Trong một bài viết cuối năm 2014, DòngNhạcXưa có giới thiệu bản “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” của nhạc sỹ Tuấn Khanh. Có một điều thú vị rới đúng vào dịp cuối năm 2018, chúng tôi nhận được phản hồi của một người yêu nhạc có tên là Võ Đinh với nội dung như sau:
Tôi là Võ Dinh, có một chút thắc mắc mà không biết Tác giả Tuấn Khanh khi viết bản nhạc “Hoa Soan hay Xoan Bên Thềm Cũ”. Trong bản nhạc duy nhất câu có đề cập đến chữ (Soan), Xoan: Như hương hoa (soan) xoan vàng bên thềm nhẹ nhàng nhưng ngất say… Nếu chữ SOAN là danh từ tên loài hoa Soan mà ở trên bình giải thì hoa Thầu Đâu khi còn trên cành,hay rơi xuống đất hoặc trên thềm như Tác giả diễn đạt thì cánh hoa Thầu Đâu rất nhỏ vẫn là màu “Tím” nhạt,chứ không màu “Vàng” ngất ngây…được. Còn “hoa Xoan vàng bên thềm”…với chữ “xoan” động từ ,có nghĩa chính xác hợp với hoa “xoan” vàng…có nghĩa là hoa rơi nằm xoài ,lăng nhẹ rải rác trên các bậc thềm màu vàng (như hoa Sứ chẳng hạn vì hoa Sứ màu vàng và thơm ngát “ngất say”)…không có nghĩa là hoa Sầu Đông “hoa Soan”…Thêm vào ý này :hoa Thầu Đâu mọc hay trồng ngài đường ̣đi để lấy bóng mát; trồng xa cách nhà nên hoa Thầu Đâu rơi xuông thềm rất hiếm thấy tại miền quê Trung Bộ…
Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn ý kiến đóng góp rất có giá trị này. Một bài hát tưởng như đã nằm lòng trong tâm hồn của biết bao thế hệ nhưng hóa ra lại có một điểm đáng nói: vậy đúng ra là “hoa soan” hay “hoa xoan”?
Chúng ta đang ở những ngày cuối cùng của năm 2018. Tháng cuối năm với những cơn gió lạnh, trời đã sang đông. Hòa trong dòng cảm xúc ấy, DòngNhạcXưa xin giới thiệu vài nhạc khúc mùa đông nổi tiếng qua bài viết của tác giả Cát Linh.
Một tuần lễ trôi qua với rất nhiều những sự kiện vui buồn, với Việt Nam và với cả thế giới. Trong lúc đó, đất trời cũng đang bước vào những ngày đầu tiên của mùa đông. Những chiếc que diêm cũng bắt đầu được đốt lên nhiều hơn để thổi bùng những đóm lửa sưởi ấm trong ngày đông giá. Có phải mùa đông sắp đến trong thành phố?.
Là một người con gắn bó hơn nửa đời người với mảnh đất Sài Gòn, chúng tôi không khỏi có chút ngậm ngùi khi chứng kiến Hòn Ngọc Viễn Đông đang mất dần những nét hoa lệ của ngày xưa. Thành phố được mở rộng hơn, hiện đại hơn, sầm uất hơn nhưng trở nên lộn xộn và xô bồ hơn rất nhiều. Các hàng cây rợp bóng mát, hàng quán dễ thương, nhiều sạp báo cũng như nhà sách tao nhã của ngày nào giờ chỉ còn là dĩ vãng. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Lê Văn Nghĩa để chúng ta lưu lại một nét văn hóa độc đáo của người dân Sài Thành: thú đọc báo buổi chiều .
Các sạp báo tại Sài Gòn thập niên 1950 – 1960. ẢNH: T.L
Hơn 40 năm nay, người Sài Gòn đọc báo vào buổi sáng. Do đó, trong quyển truyện Mùa hè năm Petrus tôi có tả cảnh trẻ em bán báo Sài Gòn thời trước 1975 đi bán báo dạo vào buổi sáng.
Cập nhật ngày 2018-11-18: Tiếp tục tìm hiểu thông tin trên mạng internet, DòngNhạcXưa xin gởi đến người yêu nhạc xưa vài chi tiết thú vị từ trang dongnhacvang.blogspot.com
1. Theo lời của vợ và con gái của nhạc sỹ Hoài Linh. Vào năm 1968, sau gần hai mươi năm sáng tác dành dụm tiền bạc thì nhạc sỹ Hoài Linh mới quyết định phá căn nhà cũ để xây dựng lại căn nhà mới hai tấm rưỡi nằm ở trong một con hẻm nhỏ đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ).
2. Và cũng để kỷ niệm căn nhà màu tím cũ có nhiều kỷ niệm của hai vợ chồng cũng như gia đình thì nhạc sỹ Hoài Linh có sáng tác ca khúc Căn Nhà Màu Tím để ghi nhớ lại những kỷ niệm đó.
3. Tiếp lời của vợ nhạc sỹ Hoài Linh thì thời đó chiều chiều ông hay đem ghế ra ngồi trước nhà nhìn ra đầu ngõ … con hẻm ngày xưa rất thơ mộng với nhiều hàng rào trồng hoa lá dây leo rất đẹp. Bây giờ mọi thứ đã được đô thị hóa hết cả rồi.
Căn nhà kỷ niệm của nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.comVợ và con gái nhạc sỹ Hoài Linh. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.comVà đây là cái hướng nhìn ra đầu ngõ huyền thoại mà ngày xưa nhạc sỹ Hoài Linh sáng tác ca khúc căn nhà màu tím …
“chiều nhìn ra đầu ngõ”. Ảnh: dongnhacvang.blogspot.com
Cập nhật ngày 2018-11-17: DòngNhạcXưa rất vui khi nhận thêm phản hồi của tác giả Hữu Thạnh cho nhạc phẩm “Căn nhà màu tím” của nhạc sỹ Hoài Linh. Mời quý vị xem bên dưới
Cập nhật ngày 2014-08-19: Cách đây hơn một tháng, DòngNhạcXưa có nhận được email của một người yêu nhạc xưa có tên là Lac Nguyen trao đổi về nhạc phẩm ‘Căn nhà màu tím’ của nhạc sỹ Hoài Linh. Cá nhân chúng tôi là hậu sinh, không có nhiều dữ liệu để đánh giá. Do đó chúng tôi xin mạn phép trích đăng lại email này (xem bên dưới) và mong phản hồi từ tất cả quý vị yêu nhạc xưa xa gần!
Căn nhà màu tím (Hoài Linh). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
HỎI VỀ BÁI HÁT ‘CĂN NHÀ MÀU TÍM’ Chào Dòng Nhạc Xưa,
Tôi là một 9x, sinh sau đẻ muộn nhưng cũng trót có tình yêu với những ca khúc thuộc thế hệ nhạc vàng của Việt Nam. Tôi có một thắc mắc về bài Căn Nhà Màu Tím đã lâu nhưng vẫn không tìm ra được câu trả lời. Hy vọng Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi.
Nhiều người, kể cả những người lớn tuổi mà tôi biết, đều cho rằng Căn Nhà Màu Tím là một bài hát có cái kết trọn vẹn, cuối cùng hai nhân vật trong bài hát cũng đến được với nhau. Nhưng riêng tôi thì không nghĩ vậy vì trong bài hát có rất nhiều chi tiết nói điều ngược lại:
1. “Chiều nhìn ra đầu ngõ, rưng rưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người”: đã đến được với nhau thì sao phải thương nhớ.
2. “Yêu nhau vì lời nói, mến nhau qua nụ cười”: bài hát ra đời trong giai đoạn từ 55 tới 75, trong giai đoạn này, tôi nghĩ nước ta hãy còn nặng tư tưởng phong kiến, yêu thương là chuyện của người trẻ còn cưới nhau là việc của người lớn sắp xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.
3. “20 chiếc xe màu chờ đám cưới cô dâu”: đây là một anh lính “quanh năm với bưng biền” thì đào đâu ra tiền mà kiếm 20 chiếc xe màu đi rước dâu.
4. “Ta nhìn nhau tia mắt trao nụ hôn ban đầu”: đây là hình ảnh đẹp nhất bài hát mà tôi nghĩ chính nó làm người ta lầm tưởng bài hát có một cái kết trọn vẹn. Nhưng nếu đã là trọn vẹn thì cần gì phải nhìn nhau mà trao nụ hôn, họ hoàn toàn có quyền hôn nhau mà. Theo tôi phải hiểu là giữa chàng trai và cô gái bây giờ đã có một khoảng cách khi em là vợ người ta, trong đám rước dâu, có vô tình thấy anh lặng lẽ đứng bên đường tiễn mình thì cũng chỉ dám dùng ánh mắt để trao nhau nụ hôn mà thôi.
Đó là tất cả những điều trong bài hát mà theo tôi, phải hiểu đây không phải là một cái kết có hậu. Khổ nổi mình sinh sau đẻ muộn nên những người lớn tuổi họ không nghe mình phân tích. Không biết Dòng Nhạc Xưa có thể giúp tôi tìm một tài liệu nào đó chứng minh điều này được không?
Chúng tôi vừa có dịp hòa mình vào không khí se lạnh của một Hà Nội cuối thu. Đêm, ngồi trong quán vắng bên bờ hồ, văng vẳng tiếng hát liêu của Thanh Thúy từ chiếc máy Akai cũ của anh bạn yêu nhạc xưa. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của tác giả Cát Linh ghi lại tâm sự của danh ca Tâm Vấn, một trong những nữ ca sỹ đầu tiên đưa các sáng tác bất hủ của Đặng Thế Phong đến gần công chúng Hà Nội ngày xưa.
Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Mùa thu của Đặng Thế Phong qua lời của danh ca Tâm Vấn
Nhạc sĩ Đặng Thế Phong và sáng tác Con thuyền không bến.
Có những người nhạc sĩ trong suốt cuộc đời sáng tác của mình chỉ để lại cho thế nhân số ca khúc đếm không hết một bàn tay. Đó là cố nhạc sĩ tài hoa Đặng Thế Phong cùng ba ca khúc bất hủ với những lời nhắc nhớ về ông của một nữ danh ca đã hát nhạc của ông cách đây 71 năm, nữ danh ca Tâm Vấn.
“Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong hơi thu, ai khóc ai than hờ… Trời thu đến nơi đây gieo buồn lây. Lộng vắng bốn bề không liếp che gió về. Ai nức nở quên đời châu buông mau, dương thế bao la sầu…” (Giọt mưa thu)
Trong một bài viết trước, DòngNhạcXưa đã giới thiệu bản “Hai mùa Noel” của nhạc sỹ Đài Phương Trang. Qua đó người yêu nhạc mới biết được hai nhân vật trong tác phẩm quen thuộc mỗi dịp Giáng Sinh về là hai người xa lạ, không quen biết với nhà nhạc sỹ. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu thêm nhiều chi tiết thú vị xung quanh ca khúc nổi tiếng qua bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên Thanh Niên.
Nhạc sỹ Đài Phương Trang và Hai mùa noel. Ảnh: https://sites.google.com/site/ccamnhac/ccan-85-2
Ca khúc Hai mùa Noel của nhạc sĩ Đài Phương Trang là một tình khúc được lồng vào không gian Giáng sinh và trở thành một bài hát quen thuộc với mọi người. Và, đó không chỉ là bài hát…
Trong cái se lạnh rất hiếm của TP.HCM và trong không khí rộn ràng chuẩn bị chào đón Noel 2017, chúng tôi đã tìm gặp nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả của nhiều bản “nhạc xưa”, trong đó có bài Hai mùa Noel hết sức quen thuộc với công chúng. Ông đã cùng chúng tôi trở về trong hoài niệm của một mùa Noel cách đây 45 năm.
Nhạc sỹ Trần Trịnh (1937 – 2012) sáng tác không nhiều nhưng chỉ cần một bản ‘Lệ đá’, tên tuổi ông đã lưu danh vào dòng nhạc Việt. Với giai điệu mượt mà và lời ca trau chuốt nhưng lại gần gũi, bản này xứng đáng được coi là một tác phẩm bất hủ. DòngNhạcXưa xin mời người yêu nhạc tìm hiểu đôi nét ca khúc này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc mà chúng tôi xin mạn phép đăng lại từ trang sbtn.tv.
Ca khúc Lệ Đá – giao duyên đẹp giữa nhạc Trần Trịnh và lời Hà Huyền Chi
Chúng tôi vừa nhận được tin buồn về sự ra đi của một trong những giọng ca nữ thuộc thế hệ đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam: danh ca Tâm Vấn. DòngNhạcXưa xin chân thành chia buồn cùng gia quyến và cầu nguyện cho linh hồn bà mau chóng về chốn hạnh phúc vĩnh hằng. (Xin quý vị yêu nhạc tìm hiểu thêm về giọng ca Tấm Vấn qua một bài viết đã đăng trước đây.)
Nữ danh ca Tâm Vấn vừa qua đời lúc 9 giờ tối, ngày thứ Ba, 3/7/2018, tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 85 tuổi.
Danh ca Tâm Vấn. Ảnh: maskonline.vn
Tâm Vấn có tên khai sinh là Dương Thị Vân, là một trong những danh ca cuối cùng của nước ta còn sống cho đến ngày hôm nay. Những ai yêu nhạc mới ở Hà Nội vào nhũng năm 1950 đến 1952 hẳn không quên được nữ ca sĩ Tâm Vấn. Có một giọng ca đầy quyến rũ kèm theo bóng dáng của một nữ sinh ngoài 20 tuổi xinh tươi khả ái, bà đã gây nên bao sôi nổi trong tâm tư giới học sinh và nghệ sĩ của đô thành hoa lệ.
Bà sinh ngày 16/7/1934 tại Hà Nội trong một gia đình buôn bán, Tâm Vấn có giọng ca lả lướt đầy rung cảm ngay từ thuở còn nhỏ. Giọng ca ấy được nhạc sĩ Trần Văn Nhơn chú ý đến khi nền nhạc mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội.
Sau cuộc đại di cư 1954, rất nhiều tinh hoa văn hóa của miền Bắc như bắt gặp được môi trường cởi mở, hiền hòa của miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng nên đã phát triển mạnh mẽ và hòa lẫn vào nền văn hóa chung của dân tộc. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của của tác giả Phạm Công Luận đăng trên Thanh Niên để người yêu nhạc hiểu thêm về đời sống tinh thần của một thời Hòn Ngọc Viễn Đông.
Những ngày giáp tết giữa thập niên 1950, người dân khu Hòa Hưng bắt gặp những cụ đồ già người bắc vừa di cư vào nam ngồi trên vỉa hè đường Chason (Phạm Hồng Thái) gần chợ Hòa Hưng. Họ bày bán những liễn đối chữ Hán viết sẵn trên giấy điều.
Sinh năm 1946, ca sỹ Paolo (nghệ danh khác là Paolo Thanh Tuấn, Paolo Đào hay Paolo Tuấn) bước lên sân khấu từ khi tuổi đời còn khác trẻ (năm 16 tuổi) và lập tức gây tiếng vang với dòng nhạc ngoại, đặc biệt là thể loại rock. DòngNhạcXưa xin giới thiệu bài phỏng vấn của anh với Thanh Niên để người yêu nhạc có thêm thông tin về một trong những rocker đầu tiên của nhạc Việt.
Dù bước qua tuổi 70 nhưng ca sĩ Paolo (tên thật Đào Thiệu Doãn, một trong 2 ca sĩ nhạc rock đầu tiên tại Sài Gòn) vẫn phong độ, hóm hỉnh. Đây là lần thứ hai anh trở về hát trên quê hương sau hơn 10 năm xa quê.
Ban nhạc The Black Caps với nhạc sĩ Paolo Đào (giữa) (1964). (Hình: Kỳ Phát cung cấp)
* Một người được xem là ca sĩ tiên phong hát rock tại Sài Gòn, ngày đó khi mới bắt đầu sự nghiệp chắc anh gặp nhiều cặp mắt “dò xét, tò mò” và cả lạ lẫm ?
– Ca sĩ Paolo: Nói tôi là ca sĩ đầu tiên hát nhạc rock tại Việt Nam cũng không hẳn thế bởi vì trước tôi vài tháng có một ca sĩ người Anh tên Jimmy Zavier cũng bắt đầu bằng nhạc rock cùng ban nhạc The Blue Jean Boys. Nhóm thường xuất hiện tại sân khấu của Rạp hát Thanh Bình. Thời điểm đó anh Elvis Phương cũng bắt đầu hát
những bài hát rock cùng lúc với tôi. Lúc đầu tôi lấy nghệ danh là Thanh Tuấn (sau này đổi thành Paolo – NV) cùng với ban nhạc The Black Caps. Khi tôi xuất hiện tại phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện thì thành công ngay. Tôi còn nhớ đêm đầu tiên xuất hiện là ngày 30.6.1962 khi tôi vừa tròn 16 tuổi. Ngày ấy trên toàn thế giới phong trào nhạc rock đã bắt đầu lan rộng. Đầu tiên tại Mỹ, sau đó là Pháp với hàng loạt tên tuổi như mọi người đã biết. Tại Việt Nam, khán giả đang ao ước đón chờ dòng nhạc rock. Vậy nên sự xuất hiện của tôi đã đáp ứng được mong đợi từ khán giả, đó cũng là một điều tự nhiên. Nhạc rock còn là một bước tiến mới trên lĩnh vực ca nhạc và sự đáp ứng đòi hỏi của khán thính giả cũng hợp lý. Còn về ý kiến “dò xét” theo tôi chắc trong giới ca nhạc sĩ sân khấu không thiếu những ý nghĩ và phê bình nhiều về tôi cũng như về phong trào nhạc rock này. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình đang làm được một cái gì đó để đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam cũng như trào lưu âm nhạc thế giới, vậy thôi.