Ngõ Vắng Xôn Xao (Trần Quang Huy)

Khoảng thập niên 1980 – 1990, Dòng Nhạc Xưa còn nhớ bản ‘Ngõ vắng xôn xao’ của nhạc sỹ Trần Quang Huy với giai điệu vui tươi và lời ca dung dị trở nên rất thịnh hành qua giọng ca của ca sỹ Bảo Yến, được phát đi phát lại trên radio, đài truyền hình TPHCM và trên rất nhiều chương trình ca nhạc dưới dạng băng cassette.

Nhạc sỹ Trần Quang Huy (1938 – 2009).

Một ngõ vắng xôn xao
Nằm trong lòng phố lớn
Một tiếng nói yêu thương
Cho lòng thêm tơ vương
Một đám lá thu bay
Rắc vương đầy ngõ vắng
Một chùm hoa trưa nắng
Xôn xao cả lòng tôi

Tôi yêu đời làm một bông hoa nắng
Tôi yêu người làm ngõ vắng dịu êm
Trong yên lặng mà lại mênh mông lắm
Hãy ngước nhìn kìa trời xanh bao la

Vì nắng mãi nên mưa
Gội trưa hè loang nước
Vì muốn nói với nhau
Nên nhìn nhau thêm lâu
Chiều ngõ vắng xôn xao
Có thêm bầy bé gái
Cùng nhảy dây khoe áo
Giăng hoa ngập hồn tôi

Khi con người để lòng yêu ngõ vắng
Thêm rung động được đứng ngắm trời mây
Ai đã từng một lần qua nơi ấy
Khi xa rồi lòng bỗng thấy xôn xao

Ngõ vắng xôn xao (Trần Quang Huy).

Nhạc sỹ Trần Quang Huy sinh năm 1938 và mất năm 2009. Sáng tác của ông chia làm 3 mảng: nhạc cách mạng, nhạc thiếu nhi và tình ca. Chúng tôi còn nhớ thuở nhỏ, đứa trẻ nào cũng thuộc bài hát vui tươi ‘Bông hồng tặng cô’

Còn về tình ca, ngoài ca khúc ‘Ngõ vắng xôn xao’, một bản khác của Trần Quang Huy cũng rất được yêu thích, đó là ‘Tình biển’

Xem thêm thông tin về nhạc sỹ Trần Quang Huy trên Wikipedia.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Quốc Dũng (1951-2023)

Chủ Nhật, 24/9/2023. Dòng Nhạc Xưa hay tin nhạc sỹ Quốc Dũng trút hơi thở cuối cùng trong một buổi chiều Sài Gòn mưa tầm tã. Dẫu biết ‘sinh lão bệnh tử’ là quy luật muôn đời nhưng sao khi nghe tin anh ra đi, người yêu nhạc chúng ta như thấy mất đi một cái gì đó đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ.

Nhạc sỹ Quốc Dũng thời trẻ. Ảnh: GiaiDieuXanh.net

Quốc Dũng sinh năm 1951 bên Thái Lan. Năm 1954, khi ông lên 3, cả nhà hồi hương về Việt Nam. Theo Wikipedia:

Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Đam mê âm nhạc từ nhỏ, 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa.

Theo Wikipedia

Vào những năm đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến ở Việt Nam Cộng hòa, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, dương cầm, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.

Theo Wikipedia

Sau 1975, Quốc Dũng chọn ở lại Việt Nam và kết hôn lần thứ hai với ca sĩ Bảo Yến khi ông làm biên tập, hòa âm phối khí cho Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Wikipedia

Dòng Nhạc Xưa xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến ca sỹ Bảo Yến, thành kính phân ưu cùng tang quyến và cầu mong linh hồn nhạc sỹ Quốc Dũng mau về miền cực lạc.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Xuân Tiên (1921 – 2023)

Một trong những cây đại thụ cuối cùng của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn từ biệt chúng ta: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông vừa ra đi thanh thản ở Úc Châu sau khi đi qua cõi tạm hơn 100 năm. Trong niềm tiếc thương đó, Dòng Nhạc Xưa xin mượn bài viết này để gởi lời tri ân đến một nhạc sỹ lão thành đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc nước nhà, không chỉ qua các bản nhạc bất hủ mà còn bằng tài năng và công sức của một người nhạc công tài ba.

Xem thêm các bài viết về nhạc sỹ Xuân Tiên: https://www.dongnhacxua.com/nhac-sy/xuan-tien/

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au

Thiên trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương)

Dòng Nhạc Xưa đã từng viết giới thiệu 3 bản nhạc trong trường ca “Hòn Vọng Phu” bất hủ của nhạc sỹ Lê Thương:

Giờ đây để quý vị yêu nhạc xưa có thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi xin mạn phép gởi đến một bài viết của tác giả Cung Mi.

Núi Tô Thị. Ảnh: https://blog.mytour.vn/bai-viet/nui-to-thi.html

Nhạc Sĩ Lê Thương và thiên trường ca Hòn Vọng Phu

(Nguồn: bài viết của tác giả Cung Mi đăng trên sbtn.tv ngày 2016-09-17)

Theo hồi ký của nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Lê Thương sinh năm 1913. Ông cùng với anh em nhạc sĩ Hoàng Quí, Tô Vũ (Hoàng Phú) đã thành lập một ban nhạc tại Hải Phòng từ năm 1935, chuyên đi phụ diễn cho đoàn kịch của thi sĩ-kịch tác gia tiền chiến Thế Lữ. Có thể xem Lê Thương là thế hệ đầu đàn của nền âm nhạc tiền chiến Việt Nam.

Sáng tác từ rất sớm, nhạc sĩ Lê Thương sáng tác rất nhiều thể loại ca khúc khác nhau. Đặc biệt, ông có những tác phẩm viết cho thiếu nhi cũng thuộc dạng để đời, như bài Thằng Cuội (đã nhắc đến trong bài viết chủ đề Trung Thu), Học Sinh Hành Khúc, Ông Nỉnh Ông Nang… Tuy nhiên, không một ai, kể cả tác giả, có thể phủ nhận thiên trường ca Hòn Vọng Phu là dấu ấn độc nhất vô nhị của Lê Thương trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

đọc tiếp

Sử Ca: Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước)

Lịch sử mấy ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam đã chứng kiến không biết bao lần giặc ngoại xâm tấn công bờ cõi nước nhà và cũng bấy nhiêu lần chúng ta đứng lên đánh đuổi ngoại bang để bảo tồn giang san. Hội nghị Diên Hồng diễn ra ngay khi quân nhà Nguyên hăm he trở lại Đại Việt lần thứ hai. Năm 1284, Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập các vị bô lão, đại diện cho tất cả con cháu dòng giống Lạc Hồng về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trưng cầu dân ý về chuyện quyết chiến hay chủ hòa với đội quân hùng mạnh của Hốt Tất Liệt. Và kết quả là: lòng dân quyết ĐÁNH. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản hùng ca “Hội Nghị Diên Hồng” do nhạc sỹ Lưu Hữu Phước sáng tác với sự góp sức của Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ cho phần lời nhạc.

Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước). Ảnh: HopAmViet.

Hội nghị Diên Hồng

(Nguồn: Wikipedia)

Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Phù điêu Hội nghị Diên Hồng tại Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1. Trong đó khắc họa rõ nét cảnh các vị bô lão thể hiện ý chí quyết đánh quân Nguyên. Ảnh: Wikipedia

Bối cảnh

Hội nghị diễn ra sau khi đế quốc Nguyên vừa tiêu diệt Nam Tống và đang ráo riết chuẩn bị chinh phạt Đại Việt. Hốt Tất Liệt, hoàng đế Đại Nguyên, đã nhiều lần ra yêu sách đòi các vua Trần sang chầu, nhưng đều bị cự tuyệt.

Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt.

Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị – đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân.

đọc tiếp

Sử Ca: Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh)

Trưng Trắc & Trưng Nhị (thường được gọi chung là Hai Bà Trưng) là hai nữ tướng hiếm hoi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hai Bà đã có công rất lớn trong việc khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản hùng ca do nhạc sỹ Thẩm Oánh sáng tác có tựa là “Trưng Nữ Vương” để tưởng nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng.

Bản Nhạc Trưng Nữ Vương (Đàm Giang Giới Thiệu)

(Nguồn: http://jsongviet.blogspot.com/2017/01/trungnuvuongns-thamoanhdamgiang.html)

Người viết học trường Nữ Trung học Trưng Vương ba năm từ đệ Tam lên đệ Nhất. Trước đó thì học trường khác. Tuy vào sau nhưng tôi cũng đã được hát và nghe hát bài chào cờ Trưng Nữ Vương hàng tuần ở trường. Bài hát này nay thường được hát trong những buổi hội ngộ Trưng Vương, hoặc ngày lễ tưởng niệm Hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch tại hải ngoại.

Bài Trưng Nữ Vương của Thẩm Oánh (1916-1996) được sáng tác vào năm 1947, và theo bài phỏng vần cùng tâm tình của ông với chị TV Tâm Đạt năm 1996 thì ông đã làm bài này theo lời yêu cầu của cụ Tăng Xuân An, Hiệu Trưởng trường Trưng Vương Hà-nội, nơi mà ông là Giáo sư dạy học (Hiệu Đoàn Ca Trưng Nữ Vương. Tâm Đạt. Mê Linh 1996, tr. 77).

Sự tích Hai Bà Trưng đã được ông diễn tả trong 8 câu đầu với điệu nhạc hùng mạnh như phản ảnh khí thế thời Hai Bà cứu nước.

đọc tiếp

Sử Ca: Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước – Mai Văn Bộ – Nguyễn Thành Nguyên)

Tân nhạc Việt Nam không đứng bên ngoài mà luôn xuôi theo dòng chảy của lịch sử nhằm ghi lại và làm phong phú cho kho tàng văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Chúng tôi xin tri ân các bậc tiền nhân đã đổ không biết bao công sức để giữ gìn bờ cõi, cũng như lưu lại trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng vào dòng nhạc Việt. Trên tinh thần đó Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bản sử ca nổi tiếng của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước: nhạc phẩm “Ải Chi Lăng”.

Ải Chi Lăng. Nhạc: Lưu Hữu Phước. Lời: Mai Văn Bộ & Nguyễn Thành Nguyên. Ảnh: SheetNhacPiano.

Đôi nét về Ải Chi Lăng

(Nguồn: Wikipedia)

Dãy núi Cai Kinh phía tây và cánh đồng Chi Lăng.

Chi Lăng (支棱) là một cửa ải nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây vốn là một thung lũng có sông Thương chảy qua, trải dài gần 20 km từ sông Hóa đến xã Mai Sao, thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Phía đông thung lũng là dãy núi đất Thái Họa – Bảo Đài, còn phía tây là dãy núi đá Cai Kinh.

Đặc điểm

Toàn cảnh

Dọc thung lũng Ải Chi Lăng còn có những ngọn núi thấp nằm rải rác và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km.

đọc thêm

Âm Nhạc Thời Covid-19: Blouse Trắng (Thiên Phú)

Chúng tôi may mắn được tiếp xúc và trò chuyện cùng các bác sỹ, những chiến sỹ thầm lặng vật lộn với cuộc chiến chống dịch covid-19 trước đây. Qua đó chúng ta mới thấy hết những khó khăn, đau khổ, dằn vặt và có cả sự hy sinh thật cao cả. Dòng Nhạc Xưa xin trân trọng giới thiệu một sáng tác rất hay và chân thực về những “chiếc áo blouse trắng” của ca nhạc sỹ Thiên Phú: Blouse Trắng.

Âm Nhạc Thời Covid-19: Sài Gòn Sẽ Lại Vui Thôi Mà (Minh Đức)

Dù muộn màng nhưng Dòng Nhạc Xưa vẫn muốn giới thiệu một nhạc phẩm thật hay và cảm động về một thời Sài Gòn mùa covid. Bản “Sài Gòn sẽ lại vui thôi mà!” là một sáng tác của bác sỹ Minh Đức mà theo lời anh tâm sự:

“Là bài hát mới nhất Minh Đức viết về Sài Gòn trong những ngày tháng thật khó quên. Mong mọi người yêu thương ca khúc còn nóng hổi này nhá. Nghe để thấy đâu đó quanh ta còn nhiều vất vả, hy sinh, nhiều cái đẹp, cái tốt và tình người đáng trân trọng biết bao. Nghe và xích lại gần nhau hơn nữa mọi người nhé!”

Nhạc sỹ, bác sỹ Minh Đức. Ảnh: VietnamNet.vn

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý (1925 – 2019)

Trong số những nghệ sỹ có công hình thành và xây dựng nền âm nhạc Miền Bắc nước ta, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý cần phải được nhắc đến với một niềm kính trọng đặc biệt. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến quý vị yêu nhạc đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ‘Dư âm’ nổi tiếng một thời.

Đôi nét về nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý

(Nguồn: Wikipedia)

Nguyễn Văn Tý (5 tháng 3 năm 1925 – 26 tháng 12 năm 2019) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều đóng góp sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến như Dư âm đến những ca khúc nhạc đỏ như Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ…

Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý.

Tiểu sử và sự nghiệp

Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5 tháng 3 năm 1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Phú Cường, Sóc Sơn, Phúc Yên, nay thuộc Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông là “trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào”, sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An.

Thuở bé, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Trong thời gian tham gia hoạt động hướng đạo, ông được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ở đó ông được học nhạc lý cơ bản và nhất là nâng cao trình độ hòa thanh, hát bè. Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh dạy chơi đàn guitar Hawaii.

đọc tiếp