Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân)

Kinh tế thế giới năm qua (2013) vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng và trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam cũng chẳng khả quan gì: đầu tư nước ngoài giảm sút, hàng ngàn doanh nghiệp phá sản, bất động sản đóng băng, hệ thống ngân hàng vẫn còn bất cập… Một điều tất yếu là người lao động không được tăng lương, thưởng tết cũng vì thế mà bị bóp lại, đó là chưa nói đến chuyện đáng buồn hơn là bị mất việc. Chính vì vậy mà tết Giáp Ngọ 2014 chúng ta thấy có nhiều đứa con tha phương cáo lỗi cùng gia đình là “xuân này con không về”, ở lại đón một mùa xuân mới ở Sài Gòn, Hà Nội hay một chốn thị thành nào đó.

Trong tâm tình đó, [dongnhacxua.com] xin gởi đến bạn yêu nhạc, đặc biệt là những đứa con không về sum vầy bên gia đình trong những ngày xuân, một nhạc phẩm xân bất hủ: ‘Xuân này con không về’ của nhóm tác giả Trịnh Lâm Ngân, tức bao gồm nhạc sỹ Trần Trịnh, Nhật Ngân và Lâm Đệ. Với những bản nhạc sáng tác chung dưới bút danh Trịnh Lâm Ngân thì phần lớn là sáng tác của Nhật Ngân, còn Trần Trịnh tham gia viết lời và chỉnh sửa đôi chút, còn Lâm Đệ, con rể của ông chủ hãng đĩa Asia Sóng Nhạc ngày xưa thì lo phần phát hành.

Cũng cần nói thêm là bản này qua tiếng hát Duy Khánh đã trở nên quá nổi tiếng đến nỗi nhiều người lầm tưởng đây là sáng tác của Duy Khánh.

Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

xuan-nay-con-khong-ve--1--trinh-lam-ngan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.comxuan-nay-con-khong-ve--2--trinh-lam-ngan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

xuan-nay-con-khong-ve--3--trinh-lam-ngan--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

‘XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ’ VÀ NHẠC SỸ NHẬT NGÂN
(Nguồn: rfa.org)

Dường như bao giờ những ca khúc viết về mùa xuân cũng đều đẹp, đều vui. Thế nhưng, vẫn có những ca khúc thật đẹp, sống mãi với thời gian song lại đượm buồn mà hầu như người Việt nào cũng đã một lần từng nghe, từng biết. Đó là tác phẩm Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Nhật Ngân.

Chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ này, xin được một lần nhìn lại tác phẩm của người nhạc sĩ tài hoa mới ra đi ở độ tuổi 70, chỉ 2 ngày trước khi xuân Nhâm Thìn gõ cửa.

Thưa quí thính giả, cứ mỗi độ xuân về thì dường như không người Việt nào lại không nghĩ đến tác phẩm Xuân Này Con Không Về, bài hát đã gắn liền với nhiều thế hệ người nghe nhạc suốt nửa thế kỷ qua.

Lời hát và giai điệu của ca khúc chậm buồn, diễn tả tâm trạng của người con xa nhà vào dịp Tết, không về sum họp được với gia đình, không được gặp mẹ, không được gặp các em. Đó là lúc mai đào nở vàng, là lúc có nồi bánh chưng nghi ngút khói, là lúc có tiếng pháo nổ với đàn trẻ thơ, thế nhưng, người trai đó lại ở tận nơi phương trời xa và chạnh lòng nghĩ tới cảnh đoàn viên.

Đến tận gần cuối bài hát, người nghe mới nhận ra đây là một người lính trong thời chiến khi có “bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường.” Ngậm ngùi là thế, đau đáu là thế, nhưng vì nghĩa vụ mà người lính kia phải gác lại chuyện cá nhân của mình để làm tròn nhiệm vụ và chỉ biết ước hẹn một ngày nào đó, được trở về với mẹ, với em.

Hôm nay, Vũ Hoàng xin được dành chương trình này gọi là một chút tri ân đến người nhạc sĩ tài hoa, qua buổi trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, một người bạn thân thiết của nhạc sĩ Nhật Ngân để cùng nghe ông chia sẻ về kỷ niệm của bài hát này cũng như những dòng tâm sự khi tác giả của Xuân Này Con Không Về mới vừa ra đi.

Tâm sự người lính xa nhà

Nhạc sĩ Nhật Ngân. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Trịnh rất thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân; hai ông đã cộng tác với nhau để viết nên nhiều bài hát bất hủ . Photo courtesy of Trần Vũ Trân.
Nhạc sĩ Nhật Ngân. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trần Trịnh rất thân thiết với nhạc sĩ Nhật Ngân; hai ông đã cộng tác với nhau để viết nên nhiều bài hát bất hủ . Photo courtesy of Trần Vũ Trân.

Vũ Hoàng: Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, là người bạn thân của nhạc sĩ Nhật Ngân và ông cũng đã từng biết đến bài hát Xuân Này Con Không Về từ nhiều năm nay, thì ông có thể chia sẻ đôi dòng suy nghĩ của mình về bài hát này được không ạ?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: Vâng trước hết, tôi xin kính chào quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do, tôi là Nguyễn Ngọc Ngạn, đang ở Toronto, Canada.

Phải nói như thế này, nhạc sĩ Nhật Ngân, ông viết rất nhiều bài về xuân, chẳng hạn như Xuân Này Con Không Về, qua bên này, ông viết Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu, rồi ông viết bài Cám Ơn cũng là thư xuân, rồi Xuân Nào Con Sẽ Về.

Một loạt những bản nhạc, nói chung ngày đầu năm ông hay nhớ về người mẹ. Thì bài Xuân Này Con Không Về đương nhiên là ông viết trong thời chinh chiến, mà nhạc sĩ Nhật Ngân thì ông có rất nhiều sáng tác trong thời chiến và bài này là lần đầu tiên ông đưa cho ca sĩ Duy Khánh thu trong studio của Asia tại Sài Gòn.

Bài này khi được tung ra lần đầu tiên, lúc đó chúng tôi đang trong quân đội, thành thử nghe rất xúc động bởi vì nó chia sẻ được tâm sự của bất kỳ người lính nào xa nhà, thì lúc nào cũng nhớ về quê nhà của mình và nhất là nhớ về hình ảnh người mẹ. Đó là kỷ niệm của tôi đối với bài Xuân Này Con Không Về mà Vũ Hoàng của Đài Á Châu Tự Do vừa nhắc đến.

Vũ Hoàng: Vâng, thế còn với nhạc sĩ Nhật Ngân ạ, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm nào của mình với cố nhạc sĩ được không ạ?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: Còn riêng đối với nhạc sĩ Nhật Ngân, thì chắc thính giả cũng còn nhớ Trung Tâm Thúy Nga Paris By Night đã tổ chức một chương trình đặc biệt cho nhạc sĩ Nhật Ngân với nhạc sĩ Trần Trịnh, 2 người đã kết hợp dưới cái tên Trịnh Lâm Ngân, ngay cả trong bản nhạc in bài Xuân Này Con Không Về cũng đề tên là Trịnh Lâm Ngân và không đề riêng là của Nhật Ngân. Quý vị chắc cũng nhớ trên Paris By Night, nhạc sĩ Nhật Ngân có giải thích nhiều bài nhạc sĩ Nhật Ngân viết chung với nhạc sĩ Trần Trịnh. Có nhiều bài thì của riêng nhạc sĩ Trần Trịnh, có nhiều bài của riêng nhạc sĩ Nhật Ngân, nhưng đều ký chung là Trịnh Lâm Ngân.

Đang nói đến tin buồn của nhạc sĩ Nhật Ngân thì mới nghĩ trong đời có nhiều trùng hợp. Chẳng hạn như nhạc sĩ Y Vân viết bài 60 Năm Cuộc Đời, cuộc đời ông đâu chỉ có 60 năm, nhưng theo ý niệm của tử vi, tròn một lục thập hoa giáp, thí dụ như ai sinh năm Nhâm Thìn, 1952, thì năm nay là năm Nhâm Thìn, thì đủ một vòng 60 năm thì người ta gọi là 60 Năm Cuộc Đời, mà trong tử vi gọi là Lục Thập Hoa Giáp.

Nhạc sĩ Y Vân viết 60 Năm Cuộc Đời, thì không ngờ ông mất ở năm 60. Còn nhạc sĩ Nhật Ngân viết một loạt nhạc về xuân, như chúng tôi vừa kể ít nhất là có 5 bài, thì ông lại chết vào đúng dịp Tết, nói cho chính xác 2 ngày trước Tết, thì ông mất. Đó là điều chắc chắn gây nhiều xúc động.

Cho nên sự ra đi của nhạc sĩ Nhật Ngân thì đối với quần chúng, khán thính giả đã là một sự mất mát lớn, đối với trung tâm Thúy Nga hay đối với chúng tôi mất đi một người bạn đáng quí.

Khát khao hòa bình

Ca nhạc sỹ Duy Khánh. Ảnh: my.opera.com/diemxuacafe/blog
Ca nhạc sỹ Duy Khánh. Ảnh: my.opera.com/diemxuacafe/blog

Vũ Hoàng: Vâng, cám ơn ông. Vũ Hoàng xin quay lại một chút với cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ Nhật Ngân. Chúng tôi được biết là nhạc sĩ Nhật Ngân không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm xuân của người lính, mà với tư cách là một người lính nữa, nhạc sĩ Nhật Ngân cũng còn có một số tác phẩm khác viết về thời chiến rất nổi tiếng phải không ạ?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: Chúng tôi hiểu nhạc sĩ Nhật Ngân trong tâm tư của ông, ông là một người lớn lên trong thời chiến, ông là một người khoác áo chiến y, ông sáng tác nhiều bài tâm sự về người lính ở ngoài chiến trường.

Nhưng trong thâm sâu ông là một người khát khao đất nước có hòa bình, cho nên chúng ta thấy rằng sau Hiệp định Paris năm 72-73 đó, ông viết 2 bài mà chắc chắn bất cứ một người nào cũng nhớ là Qua Cơn Mê và Một Mai Giã Từ Vũ Khí. Ông là một người làm trọn người trai trong thời chiến, nhưng ông khát khao đất nước chấm dứt chiến tranh, có được hòa bình cho nên, tất cả những tâm sự đó của ông được gửi qua 2 bài Qua Cơn Mê và Một Mai Giã Từ Vũ Khí mà chúng ta đã nghe đi nghe lại nhiều lần.

Tôi nghĩ đó là tâm trạng chung của bất kỳ người nào ở thế hệ của ông, chẳng hạn như chúng tôi, miền Nam hay miền Bắc, chỉ trừ một số người chủ trương hiếu chiến chứ còn ai cũng có khát vọng hòa bình và nhạc sĩ Nhật Ngân đã diễn tả được ý đó. Nên khi tâm sự với anh trong các quán cà phê thì cũng rất hiểu được tâm trạng của anh trong thời chiến.

Vũ Hoàng: Xin được hỏi ông câu cuối, bài Xuân Này Con Không Về cũng gắn bó với nhiều thế hệ ca sĩ, từ những ngày bắt đầu với ca sĩ Duy Khánh, cho đến bây giờ là Quang Lê hay Đặng Thế Luân. Được chứng kiến sự thay đổi đó, ông có nhận xét về các thế hệ ca sĩ hát bài này không ạ?

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn: Nhạc sĩ Duy Khánh là người đầu tiên hát bài đó, cho nên để lại một ấn tượng rất mạnh và rất là lâu và sâu trong lòng người, nhưng có thể là do kỹ thuật thâu thanh thời đó, cách đây hơn 40 năm, gần 50 năm thì không thể bằng bây giờ được, cho nên tiếng hát của Quang Lê giờ đây trẻ trung và đầy.

Khi nhạc sĩ Duy Khánh vào nghề thì tuổi cũng đã lớn hơn Quang Lê bây giờ, mà nhạc sĩ Duy Khánh lại sống trong thời chiến, cũng là một khoác áo lính, cho nên tâm sự được diễn tả nồng nàn hơn, nhưng chất giọng của Quang Lê bây giờ trẻ trung hơn và dĩ nhiên là kỹ thuật thâu âm bây giờ cao hơn ngày trước nhiều, cho nên chúng ta thấy vang dội hơn, nhưng mà ấn tượng để sâu trong lòng người vẫn là Duy Khánh là người hát đầu tiên bài này.

Vũ Hoàng: Vâng, Vũ Hoàng xin được thay mặt thính giả, cám ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn rất nhiều, và nhân dịp đầu xuân mới, xin chúc ông và gia đình một năm mới vạn sự như ý. 

Thưa quí thính giả, như quí vị cũng nhớ, cách đây khoảng hơn 3 tháng, chúng tôi có thực hiện 2 chương trình âm nhạc nói về dòng tân nhạc Việt Nam trước và sau năm 1975 với sự giúp đỡ của nhạc sĩ Nhật Ngân. Không ngờ, đến hôm nay, ông đã ra đi.

Qua làn sóng của Đài ACTD, Vũ Hoàng xin được gửi lời phân ưu đến gia đình và mong ông yên giấc nơi chín suối. Trước khi khép lại chương trình hôm nay, mời quí vị nghe lại ca khúc Xuân Này Con Không Về qua tiếng hát ca sĩ Quang Lê. Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quí vị trong chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ sau.

[footer]

Đón xuân này nhớ xuân xưa (Châu Kỳ – Anh Châu)

Mùa xuân là thời khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, là lúc để mọi người quên đi những sầu muộn trong quá khứ để hướng về những gì vẹn tuyền trong tương lai. Thế nhưng, trong không khí xuân đầm ấm và thiêng liêng ấy, [dongnhacxua.com] cũng giống nhiều quý vị bậc trung và cao niên lại không khỏi có chút bồi hồi nhớ về những mùa xuân ngày cũ: đâu rồi những phút giây hì hục gọt, ngâm và sên mứt gừng, bí, v.v.; đâu rồi hình ảnh ấm áp khi mấy đứa trẻ ngồi quây quần bên nồi bánh chưng coi ông bà cha mẹ nấu bánh; đâu rồi những phút giây hồi hộp pha lẫn chút lo sợ khi nghe nhà ai đó vang lên tiếng pháo tất niên tiễn biệt năm cũ hay tiếng pháo giao thừa đón chào nằm mới; v.v.

Tô điểm thêm cho mùa xuân của một thời tuổi trẻ của chúng tôi có lẽ là những rung động thật nhẹ nhàng, lung linh của một chàng trai mới lớn khi hẹn hò cô bạn gái chung xóm đi hội hoa xuân những ngày giáp tết hay đi hái lộc những ngày đầu xuân.

Sống ở Sài Gòn 20 năm nhưng chúng tôi vẫn hay về thăm xóm cũ những dịp xuân về. Vẫn mùa xuân với hoa mai hoa đào, với bánh mứt ngon hơn nhưng cá nhân chúng tôi thấy thiếu đi rất nhiều thứ đã ăn sâu vào máu thịt: nồi bánh chưng, tiếng pháo, bánh mứt mộc mạc do chính gia đình làm, hàng xóm qua lại hỏi thăm nhau và …

… và nhất là cô bạn nhà bên đã phiêu bạt nơi phương trời nào.

Trong tâm tình đó, [dongnhacxua.com] trân trọng gởi đến quý vị nhạc phầm ‘Đón xuân này (tôi) nhớ xuân xưa’ của nhạc sỹ Châu Kỳ (1923 – 2008).

 

Đón xuân này nhớ xuân xưa (Châu Kỳ - Anh Châu). Ảnh: VietStamp.net
Đón xuân này nhớ xuân xưa (Châu Kỳ – Anh Châu). Ảnh: VietStamp.net

don-xuan-nay-nho-xuan-xua--1--anh-chau--chau-ky--vietstamp.net--dongnhacxua.com don-xuan-nay-nho-xuan-xua--2--anh-chau--chau-ky--vietstamp.net--dongnhacxua.com don-xuan-nay-nho-xuan-xua--3--anh-chau--chau-ky--vietstamp.net--dongnhacxua.com

[footer]

Mùa xuân đầu tiên

Không khí xuân đã tràn về trên những góc phố Sài Gòn: hàng quán nhộn nhịp và nhiều màu sắc sặc sỡ hơn, người người tấp nập hoàn thành nốt những công việc còn dang dở, trẻ em thì được ba mẹ dẫn đi mua quần áo mới… Tất cả làm nên một không khí náo nức, đặc trưng của ngày Tết. Như hòa mình cùng đất trời [dongnhacxua.com] xin giới thiệu hai bản nhạc xuân đặc sắc có cùng tên “Mùa xuân đầu tiên”, một của nhạc sỹ Tuấn Khanh và một của Văn Cao.

Nhạc phẩm của Tuấn Khanh viết trước 1975 nên chất chứa nhiều niềm hy vọng về một ngày quê hương thôi tiếng súng, nền hòa bình thật sự đến với dân tộc Việt Nam chúng ta. Thế rồi ngày đó cũng đã đến và ngay vào những ngày đầu sau 30.04.1975, một bậc tiền bối khác là Văn Cao đã đặt bút biết viết tác phẩm được cho là cuối cùng của đời mình cũng chỉ để diễn tả “mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên”.

Cũng giống như bản “Tình ca” của Phạm Duy và Hoàng Việt, vượt lên trên sự khác biệt về thời gian và không gian cùng quan điểm chính trị (sau hiệp định Geneva 1954 Tuấn Khanh vào Nam còn Văn Cao vẫn ở lại miền Bắc; rồi sau 1975 thì Văn Cao ở lại Việt Nam còn Tuấn Khanh vượt biên và hiện đang định cư tại Hoa Kỳ), cả hai bản “Mùa xuân đầu tiên” đều chuyển tải một thông điệp mang tính nhân văn: “xin yêu thương đến với hận thù” để “từ nay người biết yêu người”.

Trước thềm Xuân Giáp Ngọ 2014, [dongnhacxua.com] xin thắp một nén hương cho linh hồn cố nhạc sỹ Văn Cao và cầu chúc cho nhạc sỹ Tuấn Khanh dồi dào sức khỏe, vui hưởng tuổi già nơi xứ xa!

MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN (TUẤN KHANH)

[dongnhacxua.com] chúng tôi rất tiếc là không có nhiều tư liệu về bản “Mùa xuân đầu tiên” của Tuấn Khanh. Xin quý bằng hữu xa gần có thêm thông tin gì thì xin liên lạc với chúng tôi. Trân trọng cảm ơn!

Mùa xuân đầu tiên (Tuấn Khanh)
Mùa xuân đầu tiên (Tuấn Khanh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
mua-xuan-dau-tien--1--tuan-khanh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-xuan-dau-tien--2--tuan-khanh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-xuan-dau-tien--3--tuan-khanh--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN (VĂN CAO): MỘT TƯ DUY VƯỢT TRƯỚC
(Nguồn: tác giả Nguyễn Đăng Tấn đăng trên VietnamNet.vn)

Mùa xuân đầu tiên viết về sự kiện trọng đại của dân tộc. Đó là mùa xuân đầu tiên Bắc – Nam mới thật sự cùng chung vui một nhà, cùng hòa lòng người, tình yêu, tình thương để cùng đón tết.

Bây giờ thì bài hát Mùa xuân đầu tiên đã trở thành thân quen với mọi người, mọi nhà.

Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng uyển chuyển, như một điệu valse. Ca từ giàu cảm xúc, sâu lắng và đẹp như một bài thơ. Người nghe cảm nhận và hòa lòng mình cùng bài hát, đồng cảm cùng giai điệu. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết rằng bài hát có một số phận long đong.

Mùa xuân đầu tiên viết về sự kiện trọng đại của dân tộc. Đó là mùa xuân đầu tiên Bắc – Nam mới thật sự cùng chung vui một nhà, cùng hòa lòng người, tình yêu, tình thương để cùng đón tết. Trong ông những hình ảnh về mùa xuân của một đất nước trọn vẹn vẫn luôn ám ảnh. Những cánh én chao nghiêng, những tiếng gà gáy bên sông bình yên… Và cao hơn hết là tình yêu con người: ‘từ nay người biết thương người, từ nay người biết yêu người.’

Bài hát ra đời và tên bài hát là Mùa xuân đầu tiên vừa đúng với thực tiễn lại vừa rất người khi nói về sự thống nhất sự yêu thương của những đứa con cùng chung bọc trứng. Tuy nhiên sau khi ra đời bài hát không được đón nhận, mặc dù có được in trên báo Sài Gòn Giải Phóng. Thế là  bài hát được người nhạc sỹ cẩn thận bỏ vào ngăn tủ.

Nhưng từ một đất nước xa xôi phía trời Tây, đất nước mà bao thế hệ vẫn mơ về: “Nước Nga, ờ nước ấy” đã tuyển chọn và in bài hát của ông. Và nơi trình diễn đầu tiên, mùa xuân đầu tiên của bài hát, là đài phát thanh Moscow, nơi cất lên những âm thanh, và những lời ca đầu tiên của nó.

Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha cho biết, dường như phải chờ đến khi Văn Cao tạ thế (10.7.1995) Mùa xuân đầu tiênmới thực sự loang sâu vào đời sống âm nhạc hôm nay. Đó là nỗi truân chuyên của từng tác phẩm. Phải nói rằng, trong những sáng tác âm nhạc của Văn Cao thì Mùa xuân đầu tiên được biết đến chậm nhất, phải sau 20 năm (1976 – 1996) phải tới mùa xuân đầu tiên, Văn Cao mãi mãi vắng trên cõi đời thì bài hát Mùa xuân đầu tiên của ông mới thực sự có đời sống.

Khác với những bài hát của nhiều nhạc sỹ khi viết về thống nhất đất nước, Văn Cao đã để cho sự kiện đi qua gần một năm trời. Những suy tư, những chiêm nghiệm cứ dày thêm mãi. Và ông khai thác sự kiện không phải là tiếng reo vui ngày đất nước giải phóng để muốn bay lên say ngắm đất nước. Theo Văn Thao con trai của nhạc sỹ: Ngày 30-4-1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, cả dân tộc reo vui. Văn Cao im lặng. Chỉ thấy đôi mắt ông sáng lên lấp lánh. Có một cái gì đó đang chuyển động trong đầu ông. Một âm thanh mơ hồ, mỏng mảnh như làn khói thoảng qua. Một tiếng gà gáy mênh mang. Một tia nắng lấp lánh. Và một cánh én… Những âm thanh, những hình ảnh chập chờn trong đầu ông rồi lại tan biến.

Nhạc sỹ Văn Cao.
Nhạc sỹ Văn Cao.

Và cảm xúc chỉ ùa về khi mùa xuân đến. Ông khẽ khàng ngồi bên phiếm đàn và giai điệu mượt mà bừng lên. Những cảm xúc lâu ngày ấp ủ, những suy tư dồn nén bật lên thành khúc nhạc reo vui. Có lẽ đó là cái vui của con người đã từng đi qua những năm tháng đau thương…vì vậy tiếng reo vui thật sự sâu lắng:

Rồi dập dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.

Tiếp theo người nhạc sỹ suy tư về mùa xuân trọn vẹn. Đó chính là sự suy tư về con người về tình yêu thương. Và chính sự suy tư này mà làm nên số phận long đong của bài hát:

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…

Nếu như dưới lăng kính bây giờ, chúng ta cảm nhận được sự kiện thống nhất đất nước là sự mở đầu của dân tộc về sự đoàn kết, yêu thương và hòa giải thì những điều mà nhạc sỹ viết như trên hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, những triết lý sâu sắc về điều ấy. Tư duy người nhạc sỹ nhiều khi đã đi trước và chúng ta chưa kịp theo. Bởi vậy có những điều đôi khi vì rất nhiều nguyên nhân mà bị bỏ qua cũng có khi lại chú ý một cách thái quá.

Cũng đã xẩy ra với Văn Cao khi ông bị phê bình khi sáng tác bài hát: Tiến về Hà Nội. Người nhạc sỹ khi bị phê bình mà ngỡ ngàng. Bởi chính ông cũng không hiểu.

Những ca từ trong ca khúc Tiến về Hà Nội bừng bừng khí thế, náo nức ngày trở về: Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng cờ ngày nào tung bay trên phố/ … Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/ Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào chảy dòng sương sớm long lanh…

Trong chúng ta khi nghe bài hát đều nghĩ nó được viết trong những ngày tháng 10 lịch sử Giải phóng Thủ đô, khi đoàn quân đang rầm rộ tiến về. Nhưng ít ai biết rằng bài hát lại được viết từ rất sớm, trong lúc  cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước vào gia đoạn quyết liệt nhất. Những hình ảnh ông vẽ ra trong bài hát đã bị phê bình là lạc quan tếu.

Thế đấy trong những khó khăn, người nghệ sỹ vẫn mơ về (cũng có thể nhìn thấu ngày chiến thắng) sẽ đến, nhưng lúc đó sự nhìn thấu ấy chưa được công nhận. Sau này nhạc sỹ Huỳnh Minh Siêng (bút danh của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước) may mắn hơn khi sáng tác bài Tiến về Sài Gòn cũng trước giải phóng đã được đón nhận và trở thành tiếng reo vui cùng đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn năm 1975..

Văn Cao cũng đã viết nhiều bài hát mà sự kiện chưa từng có trong thực tiễn. Đó là dự báo nhưng qua thời gian, những dự báo đó là chính xác. Các bài Không quân Việt Nam sáng tác đầu thập niên 40, khoảng năm 1945, lúc binh chủng này còn chưa được thành lập tại Việt Nam, hay Hải quân Việt Nam, Chiến sĩ Việt Nam…cho các binh chủng tương lai, trước khi ông lên Việt Bắc theo kháng chiến chống Pháp là những bài như vậy. Tác giả đã nhìn ra cái tất yếu sẽ đến. Đó chính là sự nhạy cảm là tư duy vượt trước.

Quay trở lại bài Mùa xuân đầu tiên, vượt lên tất cả đó là tình yêu thương con người với con người. Chúng ta cảm động khi nhạc sỹ lại nhắc lại lần hai khổ nhạc: rồi dập dìu mùa xuân theo én về… hình ảnh người mẹ nhìn đàn con nay đã về, đó chính là hình ảnh mơ ước. Cả dân tộc đã từng mơ ước rất lâu Bắc – Nam xum họp một nhà. Những chiến sỹ sẽ trở về. Trở về trong vòng tay mẹ. Những con người trở về với con người để cho: Nước mắt trên vai anh; giọt rơi ấm trên vai anh, niềm vui phút giây như đang long lanh. Để từ đó: Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.

Mùa xuân đến là sự gặp gỡ, gặp gỡ bạn bè người thân,và cao hơn là gặp gỡ những tâm hồn, những tấm lòng mà vẫn còn xa cách vẫn còn ngập ngừng. Và chỉ có sự kỳ diệu của lòng yêu thương, sự kỳ diệu của mùa xuân mới làm được điều đó. Những nốt nhạc, những cảm xúc trong Mùa xuân đầu tiên chính là nhịp cầu để xóa bỏ cách ngăn, con người tìm đến con người như người nhạc sỹ tài danh đã mơ ước để có những mùa xuân yêu thương,, mùa xuân trọn vẹn.

Và chúng ta vẫn tin có một mùa xuân như vậy.

[footer]

Xuân và tuổi trẻ (La Hối – Thế Lữ – Diệp Truyền Hoa)

Tiếp nối ‘Ly rượu mừng’ của Phạm Đình Chương, [dongnhacxua.com] xin mời quý vị trở về với dòng nhạc tiền chiến để thưởng thức một trong những bản nhạc xuân hay nhất của nền tân nhạc Việt Nam: ‘Xuân và tuổi trẻ’ với nét nhạc của nhạc sỹ La Hối phần Việt ngữ do thi sỹ Thế Lữ đặt lời.

Xuân và tuổi trẻ (La Hối - Thế Lữ - Diệp Truyền Hoa). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Xuân và tuổi trẻ (La Hối – Thế Lữ – Diệp Truyền Hoa). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

xuan-va-tuoi-tre--1--la-hoi-the-lu--diep-truyen-hoa--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

LA HỐI VỚI XUÂN VÀ TUỔI TRẺ 1
(Nguồn: tác giả Trương Duy Cường đăng trên QuanVan.Net)

Hàng năm khi mùa xuân đến, nhạc phẩm Xuân và Tuổi Trẻ của nhạc sĩ La Hối lại vang lên cùng với tác phẩm bất hủ Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Xuân và Tuổi Trẻ, nhạc của La Hối,… một nhạc sĩ sống ở miền Trung và lời của Thế Lữ, một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, sống ở miền Bắc, không quen biết nhau, không sống gần nhau. Sao có sự kết hợp lạ lùng như vậy? Có nhiều thính giả đã lầm tưởng nhạc sĩ La Hối đã phổ nhạc một bài thơ của thi sĩ Thế Lữ. Nhưng sự thực lại ngược lại.

Nhạc sĩ La Hối tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 tại Faifoo (thành phố Hội An). Ông là người Hoa kiều gốc Quảng Đông (Trung Hoa). Họ La là một đại gia Hoa kiều, đa số lập nghiệp trên đường Rue des Cantonnais (Phố Quảng Đông), sau nầy đổi thành đường Nguyễn Thái Học, như nhà buôn La Thiên Thái, La Thiên Ba, La Thiên Hòa, La Ngọc Anh tại Phố Cổ Hội An và La Hoài đường Gia Hội tại Huế. Gia đình cha mẹ tôi sống bên cạnh các gia đình họ La đó.

Năm 1936-1938, La Hối vào Saigon để học tiếp văn hóa Trung Hoa bậc Cao Trung và đồng thời trau dồi thêm âm nhạc cổ điển tây phương và sáng tác. Ông sử dụng thành thạo guitare, accordéon và piano.

Về lại địa phương, ông thành lập Hội Âm Nhạc Hội An (Société philharmonique de Faifoo) mà ông là hội trưởng sáng lập. Ông tiếp tục hướng dẫn các nhạc sĩ trẻ tại địa phương như Lê Trọng Nguyễn, Lan Đài, Dương Minh Ninh, Hồ Vân Thiết… trong lãnh vực hòa âm, sáng tác âm nhạc.

Sau nầy, vào thập niên 50, Lê Trọng Nguyễn được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm Nắng Chiều, Sao Đêm, Chiều Bên Giáo Đường… Lan Đài với nhạc phẩm Chiều Tưởng Nhớ và Dương Minh Ninh với Gấm Vàng, Đường Chiều… (các nhạc phẩm trên do Tinh Hoa, Huế và Tinh Hoa Miền Nam (Saigon) của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo in ấn và phát hành khắp toàn quốc trước năm 1975.

Theo nhiều người trong gia đình họ La cho biết, khi La Hối đi dạy nhạc, ông đã yêu một cô gái dạy dương cầm. Tình yêu nầy đã thúc đẩy ông sáng tác một số tình khúc để riêng tặng người yêu. Và chỉ có người bạn gái nầy mới giữ đủ nhạc phẩm do La Hối sáng tác. Gia đình họ La chỉ biết và giữ một vài ca khúc của La Hối, trong số nầy có nhạc phẩm Le Printemps et la Jeunesse (đầu đề bằng Pháp ngữ và một người bạn Hoa kiều thi sĩ Diệp Truyền Hoa đặt lời ca bằng Hoa ngữ là Thanh Niên Dữ Xuân Thiên).

Riêng cô gái dạy dương cầm, vì chiến tranh xảy ra, từ sau 1945 đến 1975, nên gia đình họ La không còn nhớ tên và mất liên lạc với cô nầy để xin ghi chép lại các sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ La Hối. Vì thế xem như tuyệt bản sau khi La Hối mất sớm, mới ngoài 25 tuổi.

Thập niên 40, quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản với chủ trương Đại Đông Á, đã xâm chiếm Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác. La Hối là một thanh niên Trung Hoa yêu nước nên đã tham gia vào phong trào chống phát xít Nhật Bản. Ông là người đứng đầu một nhóm Hoa kiều tại Việt Nam theo Trùng Khánh (phe Thống Chế Tưởng Giới Thạch) trong Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Đây là một đảng bộ lớn ở hải ngoại, hoạt động tại Hội An và khắp Việt Nam. Hoạt động chống Nhật Bản tại địa phương có nhiệm vụ theo dõi tình hình điều quân, chính trị, văn hóa Nhật. Các đồng chí của ông kẽ biểu ngữ, in và phân phát truyền đơn chống Nhật Bản, phá hoại các nơi Nhật Bản đồn trú, phá kho lương thực, đầu độc các con ngựa chiến mà các sĩ quan Nhật Bản cưỡi để thị oai…

Theo một vài cựu đồng chí người Hoa tiết lộ “nhạc sĩ La Hối đã dùng mấy notes nhạc trong phần dạo khúc mở đầu (introduction) của nhạc phẩm Thanh Niên Dữ Xuân Thiên: “là là là là, là là là rê, là là là mí, là là là phá, là là là sól, là là là lá, sól mi đô là, sól mi rề” làm một khẩu hiệu liên lạc công tác…

Hiến binh Nhật Bản đã theo dõi và phát hiện những hoạt động của phong trào chống Nhật nầy.

Và một ngày trong tháng tư năm 1945, La Hối và 9 đồng chí bị Nhật bắt giam vào tháng trước đó, bị Nhật đem ra xử tử tại núi Phước Tường, gần phi trường Đà Nẵng và chôn chung một hố. (Danh sách 10 vị bị Nhật Bản xử chém sáng ngày 1/4/1945 là La Doãn Chánh (La Hối), Lâm Kiến Trung, Thái Văn Lễ, Tạ Phúc Khương, Lương Tinh Tiêu, Vương Thanh Tùng, Trình Duy Huấn, Trịnh Yến Xương, Lâm Bình Hoành và Kim Bính Bồi. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch ban cho 4 chữ Dân Tộc Chính Khí để tuyên dương 10 vị liệt sĩ nầy).

Sau khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, ngũ bang Trung Hoa Lý Sự Hội ở Hội An đã cải táng 10 liệt sĩ Trung Hoa nầy tại nghĩa trang Thanh Minh, ngoại ô thành phố Hội An, lập kỷ niệm đài để người dân địa phương, không phân biệt Việt Nam hay Hoa kiều, đến viếng mộ các chiến sĩ kháng Nhật.

La Hối (1920-1945) khi bị xử tử mới có 25 tuổi. Ông đang yêu đời, yêu nước, và đang sáng tác một số tình ca và nhiều nhạc khúc hùng mạnh chống phát xít Nhật.

Năm 1946, đoàn ca vũ Anh Vũ, từ thủ đô Hà Nội đi lưu diễn các tỉnh Trung, Nam Việt Nam. Sau khi trình diễn tại Huế, đoàn trực chỉ Hội An, mặc dù lúc đó Hội An đang bị mưa to gió lớn, ngập lụt dâng cao trên quốc lộ 1 từ Đà Nẵng vào Hội An.

Đoàn Anh Vũ được sự giúp đỡ tận tình của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và một số thanh niên tại Hội An, nên đoàn văn nghệ vẫn đến được Hội An để trình diễn vở Tục Lụy của nhà văn Khái Hưng do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết nhạc. Ông Võ Đức Diên là trưởng đoàn và trong đoàn có thi sĩ Thế Lữ (và vợ, một kịch sĩ có tài), nhạc sĩ Văn Chung, nhạc sĩ Bùi Công Kỳ, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và một số ca kịch sĩ nữa tháp tùng.

Khi đến thành phố Hội An, các nhạc sĩ đồng hành với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát muốn liên lạc với nhạc sĩ La Hối. Đến nơi mới biết La Hối không còn nữa, trước đó vài tháng. Thi sĩ Thế Lữ xin phép gia đình họ La để đặt lời ca cho nhạc phẩm Le Printemps et la Jeunesse, có lời Hoa là Thanh Niên Dữ Xuân Thiên, thành lời ca tiếng Việt là Xuân và Tuổi Trẻ. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát soạn hòa âm, nhạc sĩ Văn Chung soạn vũ điệu, Thế Lữ đạo diễn.

Thế là vũ khúc Xuân và Tuổi Trẻ của La Hối với lời ca tiếng Việt do đạo diễn kiêm thi sĩ Thế Lữ được cất cao lần đầu tiên tại nhà hát Phan Hương trên đường Minh Hương, thị xã Hội An. Sau nầy, cũng trên khu đất nầy, hý viện Phi Anh với 1.200 chỗ ngồi, là rạp hát hiện đại của thập niên 50 được xây cất thay thế nhà hát cũ và tên đường được đổi thành đường Phan Châu Trinh.

Các nhạc sĩ, kịch sĩ, thi sĩ trong đoàn ca vũ kịch Anh Vũ đồng hành đến thăm nhạc sĩ La Hối, có thể là cựu đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ngoài Bắc, hoặc là cảm tình viên với Việt Nam Quốc Dân Đảng (nhưng trong thời kỳ Việt Minh mới cướp chính quyền thì họ phải giấu kín đảng tịch cũ) cốt ý đến thăm một đồng chí mà từ lâu họ đã nghe tiếng hoặc ái mộ cũng nên. Chỉ có các vị đó biết và nay họ đã qua bên kia thế giới, đem theo bí mật không bật mí được khi họ sống dưới chế độ độc đảng cộng sản từ lúc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ nhất (1945), thứ hai (1946)!

Tuy nhiên, duyên tri ngộ ngắn ngủi nầy cũng để lại cho thính giả yêu âm nhạc Việt Nam được một giai thoại quý giá và một lời ca của nhạc khúc xuân bất hủ hơn 60 năm trôi qua.

Nhờ lời ca viết bằng tiếng Việt rất hay của thi sĩ Thế Lữ, từ đó Xuân và Tuổi Trẻ ra khỏi thành phố cổ nhỏ bé Hội An đã chu du khắp nơi trên thế giới mỗi khi mùa xuân trở về với cộng đồng tỵ nạn Việt Nam.

Thập niên 1940, khi tôi còn nhỏ, sinh hoạt trong đoàn thể hướng đạo Việt Nam, tôi thích âm nhạc, nên thường đi nghe các buổi hòa nhạc của hội Âm Nhạc Hội An và bản Le Printemps et la Jeunesse vẫn là nhạc phẩm được hòa tấu để mở màn cho các buổi hòa nhạc hoặc nhạc ca kịch tại địa phương.

Ngày nay ở hải ngoại, các hội Ái Hữu Quảng Nam Đà Nẵng ở mọi nơi vẫn lấy bài Xuân và Tuổi Trẻ làm nhạc phẩm chào mừng đồng hương mỗi khi có dịp hội ngộ.

Nữ ca sĩ Hồng Hạnh (gốc Hội An) trong một CD mới phát hành cũng đã hát nhạc phẩm Xuân và Tuổi Trẻ của La Hối, lời Thế Lữ với tất cả đam mê, tuyệt vời. (CD Hồng Hạnh 2: Em và Quê Hương ra mắt thính giả tại hí viện Le Petit Trianon tại San Jose ngày 14/1/2006).

Một điều đáng tiếc là nhạc sĩ La Hối, cha đẻ của nhạc khúc lại không được nghe nhạc phẩm của ông hát bằng lời ca tiếng Việt rất du dương của thi sĩ Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ, một trong những thính giả mến mộ tài năng của ông và cũng có thể là một đồng chí (hoặc cảm tình viên) của hoạt động yêu nước của nhà cách mạng La Hối chống phát xít Nhật Bản.

[footer]

Rừng chưa thay lá (Huỳnh Anh – Hoàng Ngọc Ẩn)

Như chúng ta đã biết, nhạc sỹ Huỳnh Anh sáng tác không nhiều, chỉ trên dưới 20 bản. Sau năm 1975, khi ra định cư ở Mỹ, nhạc sỹ càng sáng tác ít hơn. Theo [dongnhacxua.com] được biết thì trong hơn 30 năm ở hải ngoại, ông chỉ cho phố biến rộng rãi hai sáng tác là “Rừng chưa thay lá” phổ bài thơ “Rừng lá thay chưa” của Hoàng Ngọc Ẩn và “Thành phố sương mù”. Theo chúng tôi còn nhớ thì “Rừng chưa thay lá” được Huỳnh Anh sáng tác vào khoảng năm 1981 và sau hơn 30 năm thì giai điệu bolero ngọt ngào của ca khúc này vẫn còn ngân nga trong lòng người yêu nhạc.

Có một điều thú vị mà nhạc sỹ Huỳnh Anh cũng đã có lần tâm sự là khi đọc qua bài thơ “Rừng lá thay chưa” của Hoàng Ngọc Ẩn thì ngay lập tức giai điệu đã hình thành trong đầu ông và khi phổ nhạc ông đã giữ nguyên toàn bộ bài thơ.

Ảnh bìa nhạc: CungChoiNhac.com

BÀI THƠ “RỪNG LÁ THAY CHƯA” CỦA HOÀNG NGỌC ẨN
(Nguồn: DacTrung.net)

Anh đi rừng chưa thay lá 
Em về, rừng lá thay chưa? 
Phố cũ bây chừ xa lạ 
Hắt hiu đợi gió giao muà! 

Xuân xưa mình chung đôi bóng 
Xuân này mình ngóng trông nhau 
Hun hút phương trời vô vọng 
Nhớ thương bạc trắng mái đầu! 

Em có về qua phố cũ 
Phố phường chừ đã đổi thay 
Thương em nửa đời hoang phế 
Thương ta chịu kiếp lưu đày! 

Xuân nay mình em lẻ bóng 
Có còn tiếc nhớ xuân xưa 
Dài tay đếm từng nhung nhớ 
Em ơi! Chờ gió giao muà…. 

[footer]

Cảm ơn: ta đón đợi xuân nồng ngày mai

Hôm nay là 29 AL, ngày cuối cùng của năm Tân Mão. Nhân dịp xuân về, mời quý vị yêu nhạc xưa nghe lại bản “Cảm ơn” của nhạc sỹ Nhật Ngân. Bản này ông viết dưới bút danh Ngân Khánh, là tên con gái ông.

Cảm ơn (Nhật Ngân). Ảnh: huyvespa.multiply.com


[footer]

Anh cho em mùa xuân: nụ hoa vàng vẫn nở

Nhạc phẩm “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sỹ Nguyễn Hiền có lẽ sẽ mãi là giai điệu không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về. Lấy ý thơ từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sỹ Kim Tuấn, nhà nhạc sỹ lão thành của chúng ta để thổi một sức sống mới vào bài thơ vốn đã tuyệt vời.

Anh cho em mùa xuân (Nguyễn Hiền – Kim Tuấn). Ảnh: huyvespa.multiply.com



ĐÔI ĐIỀU VỀ BÀI THƠ “NỤ HOA VÀNG NGÀY XUÂN” VÀ NHẠC PHẨM “ANH CHO EM MÙA XUÂN” (Source: http://huyvespa.multiply.com/journal/item/686/686)

Ít nhất đã có hai thế hệ hát “Anh cho em mùa xuân”.  Các ca sĩ và ban nhạc của thế hệ thứ hai (ở trong và ngoài nước) có khuynh hướng thay đổi tiết tấu của bài nhạc ấy bằng nhịp điệu nhanh, mạnh, sôi nổi, như muốn làm rộn ràng hơn không khí mùa xuân. Việc “cải biên” này cũng… tốt thôi, và cũng phù hợp với “phong cách trình diễn” trẻ trung, sống động hiện đại, tuy rằng bài nhạc, với âm giai LaTango Habanera dìu dặt ở “thuở ban đầu”, tự nó đã đủ để mang về mùa xuân (mà không cần phải “đánh nhanh, đánh mạnh” bằng điệu nhạc kích động để… mừng đón xuân về). Việc thay đổi tiết tấu và cách trình diễn ấy có phần nào đánh mất khí hậu của bài hát là vẻ lắng đọng của đất trời vừa mới sang xuân, pha lẫn chút thi vị ngọt ngào của “bài thơ còn xao xuyến”, thể hiện qua lời thơ và từng nốt láy mềm mại ở cuối những câu nhạc. trưởng và nhịp điệu 

Mùa xuân của “Anh cho em mùa xuân” là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của “lộc non vừa trẩy lá”, là vẻ e ấp của “nụ hoa vàng mới nở”. Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của “chiều đông nào nhung nhớ”, có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang…

Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.

Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây… (không phải là “mắt buồn… nhìn ngọn cây”)

Chữ “vin” ấy nghe rất thơ. Những chữ “lao xao” và “mòn” ấy nghe cũng rất thơ.

Hai câu hát trong bài được ca sĩ… hát sai nhiều nhất:

Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa

Câu thứ nhất, “đất mẹ gầy có lúa”, là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng “đất cày lên sỏi đá”), được nhiều ca sĩ đổi thành “đất mẹ gầy… cỏ lúa”, hoặc “đất mẹ gầy… cỏ úa”, hoặc “đất mẹ… đầy cỏ lúa”!?!

Câu thứ hai, “đồng ta xanh mấy mùa”, ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành “đồng xa xanh mấy mùa”, hoặc… “đồng xanh xa mấy mùa”!?!

“Trong bài ‘Anh cho em mùa xuân’ có một câu tôi thích nhất,” tôi nhớ đã nói với nhạc sĩ Nguyễn Hiền như vậy. Có thể là ông cũng muốn nghe, muốn biết, nhưng tôi lại chưa có dịp nào (nay thì không còn dịp nào) để bộc lộ với ông.

Bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi…

“Bầy chim lùa vạt nắng…”, câu hát tôi thích nhất. “Lùa vạt nắng”, tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ. Chữ “lùa” ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà ông lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? (“Bầy chim… đùa vạt nắng” chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng “… lùa vạt nắng”). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe “lùa nắng cho buồn vào tóc em” (“Nắng thủy tinh”, Trịnh Công Sơn).

Điều thú vị, câu ấy không phải là câu thơ Kim Tuấn trong “Nụ hoa vàng ngày xuân”, mà là thơ… Nguyễn Hiền.

“Con chim mừng ríu rít” trong bài thơ được ông đổi ra thành “bầy chim lùa vạt nắng”, để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn “nghe” được tiếng chim “ríu rít” mừng vui), vừa “thơ” hơn và giàu hình ảnh hơn.

Tôi yêu câu thơ “mắt buồn vin ngọn cây” của Kim Tuấn và tôi yêu câu hát “bầy chim lùa vạt nắng” của Nguyễn Hiền. Câu thơ ấy rất “Kim Tuấn”, câu hát ấy rất “Nguyễn Hiền”. Tôi cũng yêu lối sử dụng những động từ “vin” và “lùa” ấy trong kho tàng tiếng Việt.

“Nhạc chan hòa đây đó”, câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, “nhạc, thơ tràn muôn lối”, câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong “Nụ hoa vàng ngày xuân” không có câu nào nói đến “nhạc” cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là… thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.

“Anh cho em mùa xuân. Nhạc, thơ tràn muôn lối…”

Câu kết ở phần coda ấy là một “biệt lệ”, (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu “cổ điển” với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.

Việc ông không thay đổi câu, chữ nào suốt khổ thơ đầu của “Nụ hoa vàng ngày xuân” làm nhớ tới những bài thơ ngũ ngôn khác từng được các nhạc sĩ khác phổ thành ca khúc cũng rất là “ngọt”. Hoặc, giữ nguyên vẹn bài thơ, như “Tiếng thu”, nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư; hoặc, chỉ đổi có… một chữ trong toàn bài thơ, như “Chiều”, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ từ “Màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối “khói xanh bay lên cây” thành “khói huyền bay lên cây”).

Sau câu thơ “lộc non vừa trẩy lá”, những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần… thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:

“Con chim mừng ríu rít” đổi thành “bầy chim lùa vạt nắng”
“Ngoài đê diều thẳng cánh” đổi thành “ngoài đê diều căng gió”
“Câu hát hò vẳng đưa” đổi thành “thoảng câu hò đôi lứa”
“Trẻ đùa vui nơi nơi” đổi thành “trẻ nô đùa khắp trời”
“Nắng vàng trên ngọn cây” đổi thành “rung nắng vàng ban mai”

Người nhạc sĩ đã “làm mới” thơ, đã làm thơ “thơ” thêm một lần nữa.