoài ra, ông còn kể cho ông Thọ nghe chuyện cô Tuyết có một chàng thông phán trẻ, đẹp trai, có tiền, có địa vị, làm ở Tòa Đốc Lý thành phố theo đuổi, còn nhờ cả hai người mai mối nhưng cô nhất quyết khước từ , bất chấp cả lời dị nghị của mọi người, nhất là gia đình cố ý gán ghép.

Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt ! Ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con Thuyền Không Bến buồn não ruột:

Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi giòng
Như nhớ thương ai trùng tơ lòng…
.. Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến?
Thuyền ơi thuyền trôi nơi nao
Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu?…

Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng rạt rào tình cảm như rót vào tai cô bài Con Thuyền Không Bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô . Khi hát xong, Đặng Thế Phong phải lấy khăn tay ra nhẹ nhàng lau hai giòng lệ đang từ từ chảy xuống má cô với lòng xúc động không kém! Lúc ra về, Đặng Thế Phong nói: “Làm được một bài nhạc nhờ em, nay về được hát cho em là người đầu tiên nghe, thế là anh sung sướng lắm rồi!”
Cô Tuyết cũng đáp lại lòng tri kỷ : “Là một người đàn bà tầm thường như em mà đã làm cho anh có được một bài hát thì với em đó là một vinh dự, một hạnh phúc thật cao sang, không phải ai ở trên đời cũng có được! Tình anh trao cho em thật trọn vẹn, thật bất diệt, chắc chắn không bao giờ hình ảnh anh bị phai mờ trong tim trong óc em được, bây giờ và mãi mãi..” Đến lúc ấy chị Hằng mới ló mặt ra dịu dàng nhìn xuống trần thế và chứng giám hai người yêu nhau đang đứng sát bên nhau sau khi đã uống cạn lời nói của nhau. Sau hôm ấy, Đặng Thế Phong mới cho phổ biến rất hạn chế trong đám thanh niên tỉnh nhà bài Con Thuyền Không Bến, được mọi người yêu chuộng nên rất nhiều người biết đến.

Chính vì thế mà có một ngườl ở Hà Nội mới mời Đặng Thế Phong lên Hà Nội để hát tại rạp chiếu bóng Olympia bài hát của mình. Trong buổi ấy, Đặng Thế Phong ra sân khấu hát Con Thuyền Không Bến đầy xúc động vì ngay ở hàng ghế đầu, cô Tuyết đã bỏ hẳn một ngày chợ để lên Hà Nội nghe người yêu hát bài làm vì mình và cho mình ! Riêng với Đặng Thế Phong, ông xúc động là phải vì với số khán giả đông đảo không đáng ngại mà là trong lòng ông thầm nghĩ hát hôm nay rất cần và chỉ cần để một người nghe là đủ nên phải mang hết tài trí ra biểu diễn sao cho thành công !
Hát xong, khán giả vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Sau một thời gian ở Bắc Giang, ông nhuốm bệnh. Vì lúc đó bệnh lao là nan y nên ông dấu mọi người, ai biết đều sợ bị lây nhiễm, không hiểu sao cô Tuyết biết được. Cô Tuyết rất tế nhị và khôn khéo hỏi Đặng Thế Phong :

– Sao dạo này em thấy anh gầy và xanh lắm? Anh có bệnh gì không mà em thấy sút lắm? Anh đi nhà thương khám và thuốc men , cho khoẻ để mình còn tính đến tương lai !

Ông ậm ừ cho qua. Từ đó cô Tuyết âm thầm tìm mọi cách để giúp người yêu trong lúc nhà nghèo bệnh trọng. Đặng Thế Phong cũng đến nhà thương để khám bệnh. Sau khi dò hỏi, biết bệnh của ông, cô Tuyết nhân quen với một số y sĩ (médecin indochinois) làm ở nhà thương, mua thuốc rồi nhờ ông ta nhận là thuốc của nhà thương ông lấy cho Đặng Thế Phong. Thuốc bệnh lao lúc ấy vừa hiếm lại vừa đắt, cô Tuyết không những không ngại tốn kém, mà còn thường xuyên gặp Phong để săn sóc một cách kín đáo, kể cả không sợ bị lây. Về phần Đặng Thế Phong thì ông không hề biết thuốc là của cô Tuyết mua cho mình. Trong các cuộc ao đẹp của văn nghệ sĩ nước nhà, có hai nữ lưu đáng để người đời ca tụng : cô Tuyết biết người yêu bị bệnh nan y, rất dễ lây, Mộng Cầm biết Hàn Mặc Tử bị bệnh phong cùi, vừa ghê sợ vừa dễ lây thế mà hai ngườí đã có tình yêu chân thật, chung thủy, không những không sợ mà còn hết lòng chăm sóc,thuốc men cho đến ngày tử biệt! Thật hiếm hoi và cao quý vô cùng !

Mùa xuân năm 1941, cô Tuyết cùng Phong từ Nam Định lên Hà Nội để tiễn chân và tạm biệt Đặng Thế Phong vào Sài Gòn (rồi đi Nam Vang). Ở kinh đô xứ Chùa Tháp, ở Hòn Ngọc Viễn đông một thời gian thấy cuộc sống cũng không được thoải mái như ý mong muốn, Đặng Thế Phong trở về Hà Nội. Về lần này, Đặng Thế Phong không về Nam Định mà thuê một căn gác hẹp tường cây, mái lá ở làng trồng hoa Ngọc Hà, vùng ngoại ô thành phố Hà Nội. Đặng Thế Phong ở chung với chú là ông Nguyễn Trường Thọ. Bệnh tình Đặng Thế Phong tái phát ngày một nặng vì người bị bệnh này phải mua thuốc men đầy đủ, phải nghỉ ngơi và ăn uống tẩm bổ tối đa mà những điều phải ắt có và đầy đủ này, với Đặng Thế Phong không thể có được. Chính vì thế mà không tuần nào là cô Tuyết không lên thăm và lo chữa bệnh cho Đặng Thế Phong.

Tháng Bảy mưa ngâu tầm tã, rả rích suốt ngày này sang ngày nọ, tháng này qua tháng khác, gió lạnh kéo về, nhà thì tường cây, mái lá, lạnh buốt lọt xương, cuộc sống kham khổ khiến bệnh tình Đặng Thế Phong ngày càng trầm trọng. Từng cơn ho làm rũ người, tiếp đến những cơn thổ huyết làm cho Đặng Thế Phong ngày một sút hẳn đi. Một mình trên giường bệnh, Đặng Thế Phong nhớ gia đình thì ít mà nhớ người yêu thì nhiều. Thân xác thì bệnh tật khó qua, tâm trí thì luôn luôn phải vật lộn với trăm ngàn ý nghĩ và hình ảnh cuộc tình tươi đẹp nên bệnh mỗi lúc một tăng.
Còn đâu những cuộc hẹn hò thơ mộng, quên làm sao được những lời thủ thỉ ân tình và hy vọng gì ở những ước vọng được thành đôi chim nhạn tung trời mà bay, tất cả đã được Đặng Thế Phong ngày đêm day dứt, tiếc thương, muốn níu kéo lại thì cũng chẳng còn gì để bám víu!

Đặng Thế Phong đã mang lấy nghiệp vào thân thì đời con tằm đến thác cũng còn vương tơ, tránh sao thoát khỏi cái lưới trời thưa mà khó lọt ấy ? Chính vì lẽ ấy mà Đặng Thế Phong đã thực sự thể hiện được câu các cụ đã dạy cọp chết để da, người ta chết để tiếng, dù cuộc đời ông ngắn ngủi với 24 mùa lá rụng, một cuộc đời ngắn đến nổi đo chửa đầy gang!

Thế rồi, một hôm mưa rơi tầm tã, giọt mưa lộp bộp trên mái lá, thánh thót từng giọt xuống đường, Đặng Thế Phong buồn quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để có được một nhạc hứng lai láng, tràn trề khiến ông gượng ngồi dậy viết một hơi điệu nhạc buồn da diết, não nề. Ông viết xong bèn đặt tên cho sáng tác mới ấy là Vạn Cổ Sầu. Chập tối ông Thọ về có thêm dăm người bạn đến thăm, Đặng Thế Phong ôm đàn hát cho mọi người nghe. Nét mặt của mọi người nín thở nghe, đều buồn như muốn khóc. Nghe xong, ai nấy đều khen bài hát thật hay, xoáy vào tim vào óc nhưng cái tên bài bi thảm quá, nên sửa lại thì hơn. Chính vì thế mà Đặng Thế Phong, đổi tên là Giọt Mưa Thu. Có lẽ đây là cái điềm báo trước, là lời di chúc tạ từ nên Đặng Thế Phong lấy mưa ngâu, mùa mưa là giòng nước mắt tuôn chảy lênh láng của Chức Nữ với Ngưu Lang để ví cuộc tình Phong – Tuyết cũng phải cùng chung số phận phũ phàng giống vậy chăng ? Đến một ngày cuối năm 1941, biết mình khó qua khỏi lưỡi hái của tử thần, Đặng Thế Phong mới ngỏ ý trở về Nam Định để được chết tại quê nhà và muốn ông Thọ dìu ông về.

Về nhà, lần này cô Tuyết đích thân đến hàng ngày để chăm sóc, thuốc men cho Đặng Thế Phong, không ngại mệt mỏi và không sợ nguy hiểm đến bản thân mình. Những người quen biết đến thăm, thấy cảnh ấy đều mũi lòng và khâm phục lẫn mến thương cuộc tình cao quý, chung thủy của cặp Phong -Tuyết.

Không biết có phải là tại thần giao cách cảm hay không mà một hôm, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ đột nhiên từ Hà Nội về Nam Định thăm Đặng Thế Phong lại vừa đúng lúc Đặng Thế Phong sắp lìa đời. Trên giường bệnh, phút lâm chung, không nói gì được với nhau, Bùi Công Kỳ ôm đàn hát cho Đặng Thế Phong nghe một lần chót bài Giọt Mưa Thu. Giọng hát Bùi Công Kỳ vừa dứt thì mọi người nhìn thấy Đặng Thế Phong mở cặp mắt nhìn như ngỏ lời chào vĩnh biệt rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng.

Một vì sao Bắc Đẩu của làng nhạc Việt Nam, vừa ló dạng trên bầu trời đã vụt tắt gây niềm xúc động mãnh liệt và niềm thương tiếc vô bờ trong lòng mọi người ! Trong tang lễ, nam nữ thanh niên của thành Nam đã lũ lượt kéo nhau đi , chật cả phố phường để tiễn đưa Đặng nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng với rất nhiều cặp mắt rưng rưng lệ ! Cô Tuyết xin phép và được cả hai gia đình cho, mặc đại tang, đúng như một người vợ trong tang lễ chồng, thật là cảm động.

Năm 1960, tại Phú Nhuận, tôi được tiếp một thiếu phụ chưa hề quen biết. Sau lời chào hỏi, bà tự giới thiệu tên là Tuyết, người Nam Định, di cư vào Nam hiện ở Ban Mê Thuộc. Nhân lần vô tình đọc trên báo Tự Do, thấy quảng cáo trước cuốn Nhạc Sĩ Danh Tiếng Hiện Đại (tập II) của tôi sắp xuất bản, viết về năm nhạc sĩ trong đó có Đặng Thế Phong, nên bà về gặp tôi để xin tôi cho bà mượn hình của cố nhạc sĩ, chụp lại để về thờ. Trước kia, bà đã có nhưng lúc sắp di cư tấm ảnh đó bị thất lạc, kiếm mãi không sao thấy. Tôi vội lấy ảnh đưa ngay. Cậu cháu đi theo bà mang ngay ra tiệm hình ở đầu hẻm chụp gấp lấy ngay, xong trở vào gửi trả lại tôi. Trong lúc cậu cháu đi chụp hình, tôi có hỏi bà về chuyện tình tươi đẹp như bài thơ, trong sáng như trăng mười sáu thì bà Tuyết xác nhận những điều tôi biết là đúng và còn bổ sung cho tôi thêm ít nhiều chi tiết. Bà cũng không quên nói lên điều thắc mắc là tại sao tôi biết rõ thế ? Tôi nói thật ngay là được ông chú Nguyễn Trường Thọ cho tôi mượn ảnh, kể rành rẽ cuộc đời ái tình của Đặng Thế Phong cho tôi nghe. Bà cười và nói:

– Chú Thọ tuy là chú nhưng cùng tuổi với anh Phong, nên hai người vừa là chú cháu vừa có tính bạn bè, nên trong gia đình chỉ có chú Thọ là được anh Phong tâm sự mà thôi. Thảo nào ông biết quá rõ, quá đúng và quá đủ !

Sau lời cám ơn và trước khi ra về, bà Tuyết còn nói với tôi câu cuối cùng, đến nay đã 35 năm rồi, tôi vẫn còn nhớ :

– Cho đến ngày hôm nay, và mãi mãi về sau, tôi tôn thờ anh Phong và đời tôi luôn luôn thương nhớ anh ấy với tất cả cái gì trân trọng nhất.

Viết ra những giòng trên đây, tôi xin được phép coi là nén hương lòng, suy tôn một bậc đàn anh khả kính và khả ái. Tuy anh đã ra người thiên cổ hơn nửa thế kỷ rồi nhưng những Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu vẫn là những vì sao tinh tú sáng rực trên bầu trời ca nhạc. Thể xác anh có thể trở về hư không nhưng tinh anh vẫn còn lại muôn đời với giang sơn gấm vóc này. Cuộc đời con người ta, sinh ký, tử quy đó là luật muôn đời của tạo hoá. Nhưng khi sống cho ra sống, lúc về được qua Khải Hoàn Môn, khi cất ba tiếng khóc chào đời, mọi người hân hoan cười mừng đón ta, khi nhoẻn miệng cười để lìa đời, mọi người thương tiếc khóc ta, thế mới thật là sống, mới đáng sống ! Anh đã vĩnh viễn ra đi nhưng tất cả những thế hệ hậu sinh, dù chưa được biết anh, khi hát những bài hát bất hủ của anh để lại, đều tưởng nhớ đến anh, một thiên tài mà ta có thể nói anh là một MOZART của Việt Nam, với tất cả tấm lòng kính mến trang trọng nhất !

Tôi cả tin rằng, dưới suối vàng. anh cũng có thể mỉm cười mãn nguyện. Hiển linh, anh về chứng giám và nhận cho nén tâm nhang này.

Lê Hoàng Long

[footer]

‘Hà Nội niềm tin và hy vọng’ và câu chuyện Phan Nhân trước lễ cưới Triều Dâng

[dongnhacxua.com] xin mạn phép giới  thiệu một bài viết của nhà báo Nguyên Minh để người yêu nhạc xưa hiểu rõ thêm về nhạc sỹ Phan Nhân và “Hà Nội, niềm tin và hy vọng”

‘HÀ NỘI, NIỀM TIN VÀ HY VỌNG’ VÀ CÂU CHUYỆN PHAN NHÂN TRƯỚC LỄ CƯỚI TRIỀU DÂNG 
(Nguồn: nhà báo Nguyên Minh đăng trên TheThaoVanHoa.vn)

(Thethaovanhoa.vn) – Nhạc sĩ Phan Nhân đến với âm nhạc từ năm 19 tuổi với nhiều sáng tác về cách mạng nhưng phải đến năm 1967, khi 36 tuổi, như lời tự bạch, “mới được chính thức thừa nhận là một nhạc sĩ sáng tác chuyên nghiệp”, khi 2 tác phẩm của ông, Chú ếch con và Chú cừu Mộc Châu đoạt giải A cuộc thi sáng tác thiếu nhi trung ương. Và 5 năm sau, sự nghiệp của ông đã đạt mốc son chói lọi khi ca khúc Hà Nội niềm tin và hy vọng ra đời.

Đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội và người sáng tác ra nó đã không sợ hãi, chấp nhận hy sinh để có thể tận mắt chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh.

Sáng đi hỏi vợ, tối rền tiếng bom

Còn đúng một tuần lễ nữa là đến Noel 1972, Giáng sinh thời chiến. Hà Nội rét ngọt và ngọt ngào hương hoa sữa. Hôm đó, ngày 18/12, nhạc sĩ Phan Nhân đi hỏi vợ. Lúc ấy ông đã 41 tuổi và ai trong cuộc cũng quá biết, ông đã cưới bà Phi Điểu từ năm 1957. Hóa ra không phải, sáng hôm ấy ông đi hỏi vợ cho ông bạn nhạc sĩ thương binh, Triều Dâng. Họ nhà trai ủy quyền và phía nhà gái vui vẻ chấp nhận, đám cưới được định sẽ diễn vào đầu năm sau.

Như mọi bữa, cơm chiều xong xuôi, thành phố cũng vừa lên đèn, nhạc sĩ Phan Nhân ung dung đạp xe 4 cây số từ nhà ở khu lao động Mai Hương, chợ Mơ lên chơi với anh bạn Triều Dâng cư ngụ ngay trong khuôn viên Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ. Một lát sau, thể nào nhạc sĩ Cao Việt Bách cũng sẽ từ tập thể Đại La, Bạch Mai lọc cọc đạp xe đến, như mọi khi.

Nhạc sỹ Phan Nhân thời trẻ. Ảnh: TheThaoVanHoa.vn
Nhạc sỹ Phan Nhân thời trẻ. Ảnh: TheThaoVanHoa.vn

Nơi ở của ông bạn Triều Dâng cũng có thể xem là một câu lạc bộ âm nhạc mini. Chỉ có mấy mét vuông được ngăn ra bằng phên tre liếp nứa từ căn phòng làm việc của Ban biên tập đài, vừa đủ chỗ cho một chiếc giường, một cái bàn và một cây đàn.

Nhạc sĩ Phan Nhân nhớ lại: “Ở đấy tha hồ mà đàn hát, chuyện trò, bàn luận về âm nhạc, cho nhau nghe tác phẩm mới sáng tác hoặc ý đồ về dàn dựng các tiết mục thu thanh đã lên chương trình. Ngoài ra có thể nghe được cả nhạc băng, đĩa cổ điển phương Tây, nhạc nhảy, nhạc nhẹ đủ các thứ trên đời… Chỉ bằng ấy thôi cũng đã đủ hết rồi”.

Mỗi lần họp nhau như vậy là dậy xóm làng, rộn ràng tiếng đàn, tiếng hát, om sòm tiếng nói tiếng cười. Tối hôm ấy chú rể tương lai Triều Dâng nổi hứng kể chuyện tiếu lâm Nam Bộ, còn nhạc sĩ Phan Nhân hát một bài ca dao hơi tục vừa được phổ nhạc và như mọi khi, cả nhóm lại cười lăn lóc, la hét ầm ĩ. Căn buồng chật ních tiếng đàn, tiếng hét, tiếng giậm chân rầm rầm muốn sụm cả giường. Nhưng hôm ấy, đúng lúc ấy, những ánh chớp chói lòa cả vùng trời Hà Nội.

Nhạc sĩ Phan Nhân ghi lại khoảnh khắc khó quên đó: “Rền rền ầm vang những tiếng nổ liên hồi. Rực hồng như đám cháy xăng dầu. Còi hụ. Đèn vụt tắt. Tiếng hát, tiếng đàn cũng đột nhiên im bặt. Có tiếng máy bay rền rĩ nặng nề. Hàng bầy máy bay Mỹ. Các cỗ pháo đan chéo như thoi đưa trên nền trời Hà Nội. Chớp lóe ùng oàng. Mịt mùng lửa khói. Hàng loạt tiếng bom rền dậy đất. Đích thị là B.52. Hà Nội đang kiên cường giáng trả. Tôi nhìn đồng hồ: 19h10. Lần đầu tiên đụng độ với B.52 quả cũng ớn”.

Nhưng bấy nhiêu chỉ càng làm tăng tinh thần cho ông. Ông muốn chứng kiến tận mắt sự khốc liệt của chiến tranh.

Hà Nội mến yêu của ta

Bất chấp sự ngăn cản của tự vệ cơ quan, nhạc sĩ Phan Nhân chụp vội lên đầu chiếc mũ sắt vẫn mang theo bên mình, vọt ra khỏi hầm trú ẩn, chạy vụt lên sân thượng lầu 4, lòng đầy xúc động trước cuộc chiến quyết liệt và hào hùng.

Ông ghi lại: “Hà Nội đỏ trời bom đạn. Miểng đạn đan vèo vèo. Bất chấp! Tôi phải tận mắt nhìn Hà Nội chiến đấu từ trên cao. Hầm trú ẩn thì an toàn nhưng quá ngột ngạt đối với tôi. Tôi thích có mặt nơi đầu sóng ngọn gió. Từ trước tới nay tôi vẫn thế, bao phen suýt “hy sinh” nhưng tôi cóc sợ.

Tôi là người trong cuộc, tôi phải tận mắt nghe nhìn để viết. Không phải để coi chơi. Hà Nội mến yêu của tôi!

Những mảnh B.52 cháy rực, lả tả rơi như mời như gọi tôi. Tôi muốn tụt ngay xuống đất cũng nhanh nhẹn như lúc lên và băng ra đường. Nhưng rồi lại tiếc, sợ xuống rồi không nhìn được rộng, được xa cuộc chiến đêm nay. Cơ hội nghìn năm có một. Và rồi một cảnh hùng tráng hiện lên: cột anten truyền hình cao 50m hiện rõ trên nền một máy bay Mỹ đang cháy rồi rơi giữa trời Hà Nội”.

Tiếp tục bám trên cao để “quay phim” bằng mắt, ghi âm bằng tai và bất giác nhạc sĩ Phan Nhân nghĩ về mặt nước Hồ Gươm ban chiều vẫn còn lung linh, yên ả. Ông nhủ thầm trong lòng, nếu còn nguyên vẹn đến sáng mai nhất định sẽ đạp xe một vòng quanh hồ”.

Và đêm hôm ấy những giai điệu đầu tiên bật ra, nhạc trước lời sau, điệp khúc trước, đoạn đầu sau. “Ơi Đông Đô hùng thiêng dấu xưa còn in nơi đây. Ơi Thăng Long ngày nay chiến công rạng danh non sông. Hà Nội mến yêu của ta. Thủ đô mến yêu của ta là ngôi sao mai rực rỡ…”.

Cứ thế, suốt 12 đêm liên tiếp, nhạc sĩ Phan Nhân vẫn leo lên tầng 4 trong tiếng bom đạn gào rú. Ông chỉ chui xuống hầm trú ẩn chỉ khi nào sáng tác và nghỉ ngơi.

Và khi những tiếng bom ngừng rơi, Hà Nội vào ngày mới, ông viết đoạn mở đầu: “Mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa Thủ đô. Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô. Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau…”. Để có được câu: “Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau” ông đã phải tìm chữ rất kỹ. “Không” hay là “chưa” cũng phải trằn trọc suốt đêm.

Sau 12 ngày đêm, Hà nội niềm tin và hy vọng ra đời, thực sự “dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền”. Chất trữ tình quyện với chất hùng ca tạo nên cho cả bài hát một không gian truyền cảm sâu lắng, như thể tác giả đã rút toàn bộ ruột gan để viết nên những giai điệu và ca từ đi thẳng vào lòng công chúng.

Cuối năm 1972, Hà Nội niềm tin và hy vọng đã lần đầu xuất hiện trước công chúng qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam với giọng hát vàng Trần Khánh. Năm 1973, bài hát này cũng đã đoạt giải A cuộc thi sáng tác về Hà Nội chiến đấu chống B.52.

Nhạc sĩ Phan Nhân sinh ngày 25/5/1930 tại Bình Đức, Long Xuyên, An Giang. Ông nổi tiếng với các ca khúc: Hà Nội niềm tin và hy vọng, Tình ca đất nước, Cây đàn ghi-ta của Victor Hara, Thành phố của tôi, Chú ếch con… Ông vừa qua đời hôm 29/6/2015 tại TP.HCM do bệnh tật và tuổi cao sức yếu.

Nguyên Minh

[footer]

Vĩnh biệt nhạc sỹ Phan Nhân (1930-2015)

Người yêu nhạc chưa khỏi ngậm ngùi về sự ra đi của giáo sư Trần Văn Khê thì lại đón nhận thêm tin buồn khi phải vĩnh biệt hai nhạc sỹ lão thành Phan Huỳnh Điểu và Phan Nhân ngay trong ngày 29.06.2015. Chúng tôi đã có bài vĩnh biệt nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu trong một bài viết trước. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin được phép gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến của nhạc sỹ Phan Nhân và cầu mong linh hồn ông mau an nghĩ chốn cực lạc.

Nói đến nhạc sỹ Phan Nhân, chắc hẳn người yêu nhạc xưa sẽ nghĩ ngay đến bản “Hà Nội, niềm tin và hy vọng”, một trong những sáng tác bất hủ về Hà Nội. 

Nhạc sỹ Phan Nhân (1930 - 2015). Ảnh: wikipedia.com
Nhạc sỹ Phan Nhân (1930 – 2015). Ảnh: wikipedia.com

Theo wikipedia.com, nhạc sỹ Phan Nhân tên thật là LiêuNguyễn Phan Nhân. Ông sinh ngày 15.05.1930 tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An  Giang. Năm 1954, sau hiệp định Geneve, ông tập kết ra Bắc và tham gia sinh hoạt âm nhạc ở miền Bắc. Như vậy khác với “một Hà Nội trong hoài niệm” của rất nhiều nhạc sỹ gốc Bắc di cư vào miền Nam như Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Vũ Thành, Anh Bằng, v.v., nhạc sỹ Phan Nhân viết  về “một Hà Nội thực tại” đang phải gánh chịu nhiều khó khăn, mất mác của chiến tranh.

Dù không có nhiều cơ hội trực tiếp nói chuyện với nhạc sỹ Phan Nhân nhưng qua vài dịp tham gia sinh hoạt tại Sài Gòn, [dongnhacxua.com] dễ nhận ra nét mộc mạc, dung dị vốn có của một người miền sông nước An Giang nơi nhà nhạc sỹ.

Theo thiển ý của chúng tôi, một trong những yếu tố góp phần làm cho “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” sống mãi trong lòng công chúng là tính chân thực. Theo chúng tôi tìm hiểu, nhạc sỹ Phan Nhân viết bản này cuối năm 1972, sau khi tận mắt chứng kiến máy bay Mỹ đánh bom miền Bắc mà đỉnh điểm là “Hà Nội 12 ngày đêm”. Khác với nhiều sáng tác ra đời ở miền Bắc vào thời kỳ này, “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” không lên gân về chủ trương, chính sách hay ca ngợi chế độ một cách quá đáng mà chỉ diễn tả chân thực một Hà Nội vừa phải oằn mình chống chọi với bom đạn, vừa phải tìm ra “niềm tin và hy vọng” để vượt qua sự tàn khốc của chiến tranh, để mong một ngày quê hương Việt Nam hòa bình và tự do đúng nghĩa!

[footer]

Diệt Phát Xít (Nguyễn Đình Thi)

Trong những ngày đầu tháng năm này (08-09/05/2015), thế giới đang kỷ niệm Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, cuộc chiến được cho là khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.  Chiến Tranh Thế Giới II gắn liền với một chủ nghĩa Phát Xít cực đoan, phi nhân tính mà đứng đầu là nước Đức Quốc Xã.

Cùng với hàng tỷ con tim yêu chuộng hòa bình trên khắp thế giới [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Diệt Phát Xít” của cố nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi để qua đó thế hệ trẻ hình dung phần nào về lịch sử của dân tộc, qua đó có nhận định đúng hơn về giá trị của hòa bình, dân chủ và tự do.

Diệt Phát Xít (Nguyễn Đình Thi). Ảnh: BaiCaDiCungNamThang.net
Diệt Phát Xít (Nguyễn Đình Thi). Ảnh: BaiCaDiCungNamThang.net

CHUYỆN CHƯA KỂ VỀ BÀI HÁT ‘DIỆT PHÁT XÍT’ CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
(Nguồn: vov.vn)

Mỗi lần xa quê hương, xa đất nước mà nghe nhạc hiệu “Diệt phát xít” trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) thì lòng tôi cứ xốn xang, bồi hồi. Tôi đã đôi lần trải qua những thời khắc đáng nhớ ấy, nên càng yêu mến tiếng nói quê hương, tự hào về nó.

Trong thời gian công tác ở Đài TNVN, tôi được vài lần gặp gỡ với ông Nguyễn Đình Thi – Tác giả của bài hát “Diệt phát xít” khi đến trò chuyện với anh chị em biên tập văn nghệ. Vốn là người “nhà Đài” từ những ngày đầu mới thành lập, như lời Tổng biên tập Trần Lâm giới thiệu, nên buổi gặp gỡ nào cũng thân mật, chân tình. Có lẽ vì vậy mà ông đã trải lòng mình, kể nhiều chuyện vui buồn, những lo âu của nghề biên tập cũng như trên bước đường nghệ thuật của một nhà văn hóa lớn đầy tài hoa về văn, thơ, họa, nhạc, kịch…

Nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi (Ảnh: Văn Nghệ Quân Đội)
Nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi (Ảnh: Văn Nghệ Quân Đội)

Tôi đã hỏi ông về sự ra đời của bài hát “Diệt phát xít”. Nguyễn Đình Thi như nhớ lại rồi chậm rãi kể: “Khoảng năm 10 tuổi, bố tôi bắt tập đàn Nguyệt, dần dà đánh thạo được mấy bài Cổ Bản, Tứ Đại Cảnh, Lưu Thủy… Thấy hay hay, tôi học thêm đàn Mandolin và đánh được mấy bản nhạc Tây. Tôi học lý thuyết từ sách dạy nhạc của trường Tiểu hoc Pháp do bố mẹ mua. Tôi tự học nhạc bằng nghe nhiều hơn, có lẽ vì vậy mà tôi viết nhạc không nhiều.

Vào đầu năm 1945, đời sống của Hà Nội rất thê thảm. Cả nội ngoại thành người chết đói la liệt. Tôi chưa nhìn thấy cảnh đó bao giờ. Chúng tôi chưa đến nỗi chết, nhưng cũng đói vàng mắt, mềm người.

Hồi đó, tôi và một số anh em hoạt động trong hội Văn hóa Cứu Quốc nhận được chỉ thị của Trung ương về Nhật, Pháp bắn nhau. Chỉ thị đó như kêu gọi, như thúc giục. Truyền đơn của Việt Minh và các tờ báo như Cờ Giải Phóng, Cứu Quốc được truyền tay nhau đọc. Phong trào cướp kho thóc, phá nhà giam, cướp vũ khí của địch từ ngoại thành và các vùng phụ cận dội đến. Tin về khu giải phóng Việt Bắc, tin về quân đội Liên Xô đánh quân Phát xít ở châu Âu thua tơi bời, đang dồn vào tận hang địch.

Chúng tôi thấy rõ bọn Phát xít sắp bị tiêu diệt. Ở ta thì quân phiệt Nhật sắp ngã gục. Thời cơ nổi dậy của các dân tộc đang đến. Những cái tôi viết hồi bấy giờ là trong không khí như vậy. Hai chữ Phát xít hầu như ai cũng nghĩ đến, cũng nói đến. Anh Văn Cao, anh Đỗ Nhuận là hai bạn học và cùng hoạt động ở Hải Phòng, nay cùng tham gia viết và in báo Độc Lập.

Một hôm, chúng tôi bàn nhau mỗi người viết một bài hát cách mạng để đáp ứng yêu cầu của phong trào. Ít hôm sau, chúng tôi đã có ‘Tiến quân ca’ (Văn Cao), ‘Du kích ca’ (Đỗ Nhuận). Tôi nghe nói ở trong Nam, anh Lưu Hữu Phước vừa viết xong ‘Lên đàng’. Riêng tôi hơi vất vả mới hoàn thành xong ‘Diệt Phát xít’. Bài hát của tôi không in trên báo Độc Lập như hai bài của Văn Cao và Đỗ Nhuận, tôi chỉ chép tay mấy bản đưa đến mấy nơi tập cho các bạn trẻ.

Có lẽ do nội dung bài hát là lời kêu gọi khởi nghĩa, phù hợp với chương trình hành động của Việt Minh, nên được nhiều người hát trong các cuộc sinh hoạt. Giữa tháng 8, tôi đi Tân Trào để dự họp nên không được chứng kiến cuộc mít-tinh ngày 17. Anh em kể lại rằng, chiều hôm đó, không khí sôi sục của quần chúng tiến đến tổng khởi nghĩa, trong cuộc diễn thuyết ở Nhà hát Lớn, một lá cờ đỏ sao vàng rất to được buông từ trên nóc xuống.

Sau bài hát tập thể ‘Tiến quân ca’, một anh thanh niên bước ra trước máy phóng thanh hát luôn bài ‘Diệt Phát xít’. Nghe kể lại mà tôi vui quá, nước mắt cứ chạy vòng quanh. Sau cuộc mit-tinh, Hội khuyến nhạc ở Hà Nội in thêm nhiều bản, dàn nhạc Bảo An Binh (đã về theo cách mạng) hay diễn tấu ở những nơi đông người, dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên. Bài này cũng đã biểu diễn mở đầu cho Tuần Lễ Vàng ở Hà Nội. Cũng từ đó, tôi vinh dự được anh Trần Lâm lấy bản nhạc ‘Diệt Phát xít’ làm nhạc hiệu cho Đài TNVN…”.

Chất hành khúc kêu gọi của bài hát “Diệt Phát xít” đã thể hiện nét nhạc nhảy quãng 4 (sol đô) theo tiếng kèn đồng giục giã và nhấn mạnh: “Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than” (Si la sol la si sol la ). Trên cơ sở đó tác giả đã phát triển các đoạn nhạc rất khéo léo xen lẫn giữa trữ tình và bi tráng: “Đã đến ngày trả mối thù chung… Dưới bóng cờ đỏ ánh vàng sao”. Kể cả nét nhạc thúc bách mau mau hành động: “Đồng bào tuốt gươm vùng lên…Giành lại áo cơm tự do”.

Chủ đề âm nhạc mở đầu là “Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than”. Chủ đề này còn được nhắc lại ở đoạn kết “Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam! Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm. Việt Nam, Việt Nam muôn năm”.

Giữa những ngày tháng 9 lịch sử này, mỗi khi nghe bài hát “Diệt phát xít” càng nhớ một người con của Hà Nội, một sĩ quan quân đội nhân dân và là đồng nghiệp của chúng tôi, đó là nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003). 11 năm trước, ông đã bay về phía “Mặt trận trên cao”, về với tổ tiên và thế giới người hiền, nơi có nhiều “Tia nắng”…/.

Nhạc sĩ Dân Huyền

[footer]