Thu Hiền: giọng dân ca sao gợi nhắc Hồ Gươm.

Khi nói đến những giọng hát để lại dấu ấn sâu đậm và đặc trưng nhất cho phong cách âm nhạc miền Bắc, người yêu nhạc không thể không nhắc đến ca sỹ Thu Hiền, giọng hát mượt mà đã chuyên chở không biết bao nhiêu giai điệu dân trong suốt 50 năm qua. Mỗi khi chị cất tiếng, mỗi lần nhìn chị đằm thắm trong chiếc áo dài, mỗi dịp tận mắt chứng kiến chị chỉn chu cho một tiết mục biểu diễn, chúng ta như được chìm đắm trong không gian âm nhạc của một Hà Nội xưa. Mượn một lời ca trong bản ‘Hà Nội, đêm trở gió’ của nhạc sỹ Trọng Đài & nhà thơ Chu Lai, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếng hát vượt thời gian của nghệ sỹ Thu Hiền.

NSND Thu Hiền: Ánh hừng đông sau cơn bão xa bờ

(Nguồn: bài viết của tác giả Trang Dung đăng trên DoiSongPhapLuat.com ngày 2019-03-24)

Nuốt nước mắt với những đắng cay để thoả đôi cánh vút cao trên những bản nhạc tình, bước chân xuống góc tối sau cánh gà, người nghệ sĩ lấy nghề làm lẽ sống vẫn luôn lặng lẽ, âm thầm “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hiếm có người nghệ sĩ nào giống với NSND Thu Hiền. Một mái tóc pha sương, một nụ cười hiền ẩn sau tâm hồn mang nhiều tâm sự. Giữa chốn phù hoa đô hội, chị tự nhận mình chỉ là người xưa nơi thành cũ, trung thành với lối sống dung dị không ồn ào.

Đọc tiếp

Căn nhà xưa (Nguyễn Đình Toàn)

Trong ký ức của mỗi người Việt Nam chúng ta, hình ảnh về ‘căn nhà xưa’, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên có lẽ là những kỷ niệm khó phai mờ nhất. Dù ta đi đến phương trời nào, dù ta được chiêm ngắm bao nhiêu công trình kỳ vỹ nhưng mái nhà đơn sơ, chái bếp, hàng hiên, gốc cây, luống hoa,… ở ngôi nhà cũ vẫn cứ mãi là niềm rung động, là miền hoài niệm không nguôi. Trong tâm tình ấy, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản ‘Căn nhà xưa’ của nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn.

Ảnh: BaoGiaLai.com.vn

Hồn cốt Đà Lạt và ‘căn nhà xưa’

(Nguồn: bài viết của tác giả Khánh Huyền đăng trên TheGioiTiepThi.vn ngày 2019-03-24)

“Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải? Nơi những sớm mai nằm nghe nắng giòn trên mái …”. Chúng tôi trở lại căn nhà xưa đó ở Đà Lạt giữa những ngày báo chí đề cập nhiều đến chuyện giữ hồn cốt Đà Lạt.

Đọc tiếp

Một thời các trung tâm băng đĩa TPHCM

Thập niên 1990 ghi dấu sự vươn lên mạnh mẽ của dòng nhạc Việt trong nước, sau một thời giai gần 20 năm (tính từ 1975) ngủ yên hoặc bị lấn lướt bởi nhạc hải ngoại. Hoà trong làn sóng đó là sự hình thành và phát triển của các trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc ở TPHCM. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đôi nét về những ‘thương hiệu băng đĩa’ qua một bài viết của của tác giả Hải Long đăng trên TheThaoVanHoa.vn

Những ‘thương hiệu’ băng đĩa một thời: Các hãng băng đĩa TP.HCM: Còn ai?

(Nguồn: bài viết của tác giả Hải Long đăng trên TheThaoVanHoa.vn ngày 2018-02-05)

Từ sau ngày giải phóng (1975) đến nay, nhạc Việt có một thời hoàng kim, đó là giai đoạn mà nhạc Việt đã “đẩy lùi” nhạc hải ngoại (khoảng từ 1997 – 2000), giai đoạn này cũng là giai đoạn mà Làn sóng xanh lên ngôi và thời kỳ hoàng kim của băng đĩa nhạc TP.HCM. Tuy nhiên, để có được thời hoàng kim này, các hãng băng đĩa nhạc đã hình thành từ trước đó…

Đọc tiếp

Dã tràng ca (Trịnh Công Sơn)

‘Dã tràng ca’ hay còn gọi ‘Trường ca Tiếng hát Dã Tràng’ là một trong số ít sáng tác theo thể loại trường ca trong kho tài độ sộ 600 bản nhạc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Nhân dịp nhạc phẩm này được lưu hành trở lại, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu đến người yêu nhạc tác phẩm ít được biết đến của nhạc sỹ họ Trịnh.

‘Dã tràng ca’ – tác phẩm ‘bí ẩn’ của Trịnh Công Sơn

(Nguồn: bài viết của tác giả Tiểu Vũ đăng trên motthegioi.vn ngày 2019-03-04)

Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ảnh: motthegioi.vn

Từ ngày ra đời cho đến nay, tác phẩm “Dã tràng ca” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới chỉ được trình diễn đúng một lần, vì thế xung quanh ca khúc này vẫn còn phủ một màn sương huyền thoại.

Trong danh mục hơn 600 tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác lúc sinh thời, Dã tràng ca là một tác phẩm khá bí ẩn. Cho dù đã được biết đến và công khai văn bản từ lâu, đây vẫn là một tác phẩm mà đa số công chúng chưa được biết đến, chưa từng nghe, thậm chí không có một hình dung nào về nó. Trong khi những người đã từng may mắn chứng kiến sự ra đời của tác phẩm này, thì cũng chỉ còn nhớ về Dã tràng ca một cách không đầy đủ, và có phần mơ hồ.

Đọc tiếp

Mẹ tôi (Trần Tiến)

Mỗi dịp Xuân về, mỗi người Việt Nam chúng ta, dù ở phương trời nào đều tất tả quay về quê hương để đón cái Tết xum vầy. Một trong những tác nhân quan trọng nhất kết nối các thành viên trong gia đình chính là người Mẹ: khi còn mẹ, chúng ta vui mừng biết rằng chúng ta còn một nơi chốn để về thăm. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Mẹ tôi” đầy cảm xúc của nhạc sỹ Trần Tiến.

Nhạc sĩ Trần Tiến: Tết lại ngồi nhớ mẹ

(Nguồn: bài viết của tác giả Đào Bích đăng trên LaoDong.vn ngày 2019-02-09)

“Mẹ tôi” là ca khúc nhạc sĩ Trần Tiến dành để tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất của mình. Là người gắn bó với mẹ nhất trong gia đình, ông viết nên những câu hát như gan ruột. Trong một lần giỗ mẹ, Trần Tiến đã hát ca khúc này khiến cả nhà đều xúc động.


Nhạc sĩ Trần Tiến. Ảnh: Mỹ Thanh
Đọc tiếp

Gửi em ở cuối sông Hồng (Thuận Yến – Dương Soái)

Nhạc sĩ Thuận Yến (1932 – 2014)

Một trong những ca khúc ra đời trong cuộc chiến bảo vệ Biên Giới Tổ Quốc 1979 và đi sâu vào lòng nhiều thế hệ là bản “Gởi em ở cuối sông Hồng” của nhạc sỹ Thuận Yến với ý thơ của thi sĩ Dương Soái. Trong những ngày cuối tháng 02 này, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm đầy xúc động đến người yêu nhạc xưa.

Chuyện xúc động về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”

(Nguồn: bài viết của tác giả Hà Tùng Long đăng trên dantri.com.vn ngày 2019-02-17)

“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một trong những bài hát nổi tiếng của kho tàng âm nhạc cách mạng. Ít ai biết rằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra được 3 ngày.

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

đỌC TIẾP

Những đôi mắt mang hình viên đạn (Trần Tiến)

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân Trung Quốc năm 1979 bằng cách này hay cách khác đã đi vào thơ nhạc như những chứng nhân sống động cho một giai đoạn cam go của dân tộc. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày các chiến sỹ Việt Nam đã anh dũng chống lại ngoại xâm, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu nhạc phẩm hào hùng của nhạc sỹ Trần Tiến: Những đôi mắt mang hình viên đạn.

Tác giả “Những đôi mắt mang hình viên đạn”: Con người không nên có biên giới

(Nguồn: bài viết của tác giả N. Huyền đăng trên infonet.vn ngày 2019-02-18)

“Bóng hình những người chạy về và những người cầm súng đi ngược ra biên giới ám ảnh tôi. Đó là những chất xúc tác để “Những đôi mắt mang hình viên đạn” hoàn thành sau hai tiếng ngày hôm sau. Nhưng phải hai năm sau, Hà Nội mới được nghe”, nhạc sĩ Trần Tiến nói.

Chia sẻ với phóng viên Infonet, Nhạc sĩ Trần Tiến cho hay, ngày hôm qua (16/2) ông cùng với đoàn văn nghệ sĩ  hơn 30 người trong đó có nhà thơ Nguyễn Duy, nhạc sĩ Nguyễn Cường… đã trở lại chiến trường xưa biên giới phía Bắc, nơi cách đây 40 năm tiếng súng đầu tiên đã nổ ra bắt đầu cho một cuộc chiến.

Trong đêm qua, đoàn văn nghệ sĩ đã có buổi giao lưu với những cựu cán bộ, quân dân Lạng Sơn đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Qua điện thoại, khi ông trả lời phóng viên câu hỏi “cảm xúc” về buổi giao lưu thì giọng ông trùng lại nói vỏn vẹn hai từ “xúc động!”.

Nhạc sĩ Trần Tiến
đỌC tiếp

Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa – Sơn Tùng)

Hình ảnh chiếc nón lá đơn sơ mộc mạc đã đi vào thơ văn như một biểu tượng đẹp cho nét thanh lịch, dung dị, và chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam. Trong tâm tình đó Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Gủi em chiếc nón bài thơ” nổi tiếng của nhạc sỹ Lê Việt Hòa với ý thơ của nhà văn Sơn Tùng.

Đi tìm nguồn gốc chiếc “nón lá xứ Nghệ” nức danh một thời

(Nguồn: bài viết của tác giả Thùy Vinh đăng trên BaoNgheAn.vn ngày 2019-02-13)

Ít ai biết rằng, chiếc “nón lá bài thơ” gắn với hình ảnh xứ Huế lại có nguồn gốc bắt đầu từ mảnh đất Nghệ An nắng gió, đã từng được đi vào thi ca một thời.

Nhỏ xinh một bóng mát, chở che cho mẹ, cho chị ra ruộng, xuống chợ, lên rừng. Ảnh: Lê Thắng
Đọc tiếp

Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng)

Nếu phải chọn một nhạc phẩm vui tươi về mùa xuân, người yêu nhạc chắc sẽ không ngần ngại nêu tên bản ‘Điệp khúc mùa xuân’ của Quốc Dũng. Nhân dịp đầu Xuân Kỷ Hợi, Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu tiếp ca khúc xuân nổi tiếng này.

Điệp khúc mùa xuân (Quốc Dũng). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Tản mạn về “Điệp khúc mùa xuân”

(Nguồn: https://www.facebook.com/TinhCaMuonThuo)

Ánh mắt mơ trông nơi xa vời
Chở mùa Xuân đến đem nguồn vui ….

Đọc tiếp

Mùa xuân trên cao (Trầm Tử Thiêng)

Khi đất trời vào xuân, cỏ cây như khoát một chiếc áo mới và vạn vật dường như cũng có một sự biến chuyển diệu kỳ. Trước khung cảnh trời đất đang hồi vào xuân, hầu hết các nhà nhạc sỹ mà vốn dễ rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên đều để lại cho đời một nhạc phẩm về mùa xuân. Cố nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng là một trong số đó. Hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản ‘Mùa xuân trên cao’ của nhà nhạc sỹ tài năng, người luôn trăn trở với tình yêu quê hương và thân phận.

Mùa Xuân Trên Cao

(Nguồn: bài viết của tác giả Asasora đăng trên agu.edu.vn ngày 2008-01-30)

“Mỗi buổi sang thức dậy, tiết trời còn lạnh lẽo, không còn được tin nhắn của em gọi dậy…” Tin nhắn hiện lên trong máy di dộng của Con Nhóc vỏn vẹn có 18 chữ thôi như 18 mùa xuân vội đến với nó.

Nguồn: Theo Nghiêm Linh (Gia đình & Xã hội)
Đọc tiếp