Sử Ca: Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước)

Lịch sử mấy ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam đã chứng kiến không biết bao lần giặc ngoại xâm tấn công bờ cõi nước nhà và cũng bấy nhiêu lần chúng ta đứng lên đánh đuổi ngoại bang để bảo tồn giang san. Hội nghị Diên Hồng diễn ra ngay khi quân nhà Nguyên hăm he trở lại Đại Việt lần thứ hai. Năm 1284, Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập các vị bô lão, đại diện cho tất cả con cháu dòng giống Lạc Hồng về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trưng cầu dân ý về chuyện quyết chiến hay chủ hòa với đội quân hùng mạnh của Hốt Tất Liệt. Và kết quả là: lòng dân quyết ĐÁNH. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản hùng ca “Hội Nghị Diên Hồng” do nhạc sỹ Lưu Hữu Phước sáng tác với sự góp sức của Huỳnh Văn Tiểng và Mai Văn Bộ cho phần lời nhạc.

Hội Nghị Diên Hồng (Lưu Hữu Phước). Ảnh: HopAmViet.

Hội nghị Diên Hồng

(Nguồn: Wikipedia)

Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Phù điêu Hội nghị Diên Hồng tại Đền thờ Đức Thánh Trần, Quận 1. Trong đó khắc họa rõ nét cảnh các vị bô lão thể hiện ý chí quyết đánh quân Nguyên. Ảnh: Wikipedia

Bối cảnh

Hội nghị diễn ra sau khi đế quốc Nguyên vừa tiêu diệt Nam Tống và đang ráo riết chuẩn bị chinh phạt Đại Việt. Hốt Tất Liệt, hoàng đế Đại Nguyên, đã nhiều lần ra yêu sách đòi các vua Trần sang chầu, nhưng đều bị cự tuyệt.

Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt.

Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị – đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân.

đọc tiếp

Sử Ca: Trưng Nữ Vương (Thẩm Oánh)

Trưng Trắc & Trưng Nhị (thường được gọi chung là Hai Bà Trưng) là hai nữ tướng hiếm hoi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hai Bà đã có công rất lớn trong việc khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản hùng ca do nhạc sỹ Thẩm Oánh sáng tác có tựa là “Trưng Nữ Vương” để tưởng nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng.

Bản Nhạc Trưng Nữ Vương (Đàm Giang Giới Thiệu)

(Nguồn: http://jsongviet.blogspot.com/2017/01/trungnuvuongns-thamoanhdamgiang.html)

Người viết học trường Nữ Trung học Trưng Vương ba năm từ đệ Tam lên đệ Nhất. Trước đó thì học trường khác. Tuy vào sau nhưng tôi cũng đã được hát và nghe hát bài chào cờ Trưng Nữ Vương hàng tuần ở trường. Bài hát này nay thường được hát trong những buổi hội ngộ Trưng Vương, hoặc ngày lễ tưởng niệm Hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch tại hải ngoại.

Bài Trưng Nữ Vương của Thẩm Oánh (1916-1996) được sáng tác vào năm 1947, và theo bài phỏng vần cùng tâm tình của ông với chị TV Tâm Đạt năm 1996 thì ông đã làm bài này theo lời yêu cầu của cụ Tăng Xuân An, Hiệu Trưởng trường Trưng Vương Hà-nội, nơi mà ông là Giáo sư dạy học (Hiệu Đoàn Ca Trưng Nữ Vương. Tâm Đạt. Mê Linh 1996, tr. 77).

Sự tích Hai Bà Trưng đã được ông diễn tả trong 8 câu đầu với điệu nhạc hùng mạnh như phản ảnh khí thế thời Hai Bà cứu nước.

đọc tiếp

Sử Ca: Ải Chi Lăng (Lưu Hữu Phước – Mai Văn Bộ – Nguyễn Thành Nguyên)

Tân nhạc Việt Nam không đứng bên ngoài mà luôn xuôi theo dòng chảy của lịch sử nhằm ghi lại và làm phong phú cho kho tàng văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Chúng tôi xin tri ân các bậc tiền nhân đã đổ không biết bao công sức để giữ gìn bờ cõi, cũng như lưu lại trang sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm hào hùng vào dòng nhạc Việt. Trên tinh thần đó Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bản sử ca nổi tiếng của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước: nhạc phẩm “Ải Chi Lăng”.

Ải Chi Lăng. Nhạc: Lưu Hữu Phước. Lời: Mai Văn Bộ & Nguyễn Thành Nguyên. Ảnh: SheetNhacPiano.

Đôi nét về Ải Chi Lăng

(Nguồn: Wikipedia)

Dãy núi Cai Kinh phía tây và cánh đồng Chi Lăng.

Chi Lăng (支棱) là một cửa ải nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây vốn là một thung lũng có sông Thương chảy qua, trải dài gần 20 km từ sông Hóa đến xã Mai Sao, thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Phía đông thung lũng là dãy núi đất Thái Họa – Bảo Đài, còn phía tây là dãy núi đá Cai Kinh.

Đặc điểm

Toàn cảnh

Dọc thung lũng Ải Chi Lăng còn có những ngọn núi thấp nằm rải rác và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên. Đóng khóa hai đầu của thung lũng, nơi hai vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây khép lại, là lũy Ải Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam, khoanh kín trong lòng một ải quan dài 5 km, rộng khoảng 3 km.

đọc thêm

Sử Ca: Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước)

Trong những ngày này, chứng kiến Trung Quốc liên tục bành trướng trên Biển Đông, lấn chiếm hải phận Việt Nam, Dòng Nhạc Xưa chúng tôi lại ngậm ngùi hoài niệm những chiến công hiển hách của các bậc tiền nhân. Một trong những địa danh đã ghi dấu nhiều lần quân Trung Quốc chuốc lấy thảm bại là Bạch Đằng Giang.

Hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một bản hùng ca bất hủ của nhạc sỹ tiền bối Lưu Hữu Phước: tác phẩm “Bạch Đằng Giang”.

Cầu mong hào khí dân tộc Việt mãi mãi tồn tại trong dòng chảy của lịch sử!

Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước - Mai Văn Bộ - Nguyễn Thành Nguyên)
Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước – Mai Văn Bộ – Nguyễn Thành Nguyên)
bach-dang-giang--1--luu-huu-phuoc--vnguitar.net--dongnhacxua.comjpg

SÔNG BẠCH ĐẰNG

(Nguồn: wikipedia.org)

Sông Bạch Đằng đoạn gần cửa sông (ảnh chụp từ trên phà Đình Vũ cắt ngang sông ra đảo Cát Hải). Ảnh: wikipedia.org
Sông Bạch Đằng đoạn gần cửa sông (ảnh chụp từ trên phà Đình Vũ cắt ngang sông ra đảo Cát Hải). Ảnh: wikipedia.org

Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang (chữ Hán: 白藤江)(tên nôm: sông Rừng), hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Longcửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.

  • Điểm đầu là phà Rừng – Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh).
  • Điểm cuối là cửa Nam Triệu – Hải Phòng. Sông có chiều dài 32 km.
  • Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa.

Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầysông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội

Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:

Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, (Quảng YênQuảng Ninh).