Sài Gòn mùa xuân (Trịnh Công Sơn)

Tiếp nối dòng nhạc xuân, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: Sài Gòn Mùa Xuân. Ngày đó, chúng tôi còn nhớ bản này rất thịnh hành ở Sài Gòn thập niên 1990 qua tiếng hát của nữ danh ca Lan Ngọc.

Sắc Xuân Sài Gòn

(Nguồn: http://thegioidienanh.vn/sac-xuan-sai-gon-10586.html)

Sài Gòn ngày cuối năm tràn ngập sắc hoa Xuân. Khi đường xá đã không còn tiếng xe ồn ào cùng sự vội vã của cuộc mưu sinh thường nhật, người ta mới thong thả xuống phố chọn những chậu mai, tắc, cúc, mồng gà… đẹp nhất, ưng ý nhất để trang hoàng nhà cửa. Từ những chiếc ghe thuyền chở hoa kiểng từ miền Tây lên bến Bình Đông tới các tuyến đường hoa, công viên hoa, chợ hoa…, mùa Xuân đã hiện diện trên mọi nẻo đường góc phố Sài Gòn. Cả thành phố như được bao phủ một thảm hoa rực rỡ đủ màu – Sắc màu của thiên nhiên, của nắng phương Nam ấm áp mang đến cho Sài Gòn một nét Xuân đẹp lạ lùng. Cùng Thế giới điện ảnh chiêm ngưỡng những sắc Xuân rực rỡ đó.

Những chậu mai, cúc cuối cùng của ngày cuối năm
Đọc tiếp

Hoa Xuân Ca (Trịnh Công Sơn)

Trong kho tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, chúng ta bắt gặp một số sáng tác đặc sắc về mùa xuân. Nhân dịp đất trời sắp bước vào một năm mới, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bản “Hoa xuân ca” của Trịnh Công Sơn để người yêu nhạc có dịp lắng đọng lòng mình với những giai điệu đẹp của một thời không quá xa.

Rộn rã cùng “Hoa xuân ca”

(Nguồn: bài viết của tác giả Tuệ Mẫn đăng trên baohatinh.vn ngày 2014-01-11)

Có những buổi sáng mùa xuân ấm áp, tôi đi giữa thành phố tĩnh lặng, nhìn những nụ mầm mơn xanh trên những tàng cây khô cong mà trong lòng trào dâng những xúc cảm trong trẻo, tinh khiết. Và chính lúc ấy, từ ngõ ngách nào đó trong tâm hồn tôi lại vang lên ca từ “Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa/ Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế…” một cách rộn rã…

Trịnh Công Sơn là thế. Âm nhạc và lời ca của ông từ bao lâu nay cứ như một sợi tơ vô hình giăng mắc trong tâm hồn tôi. Để trong bất cứ cảm xúc nào cũng vang lên một câu hát rất phù hợp. Khác hẳn với những ca khúc có giai điệu chậm buồn về tình yêu và thân phận con người, Hoa xuân ca là một bản nhạc vui tươi, rộn rã mà Trịnh Công Sơn đã viết về mùa xuân và tình yêu – thứ tình yêu mật ngọt. Và giống rất nhiều ca khúc khác, Hoa xuân ca cũng ẩn chứa trong ca từ của nó nhiều triết lý và thông điệp của đời sống:

Đọc tiếp

Xuân Đã Về (Minh Kỳ)

Hôm nay là Mùng Một Tết Mậu Tuất 2018. Trong không khí rộn rã của đất trời đón mùa xuân mới, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản nhạc xuân bất tử “Xuân Đã Về” của cố nhạc sỹ Minh Kỳ. Theo thiển ý của chúng tôi, ngày xuân ngày tết có nhiều tầng ý nghĩa với mỗi người Việt Nam chúng ta nhưng vượt lên trên hết có lẽ là tết của đoàn viên, của họp mặt, của sự quay về với tổ ấm gia đình yêu thương, nới chúng ta sinh ra và lớn lên, cũng là nơi ký ức tuổi thơ bắt đầu.

Bìa bản nhạc Xuân Đã Về của Minh Kỳ. Nguồn: AmNhacMienNam.blogspot.com

Đón xuân này lại nhớ những xuân xưa

(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Giang đăng trên dantri.com.vn)

Cứ mỗi khi năm hết tết đến là tôi thường nhớ về những cái tết năm xưa. Tết của ấu thơ, tết của những tháng năm nghèo khó. Nhớ để yêu, nhớ để thương thêm. Nhớ để nhận ra mình đã quá xa xôi những ngày ngây dại.

Tết trong kí ức của tuổi thơ tôi luôn bắt đầu bằng những ngày mọi người ra đồng gieo cấy vội. Những ngày cuối năm luôn rét mướt, những đôi chân trần lội dưới bùn tê tái, tay thoăn thoắt cấy mạ, miệng bàn chuyện tết. Nhà này hỏi nhà kia đã sắm tết những gì? Ăn tết có to không?

Giai thoại về ‘Bến Xuân’: đi tìm bóng hồng trong sáng tác bất hủ

Dòng Nhạc Xưa đã có một bài viết về bản “Bến Xuân” bất hủ của Văn Cao. Thế nhưng xung quanh bản nhạc này có rất nhiều giai thoại. Để các thế hệ trẻ có thêm tư liệu, chúng tôi xin mạn phép giới thiệu một bài viết hình ảnh người con gái đã gây cảm hứng cho nhà nhạc sỹ của chúng ta.

Hé lộ bóng hồng trong bài hát Bến Xuân của nhạc sĩ Văn Cao

(Nguồn: bài viết của tác giả Đào Bích đăng trên DanTri.com.vn ngày 2016-05-20)

Nàng là một cô gái đẹp của đất Hải Phòng xưa, vì trót yêu những sáng tác mà cảm mến luôn chàng trai hiền lành nhút nhát, nhạc sĩ Văn Cao.

Họa sĩ Văn Thảo là người nắm giữ nhiều tài liệu nhất về nhạc sĩ Văn Cao.

Mối tình nhiều trắc ẩn

Bến xuân: hoài niệm cả đời cho một lần gặp gỡ

Nhân dịp xuân về, Dòng Nhạc Xưa trân trọng xin mời người yêu nhạc nghe lại bản “Bến Xuân” bất hủ.

Đầu thập niên 1940, nhờ các hoạt động văn nghệ với nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng, một tình cảm đẹp đã nảy sinh giữa nhà nhạc sỹ trẻ tuổi Văn Cao và đóa hoa hương sắc Hoàng Oanh của vùng đất Cảng. Có một lần (mà chúng tôi đoán là mùa xuân), nàng Hoàng Oanh ghé thăm Văn Cao và lần gặp gỡ ấy đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng nhà nhạc sỹ. Đó cũng chính là cảm hứng để Văn Cao sáng tác nhạc phẩm bất hủ: Bến Xuân.

Về sau, tiểu thư Hoàng Oanh lập gia đình với một người bạn thân của Văn Cao là Hoàng Quý, tác giả của bản “Cô  láng giềng” và là người sáng lập ra nhóm Đồng Vọng. Dòng đời thay đổi, chiến tranh Việt – Pháp nổ ra và Văn Cao đi theo kháng chiến. Sau đó, Văn Cao viết thêm một lời khác cho “Bến xuân” lấy tựa đề là “Đàn chim Việt”.

Thế nhưng, với Dòng Nhạc Xưa chúng tôi, “Bến xuân” vẫn mãi là “bến xuân” đầy huyền thoại, ghi lại một kỷ niệm khó phai mờ trong cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao!

Bến Xuân (Văn Cao). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

EM ĐẾN TÔI MỘT LẦN (Nguồn: trích bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên 14/04/2012)

Không ai có thể phủ nhận sự tài hoa của nhạc sĩ Văn Cao – cây đại thụ của nền tân nhạc. 16 tuổi đã có sáng tác đầu tay (Buồn tàn thu, năm 1939) và các tình khúc tiếp theo của ông được sánh vào hàng “siêu phẩm”: Suối mơ, Thiên thai, Cung đàn xưa, Bến xuân, Thu cô liêu, Trương Chi…

Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên)

Theo dòng thời gian, Tết đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên những giá trị cốt lõi của mùa xuân xưa vẫn còn đó và Dòng Nhạc Xưa luôn mong rằng những truyền thống quý báu này vẫn còn tồn tại mãi mãi với dân tộc Việt Nam chúng ta. Nhân dịp Xuân về, chúng tôi xin gởi đến quý vị bản “Tôi đi tìm lại một mùa xuân” của nhạc sỹ Đoàn Nguyên và cũng cần nói thêm là Dòng Nhạc Xưa đã nỗ lực tìm kiếm nhưng thông tin về nhà nhạc sỹ vẫn còn rất hạn chế. Nếu bạn bè xa gần có thông tin hữu ích, xin liên hệ với chúng tôi.

Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên). Ảnh:  AmNhacMienNam.blogspot.com
Tôi đi tìm lại một mùa xuân (Đoàn Nguyên). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

toi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--1--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.comtoi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--2--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com toi-di-tim-lai-mot-mua-xuan--3--doan-nguyen--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

NHỚ NHỮNG MÙA XUÂN XƯA

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Hương đăng trên trang Tuổi Vàng)

Thiên Thai (Văn Cao): tuyệt tác của tân nhạc Việt Nam

Nhạc sỹ Văn Cao sáng tác không nhiều nhưng những nhạc phẩm của ông hầu hết đều là tuyệt tác và vượt lên trên hết theo thiển ý của Dòng Nhạc Xưa là bản “Thiên Thai”. Nhân dịp xuân về, xin giới thiệu đến người yêu nhạc xưa tác phẩm bất hủ này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv.

 

Thiên Thai (Văn Cao). Ảnh: AmNhacMienNam.blogsspot.com

Thiên Thai – ca khúc thần tiên của nhạc sĩ Văn Cao

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-11-27)

Dương Thiệu Tước: cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam

Dòng Nhạc Xưa trước đây đã có hai bài về nhạc sỹ Dương Thiệu Tước khi chúng tôi giới thiệu bản “Bến xuân xanh” và “Ơn nghĩa sinh thành“. Hôm nay chúng ta lại có dịp tìm hiểu đôi nét về một trong những “cây đa cây đề” của tân nhạc Việt Nam qua một bài viết của Cung Mi.

 

Chiều (Dương Thiệu Tước – Hồ Dzếnh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: xuất sắc trong cả nhạc Tây lẫn nhạc Ta

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-08-01)

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước – Nguồn: Đàn Chim Việt

Sinh năm 1915, bắt đầu sáng tác từ thập niên 40 trước cả nhạc sĩ Phạm Duy, ông được xem là một trong những con chim đầu đàn của nền tân nhạc Việt Nam. Ông bắt đầu học chơi đàn nguyệt từ năm 7 tuổi, và chơi được cả đàn tranh. Ông chơi đàn tây ban cầm rất giỏi, sau nầy là giáo sư dạy tây ban cầm tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Anh Cho Em Mùa Xuân (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Trước đây Dòng Nhạc Xưa đã có bài giới thiệu bản “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sỹ Nguyễn Hiền lấy ý thơ từ bài “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sỹ Kim Tuấn. Hôm nay, nhân dịp mùa Xuân Đinh Dậu 2017 đang gần kề, xin mời quý vị yêu nhạc xưa nghe lại bản nhạc bất hủ này.

Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền – Kim Tuấn). Ảnh: huyvespa.multiply.com

Anh Cho Em Mùa Xuân – Nhớ thi sĩ Kim Tuấn & nhạc sĩ Nguyễn Hiền

(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-02-05)

Em đến thăm anh đêm 30 (Vũ Thành An – Nguyễn Đình Toàn)

Theo ý thơ của thi sỹ Nguyễn Đình Toàn, nhạc sỹ Vũ Thành An đã góp một nhạc phẩm bất hủ vào kho tàng nhạc Xuân. [dongnhacxua.com] muốn trân trọng nhắc đến “Em đến thăm anh đêm 30”. Một điểm khá lý thú là nhạc phẩm này không dùng một chữ “xuân” như nhiều ca khúc khác mà thay vào đó chúng ta chỉ thấy “tết”.

Em đến thăm anh đêm 30 (Nguyễn Đình Toàn - Vũ Thành An). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Em đến thăm anh đêm 30 (Nguyễn Đình Toàn – Vũ Thành An). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

em-den-tham-anh-dem-30--1--vu-thanh-an--nguyen-dinh-toan--amnhacmiennam--dongnhacxua.com em-den-tham-anh-dem-30--2--vu-thanh-an--nguyen-dinh-toan--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

EM ĐẾN THĂM ANH ĐÊM 30
(Nguồn: yume.vn)

Những ngày cuối năm.

Khuya. Khi còn lại một mình trên mạng, tôi hay treo blast : Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Một bạn tình cờ ghé lại, hỏi : Có niềm vui rồi à? Chúc mừng nhé !

Bạn chúc mừng, sao lòng bỗng ngổn ngang trăm mối. Tết đang đến rất gần, chắc chắn rồi mùa cũng sẽ rộn ràng những thời khắc chuyển giao. Nhưng ta, ta có còn những đêm ba mươi đầy háo hức?

Khi nghe và yêu thích một ca khúc nào đấy, thì bạn đã thực sự gắn hồn mình vào trong giai điệu và ca từ của bài hát. Chỉ vì tiếng guitar solo nồng nàn, một đoạn piano gõ thánh thót hay đôi khi, chỉ là một thoáng ngẫu hứng saxophone đầy phiêu lãng… Nhưng chắc chắn vẫn phải là ca từ, ca từ êm ái và mượt mà như thơ ấy. Chúng là những lời nhắc nhớ chân thành, cứ thủ thỉ bên ta mãi…

Em đến thăm anh đêm ba mươi
Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi ?
Anh nói với người phu quét đường
Xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em…

Xưa, khi nhạc sĩ Vũ Thành An bắt đầu phổ nhạc những câu thơ này từ thi sĩ Nguyễn Đình Toàn, chắc có lẽ, ông đã không dụng công lắm để trao chuốt chúng thành những giai điệu ấm áp và tình cảm thế. Bởi tôi, bạn và tất cả những người đã từng yêu đều có thể dễ dàng bật lên thành câu hát. Khi khắc khoải về một vùng kí ức đẹp. Khi tiếc nuối mơ hồ về một kỉ niệm tình đã cắt cớ ngủ yên.

Có thể ta không có những đêm ba mươi cùng em vô ưu, lang thang trên những con phố mòn mỏi bước. Là con đường Duy Tân, là con đường Gia Long, là con đường Tú Xương… xa lắc trong nỗi nhớ. Và có lẽ, chúng chỉ còn là giấc mơ u hoài, lê thê kéo từ thế kỉ trước. Nơi có những đêm ba mươi, vào thời khắc giao mùa thiêng liêng vẫn còn những người phu quét lá bên đường. Miệt mài và cần mẫn. Và ta , ta có dừng lại xin một chiếc lá vàng, để làm bằng chứng yêu em?

Người phu quét đường…
Chiếc lá vàng…

Khung cảnh im lắng. Đẹp một cách mộc mạc, đơn sơ. Một bức tranh huyền thoại về tình yêu, lồng hờ hững vào trong phố. Yên bình, trong vắt. Nhưng tình yêu có thực sự cần những nhân chứng và vật chứng ấy không? Ta đã ngô nghê đặt lại câu hỏi ấy, có nghĩa là ta cũng đang dần quên đi một thời yêu đương phóng khoáng, cuồng say…

Tay em lạnh để cho tình mình ấm
Môi em mềm cho giấc ngủ em thơm
Sao Giao Thừa xanh trong đôi mắt ngoan
Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Thì là Tết đấy. Những con đường đang nhộn nhịp quá những người qua. Phố xá dần đông vui lên, rộn ràng những sắc màu nghênh tiếp năm mới. Với lòng người, có quá nhiều điều để háo hức, chờ mong…

Trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết?

Mà có phải khi ai vu vơ thốt lên câu hát bất chợt ấy, cũng là đang thực sự có niềm vui đâu…
Tháng ngày đã trôi qua
Tình đã phôi pha
Người khuất xa
Chỉ còn chút hương xưa
Rồi cũng phong ba
Rụng cùng mùa…

Tác phẩm đầu tay nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thành An, “Tình khúc thứ nhất”, cũng là một bài hát phổ từ thơ của thi sĩ Nguyễn Đình Toàn : “Có yêu nhau xin ngày thơ ngây Lúc mắt chưa nhạt phai Lúc tóc chưa đổi thay Lúc môi chưa biết dối cho lời…”. Đấy là những câu thơ rưng rức đầy tiếc nuối. Mờ. Phai.

Nỗi buồn ở đây dường như đã đi đến cùng tận. Khi “chỉ còn chút hương xưa” rồi cũng đã “phong ba”, và cuối cùng, “rụng cùng mùa” ?

Không. Với kỉ niệm đẹp, nỗi buồn ấy như là một thú vui tao nhã. Những khi thấy lòng mình chùn xuống, ta thong thả mang ra gặm, nhắm…

Dòng sông đêm hồn đen sâu thao thức
Ngàn vì sao mọc hay lệ khóc nhau?
Đá buồn chết theo sau
Ngày vực sâu
Rớt hoài xuống hư không
Cuộc tình đau…

Đã có rất nhiều ca sĩ trình bày ca khúc này. Nhưng được yêu thích nhất có lẽ là Khánh Ly và Nguyên Khang. Nếu Khánh Ly với giọng hát nữ tính, đầy chất ma mị của mình đã tình tự khôn nguôi về một thời yêu thương say đắm, thì Nguyên Khang bằng sự ấm áp cố hữu, lại đem đến một hoài niệm buồn. Một nỗi buồn sang trọng và cần thiết.

Giao thừa đang sắp đến. Gần, đã gần lắm rồi…

Và trong cái thời khắc mong manh ấy, khi trời đất đang bắt đầu trở mình cho một cuộc chuyển giao, thế nào tôi cũng để cho cái ngày xưa của mình quay lại. Rằng :

Em đến thăm anh đêm ba mươi Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi ?
Anh nói với người phu quét đường Xin chiếc lá vàng, làm bằng chứng yêu em…
.
(*) Nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn.