Mộng Cầm

Trong một bài viết trước đây, [dongnhacxua.com] đã đề cập đến bản “Hàn Mặc Tử” nổi tiếng của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh. Nhắc đến Hàn Mặc Tử và Trần Thiện Thanh, chúng ta không thể nào không nhắc mảnh đất Phan Thiết là quê hương của nhà nhạc sỹ và cũng chính là nơi đã ghi dấu bước chân phiêu bạt của chàng trai trẻ Nguyễn Trọng Trí, tức nhà thơ Hàn Mặc Tử. Tại đây, nhà thơ đã gặp người đẹp Mộng Cầm và giữa hai người đã có một mối tình thơ thật đẹp, để lại nhiều giai thoại trong văn đàn Việt Nam.

Mộng Cầm thời trẻ. Ảnh: nguoiduatin.vn
Mộng Cầm thời trẻ. Ảnh: nguoiduatin.vn

ĐÔI NÉT VỀ CHUYỆN TÌNH MỘNG CẦM – HÀN MẶC TỬ
(Nguồn: Wikipedia)

Hàn Mặc Tử quen Mộng Cầm trong thời gian phụ trách trang văn chương cho tờ báo Trong Khuê Phòng. Mộng Cầm là cháu gọi Bích Khê bằng cậu, vì ảnh hưởng của ông cậu trẻ tuổi nên cũng tập tành làm thơ gửi đăng báo. Hàn Mặc Tử đã nhận được một số bài thơ như thế của Mộng Cầm gửi đến và từ đó làm quen với Mộng Cầm.[2] Qua những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến làm quen, bày tỏ tình cảm với bà qua bài Muôn năm sầu thảm, với câu mở đầu “Nghệ hỡi Nghệ”. Hàn Mặc Tử là tình yêu đầu đời của bà[4]

Theo các tài liệu của Nguyễn Bá Tín (em ruột Hàn Mặc Tử), của nhà văn Quách Tấn thì Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm quen biết nhau qua thơ văn. Đó là khoảng năm 1934, khi Hàn Mặc Tử rời Quy Nhơn vào Sài Gòn phụ trách trang văn chương cho tờ Trong khuê phòng. Thỉnh thoảng, Hàn Mặc Tử có nhận được những bài thơ ký tên là Mộng Cầm từ Phan Thiết gửi vào. Thư đi tin lại, rồi chàng ra Phan Thiết tìm nàng. Sự thực là Mộng Cầm là cháu gọi thi sĩ Bích Khê bằng cậu, nhân vậy mà sau này mới có tình bạn thắm thiết giữa Bích Khê và Hàn Mặc Tử.[3]

Theo ông Trần Thanh Mại thì: Đôi trai tài gái sắc yêu nhau. Họ hay gặp nhau ở Quy Nhơn và Phan Thiết, hay đưa nhau đi chơi, thăm thú các danh lam thắng cảnh, nhất là Lầu Ông Hoàng… Đùng một cái, Hàn thi sĩ phát hiện mình mắc bệnh phong, chàng tuyệt giao với bằng hữu, kể cả với Mộng Cầm.[5]

Mộng Cầm đã cho rằng chuyện tình cảm giữa mình và Hàn Mặc Tử “chỉ là mối tình văn thơ, còn xác thịt thì hoàn toàn không nghĩ tới. Cha mẹ đã cho giao thiệp tự do, chúng tôi phải giữ gìn cho xứng đáng…”. Bà xác nhận có đi chơi ở Lầu Ông Hoàng với Hàn Mặc Tử rồi gặp mưa, hai người vào nấp mưa ở một nghĩa địa nhưng không cho rằng do vậy mà Hàn mắc bệnh phong.[5]

Bà kể thêm rằng: Về đến Phan Thiết, tôi đưa Hàn Mặc Tử đến trường Hồng Đức, cậu Bích Khê tôi dạy ở đó. Ở đó suốt buổi sáng chủ nhật, chiều anh đáp chuyến tàu suốt về Sài Gòn. Sau ngày ấy, cậu tôi bảo tôi ra dạy ở trường Hồng Đức, do vậy mà Hàn Mặc Tử ra vào thường. Thứ bảy nào anh cũng có mặt ở Phan Thiết, chiều chủ nhật lại vào Sài Gòn. Trong một dịp thứ bảy đi chơi Lầu Ông Hoàng, anh đã thổ lộ mối tình với tôi.[3]

Sau khi Hàn Mặc Tử qua đời, Mộng Cầm lập gia đình riêng và sống ẩn dật. Bà có 7 người con.[1]

BẢN NHẠC “NƯỚC MẮT MỘNG CẦM” CỦA NHẠC SỸ THANH SƠN

Trong quá trình đi tìm tư liệu cho bài viết này, [dongnhacxua.com] vô tình tìm được một bản nhạc viết về chuyện tình của nữ sỹ Mộng Cầm của nhạc sỹ Thanh Sơn, ký dưới nghệ danh Sơn Thảo. Tuy nhiên chúng tôi không thể tìm ra một bản ghi âm nào trên mạng. Vậy nếu quý vị xa gần có sưu tầm được bản nhạc này xin liên lạc với [dongnhacxua.com].

Nguồn: AmNhacMienNam.blogspot.com
Nguồn: AmNhacMienNam.blogspot.com

nuoc-mat-mong-cam--1--thanh-son--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com nuoc-mat-mong-cam--2--thanh-son--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com nuoc-mat-mong-cam--3--thanh-son--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

KEM FLAN CHIA CẮT
(Nguồn: tuoitre.vn)

“Ghé lại quán Mộng Cầm thấy buồn quá… Ngôi nhà giờ bị chia đôi bằng bức tường tranh chấp. Ngôi nhà cổ vàng vọt cũng mất, chẳng còn hình bóng của giai nhân trong không gian u hoài. Một di sản tâm hồn của Phan Thiết, một hoài niệm của Hàn Mặc Tử đã mất mát vĩnh viễn…”

Quán Mộng Cầm cũ vẫn im lìm với tủ gỗ đựng kem flan lờ mờ đèn vàng-T.M.H.
Quán Mộng Cầm cũ vẫn im lìm với tủ gỗ đựng kem flan lờ mờ đèn vàng-T.M.H.

Tiết văn học buổi chiều năm lớp tám, nắng miền Trung xuyên qua những miếng ngói đỏ tráng lên chúng tôi một lớp nóng rát. Bữa đó học bài “Mùa xuân chín” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Nhớ miết câu cô hỏi về chữ “trí” trong câu: “Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng” là tâm trí hay là Trọng Trí, tên thật của nhà thơ.

Tiết văn hôm ấy bớt oi bức hơn khi biết được một trong những tình thơ, tình riêng của nhà thơ khi ấy là Mộng Cầm, thiếu nữ của tỉnh nhà.

Lớp mười, trong căn gác trọ, người thuê cũ bỏ lại một tập tài liệu hướng dẫn du lịch tên “Phan Thiết – biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Trong cuốn tài liệu có ghi về mối tình Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm như một dấu ấn lãng mạn của Phan Thiết.

Tài liệu cũng nói về lầu Ông Hoàng, một tàn tích biệt thự của một người Pháp gần tháp Chăm Pôshanư, nơi Hàn Mặc Tử cùng Mộng Cầm mỗi cuối tuần đến ngắm trăng, ngắm biển. “Đường lên dốc đá” ấy trở thành con đường đầy màu thơ và khơi gợi lòng du khách đến để nghe biển vỗ một mối tình buồn…

Thời đó sống ngay Phan Thiết, nhưng sự lo lắng của một cậu bé nông thôn chiếm hết thời gian mộng mơ đi tìm bà Mộng Cầm, người thực của quá khứ văn chương.

Chỉ nghe mọi người trong xóm trọ nói nhà bà hiện nay có một quán kem flan (1) nổi tiếng nhất, ngon nhất và mắc nhất Phan Thiết. Những miếng kem flan do chính tay bà làm. Lúc ấy tô bún bò ngon chỉ ba ngàn đồng mà nghe đâu kem flan Mộng Cầm đến năm, bảy ngàn. Vậy mà quán vẫn đông khách. Chuyện ăn kem flan Mộng Cầm lúc đó là điều không tưởng với một học trò nghèo.

Gần chục năm sau, ghé về Phan Thiết dạo những con đường xưa thơm mùi bánh canh và bánh tráng mắm ruốc nướng chợt nhớ đến quán kem flan Mộng Cầm, chợt nhớ đến ngôi nhà của “người tình thơ” năm cũ.

Dò địa chỉ thì quán ở số 394 Trần Hưng Đạo, con đường chính chạy dọc trong lòng Phan Thiết, đổ dốc cầu qua sông Cà Ty một chút là đến. Thì ra ngôi nhà nằm đó mà hồi trước đạp xe qua lại học thêm dưới phường biển cả trăm lần nhưng không để ý. Coi như duyên cũng phải mười năm mới thắm.

Quán chỉ mở buổi tối, khi gió biển lành lạnh thổi vào những góc đường Phan Thiết. Quán cũng chẳng thể gọi là quán vì có vài cái bàn xếp trước sân, như ai đó trong nhà bày ra để uống trà. Vài ngọn đèn nhấp nháy treo trên ngọn cây cho cảm giác ấm cúng, tự tình trong đêm tối như được nhập thân vào một quãng thời gian cố cũ.

Người bưng kem trung niên gầy ốm, kiệm lời là con rể bà Mộng Cầm. Ông chỉ nói nhiều khi nhắc nhở ai đó ồn ào hoặc gác chân lên ghế. Miếng kem flan đổ bằng xoang, một đĩa là một góc sáu cái bánh, không phải theo khuôn nhỏ nhỏ như trăm ngàn cái kem flan khác.

Miếng bánh vàng rượm trứng gà, dư vị như theo dòng chảy của thơ tràn mát êm đầu lưỡi. Cũng không khó hiểu gì khi quán đắt giá mà vẫn đắt khách mỗi đêm. Tôi không biết lúc bà còn sống, những người khách của quán đêm có được nhìn thấy bà không. Ngày tôi đến thì bà đã mất rồi.

Câu chuyện kem flan Mộng Cầm cứ âm ỉ xúc động trong lòng, tôi viết ra rằng:

“Tại Phan Thiết có quán kem flan của gia đình nữ sĩ, bà giáo Mộng Cầm, người tình nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Quán đã trở thành “di sản”, người ta vẫn tìm đến ngồi trong quán, trước sân nhà của bà, ngắm ngôi nhà tường vàng im lìm và cảm giác như cô gái Mộng Cầm của thời son nữ đang ngồi trong nhà…” (2).

Vài tháng sau tôi hăm hở trở lại, mong mỏi đắm chìm vào chút đêm tĩnh lặng có chất thơ da diết thì lòng như muốn ngừng nghẹt. Một quán cà phê sang trọng, hộp đèn hiệu của quán in rõ chữ kem flan Mộng Cầm. Ngó lại bên phải, quán Mộng Cầm cũ vẫn im lìm với cái tủ gỗ đựng kem flan lờ mờ đèn vàng, bàn ghế nép vào một hẻm sân chật hẹp, chỉ đủ để ngồi ăn. Tôi nghe thoáng rằng đã có tranh chấp, chia cắt bằng một bức tường gạch.

Phần ngôi nhà vàng cũ nằm bên quán mới giờ đã là một ngôi nhà lầu tường trắng. Giờ đây đến chỉ còn được ăn kem flan, thấy người bưng kem vẫn ít nói, không còn ngôi nhà tường vàng để ngắm. Thật tiếc cho một phần lãng mạn của quê nhà bị xóa bỏ. Tôi nản nản, viết lên Zalo:

“Ghé lại quán Mộng Cầm thấy buồn quá… Ngôi nhà giờ bị chia đôi bằng bức tường tranh chấp. Ngôi nhà cổ vàng vọt cũng mất, chẳng còn hình bóng của giai nhân trong không gian u hoài. Một di sản tâm hồn của Phan Thiết, một hoài niệm của Hàn Mặc Tử đã mất mát vĩnh viễn…”. Có hai bình luận, họ cũng buồn như tôi:

“Người của hậu thế luôn nhân danh thời gian để hồn nhiên tàn phá những thứ tình cảm, quý giá ẩn sâu từ tiền nhân để lại…”.

“Thời gian tàn nhẫn, nhưng con người còn tàn nhẫn hơn”.■

(1): Ở Bình Thuận, bánh flan được gọi là kem flan.

(2): Bài viết: “Biến trang văn thành tour du lịch”, Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 7-11-2014.

TRẦN MINH HỢP
 

[footer]

Mai Tôi Đi (Anh Bằng – Nguyên Sa)

Như một lời chia tay nhạc sỹ Anh Bằng về nơi an nghỉ cuối cùng, hôm nay một người yêu nhạc đã gởi cho chúng tôi bản “Mai tôi đi” mà Anh Bằng lấy ý từ bài “Paris” của thi sỹ Nguyên Sa. Mạn phép thay mặt nhiều  thế hệ yêu nhạc, [dongnhacxua.com] cầu chúc linh hồn ông sớm về nghỉ ngơi chốn hạnh phúc đời đời.
Cũng xin nói thêm, hm nay cũng là đúng một tuần xảy ra vụ thảm sát ở Paris, chúng tôi cũng cầu nguyện cho linh hồn hơn 100 nạn nhân cũng mau vui hưởng hạnh phúc ở nới “tràn đầy ánh sáng” và mong “Kinh Đô Ánh Sáng” Paris sẽ sớm vượt qua nỗi đau để lại trở về với hình ảnh thơ mộng thuở nào!

ĐÔI NÉT VỀ NHÀ THƠ NGUYÊN SA
(Nguồn: thica.net)

Thi sỹ Nguyên Sa. Ảnh: thica.net
Thi sỹ Nguyên Sa. Ảnh: thica.net

Nhà thơ Nguyên Sa sinh ngày 1 tháng 3 năm 1932, tên thật là Trần Bích Lan, còn có bút danh Hư Trúc. Ông là một nhà thơ lãng mạn Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1950, với những tác phẩm nổi danh như Áo lụa Hà Đông, Paris có gì lạ không em, Tuổi mười ba, Tháng Sáu trời mưa, v.v

Tổ tiên Nguyên Sa gốc ở Thuận Hóa (Huế), ông cố ông là Thượng thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp tá Đại học sĩ trong triều đình thời Tự Đức, đến đời ông nội mới ra Hà Nội.

Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình ông tản cư đi Hà Đông. Tại đây, ông bị Việt Minh bắt giam khi mới 15 tuổi. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.

Năm 1953, ông đậu tú tài Pháp, lên Paris ghi danh học triết tại Đại học Sorbonne. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông được sáng tác trong thời gian này.

Năm 1955, ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris. Đầu năm 1956, hai ông bà về nước.

Năm 1975, ông di tản đi Pháp. Ba năm sau, ông và gia đình qua Hoa Kỳ và ở California từ đó cho tới ngày qua đời.

Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 1998.

Các tập thơ:
Thơ Nguyên Sa tập 1
Thơ Nguyên Sa tập 2
Thơ Nguyên Sa tập 3
Thơ Nguyên Sa tập 4
Thơ Nguyên Sa toàn tập

BÀI THƠ “PARIS” CỦA NGUYÊN SA
(Nguồn: thica.net)

Mai tôi ra đi chắc trời mưa
Tôi chắc trời mưa mau
Mưa thì mưa chắc tôi không bước vội
Nhưng chậm thế nào cũng phải xa nhau…

Mai tôi đi chắc Paris sẽ buồn
Paris sẽ nhìn theo
Nhưng nhìn thì nhìn đời trăm nghìn góc phố
Con đường dài thẳng mãi có bao nhiêu

Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa

Dù hôm nay giữa một ngày tháng bảy
Chiếc tháp ngà đang ướt rũ mưa ngâu
Sông Seine về chân đang bước xô nhau
Sẽ vịn ai cho đều giòng nước chảy

Dù mai kia
trong một đêm quá khuya hay một ngày sớm dậy
trên một con đò, bên một góc phố, dưới một luỹ tre
tôi sẽ ngồi kể chuyện nắng chuyện mưa
và có lẽ tôi sẽ kể chuyện Paris
để khói thuốc xám trên môi dăm người bạn
và trên môi tôi
điếu thuốc sẽ run trên những đường cong lận đận
điếu thuốc sẽ run như chân người vũ nữ vừa quen
đôi chân người mà tôi không dám nhớ cũng không dám quên
còn quay đảo giữa điệu nhạc mềm như khói thuốc…

Tôi sẽ hỏi trong những chiều giá buốt
những chiều mưa mây xám nặng trên vai
người con gái mắt xanh màu da trời
trên áng mi dài có quanh co tuyết phủ?

Rồi cả người
cả Paris nhìn tôi qua một nụ cười nhắn nhủ
nụ cười mềm như ánh nắng của cuộc chia ly
của một buổi sáng mai khi những người phu đổ rác bắt đầu đi
những thùng rác bắt đầu cọ vào nhau
với những tiếng kêu của một loài sắt lạnh
như những tiếng kêu của những chiếc đinh khô, những mình búa rắn
của những đôi mắt nhìn theo
và tôi cũng nhìn theo
không biết người ta vừa khâm liêm mình hay khâm liệm một người yêu

Dù người yêu không phải là người con gái có mớ tóc vàng

Nhưng cũng sợ phải viết những lá thư xanh về xứ Đũa son
nên tôi không dám hỏi:
tại sao mắt em buồn
tại sao má em đỏ
tại sao môi em ngoan
vì những ngón tay tô đỏ màu đũa son
đang muốn gắp cả đời người hạnh phúc

Và cả tôi cũng vẫn nghẹn ngào trong mỗi lần nói thật
mỗi lần nghe Paris hỏi tôi:
tại sao anh về
tại sao anh không ở?…

Nhưng dòng máu không thể chảy ngoài huyết quản
dù tôi yêu Paris hơn một người bạn yêu một người bạn
hơn một người yêu yêu một người yêu

Dù đêm nay tôi vẫn làm thơ
dặn những người con gái nhỏ đi về
trên hè phố Saint Michel
gò má đỏ phồng bánh graffen
để những hạt đường rơi trên má
lau vội làm gì cho có duyên

Dù đêm nay những người yêu nhỏ vẫn đi về
vẫn đôi mắt nhìn lơi lả hở khuy
cặp môi nghiêng trong một cánh tay ghì
mỗi chuyến métro qua vồi vội
giòng Seine cười ngoảnh mặt quay đi

Dù đêm nay tháp Eiffel
Vẫn kiễng mình trong sương khuya
nhìn bốn phía chân trời

Và đôi mắt tôi
Vẫn tìm đến trong một giờ hò hẹn

Và từ mai trên những lá thư xanh
tôi không được bắt dầu
bằng một chữ P hoa
như tên một người con gái…

[footer]

Đâu Phải Bởi Mùa Thu (Phú Quang – Giáng Vân)

Tiếp nối dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Đâu phải bởi mùa thu” của nhạc sỹ Phú Quang, phỏng theo ý thơ của nhà thơ nữ Giáng Vân.

BÀI THƠ “YÊN TĨNH” CỦA GIÁNG VÂN 
(Nguồn: thica.net)

Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu
Vách đá chắn ngang điều muốn nói
Em ru gì cho đá núi
Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian
Em ru gì cho dòng sông
Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng
Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ
Sóng rất biết nơi mình đi và đến

Em ru gì cho anh
Mặt trời linh thiêng mặt trời giông tố
Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo
Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ
Khiến câu hát cất lên bỗng tắt nửa chừng
Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc
Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng
Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần
Niềm hạnh phúc muôn đời có thật
Xin đừng trách em nhiều
Cũng xin đừng day dứt
Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu
Lặng nghe anh
Yên tĩnh – lời ru

TÌNH YÊU CÓ LÝ LẼ RIÊNG 
(Nguồn: vtv.vn)

Ít ai biết rằng, “Đâu phải bởi mùa thu” – một trong những ca khúc về mùa thu hay nhất của nhạc sĩ Phú Quang từng bị “tuýt còi” 10 năm trời trước khi được chính thức đưa ra biểu diễn.

Nhạc sỹ Phú Quang. Ảnh: vtv.vn
Nhạc sỹ Phú Quang. Ảnh: vtv.vn

Mùa thu Hà Nội – lãng mạn và đầy chất thơ đã in dấu trong không biết bao nhiêu tác phẩm thi ca và tình khúc của các nhạc sĩ. Trong kho tàng ca khúc kếch sù lên đến vài trăm ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang, những bài hát về mùa thu vẫn đẹp hơn hết, luôn để lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người yêu nhạc.

Phú Quang từng tâm sự, ông có một nguyên tắc bất dịch là không bao giờ sáng tác theo đơn đặt hàng, ông sáng tác đơn giản chỉ vì “thích và thấy cần phải viết”, vì xuất phát từ những rung động, xúc cảm của bản thân, từ những trải nghiệm cuộc đời, từ những tình yêu có thật và cả ảo tưởng… Bởi thế mà mỗi tác phẩm của ông đều gắn với một hoàn cảnh, một tâm trạng nhất định, không ca khúc nào giống ca khúc nào.

Là một người có biệt tài về phổ nhạc cho thơ, rất nhiều bài thơ được khoác lên mình một “giai điệu” khác khi thành ca từ của Phú Quang. Ông không phổ nguyên bài mà thường chọn những ý hay nhất, tinh túy nhất của bài thơ để viết nhạc. Và xuất phát từ những ý thơ trong bài thơ “Yên tĩnh” của nhà thơ Giáng Vân, nhạc sĩ Phú Quang đã sáng tác nên một bản tình ca bất hủ mang tên “Đâu phải bởi mùa thu”.

Ca khúc được nhạc sĩ sáng tác năm 1976, viết cho người tình đầu tiên ở Sài Gòn, đã vượt biên năm 1977. Nếu như với nhà thơ Giáng Vân, bài thơ kể về tâm trạng một người vợ ở hậu phương khắc khoải về người chồng nơi biên cương thì câu chuyện của nhạc sĩ Phú Quang lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Thông điệp mà Phú Quang tự gửi tới mình và cả những ai đang yêu, đã yêu và chia ly qua “Đâu phải bởi mùa thu” là: “Đừng nghĩ chia li là do lỗi của một người. Tình yêu có lý lẽ riêng của nó. Có thể lỗi ở cả hai người, cũng có thể không bởi tại ai mà chỉ do hoàn cảnh, số phận xô đẩy. Đừng buồn bã, giày vò nhau vì những chia xa…”.

Mùa thu đẹp nhưng buồn, những chiếc lá vàng rơi xuống là biểu tượng của mùa thu nhưng có đôi khi lá vàng rơi cũng chẳng phải do mùa thu, mùa nào cũng có cái niềm riêng, thế nên mới có “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Phú Quang là vậy, trong nỗi buồn sâu lắng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống, thúc giục người ta cố gắng kiếm tìm những khoảng trống trong tâm hồn để lấp đầy nó bằng niềm tin mãnh liệt.

Hồ Gươm vào thu. Ảnh: vtv.vn
Hồ Gươm vào thu. Ảnh: vtv.vn

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hành trình của những ca từ lãng mạn, âm thanh khắc khoải như một món quà dành cho người, cho đời ấy phải trải qua một hành trình dài tới 10 năm mới được chính thức đến gần với công chúng.

Nhạc sĩ Phú Quang kể, vào thời điểm ra đời, ca khúc này từng bị đặt nghi vấn bởi những ca từ “đầy ẩn ý”: “câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng, thôi đừng hát ru… thôi đừng day dứt…, lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. “Đâu phải bởi mùa thu” từng bị đem ra mổ xẻ tại 3 cuộc họp vì cho rằng mùa thu ở đây là ám chỉ cách mạng, với những lời buồn bã, dã đám…

“Sau cuộc họp, tôi có nói đùa với các anh ấy như thế này, tôi thương các anh quá, phí mất 3 ngày trời và cả ngân sách của dân chỉ để bàn một chuyện không đâu. Nếu các anh cứ nói là mùa thu đồng nghĩa cách mạng, ai chê mùa thu thì anh bảo chê cách mạng. Nhưng các anh đã nhầm vì cách mạng chỉ sinh ra vào mùa thu, chứ không phải là cách mạng sinh ra mùa thu. Và nếu nói mùa thu là cách mạng thì tôi phải được khen thưởng mới đúng vì tôi bênh cách mạng đến thế là cùng: “lá rơi xuống rồi mà vẫn không phải bởi mùa thu”…

Tôi còn nhớ, 7 năm sau khi tôi viết biết hát, một hôm có anh bạn chỉ huy tính tình rất tốt, thật thà nói nhỏ với tôi. Phú Quang này, hôm nay mình đã rất can đảm… Hỏi có chuyện gì mà rất can đảm, thì anh ấy bảo: Mình đã cho dựng bài “Đâu phải bởi mùa thu” của cậu cho anh em biểu diễn!. Tôi chỉ buồn cười về cái sự ngây ngô của anh bạn, nhưng cũng không thể trách được bởi đó là thực tế của một thời kì ấu trĩ nên khó tránh khỏi có những hiểu lầm”, nhạc sĩ Phú Quang hài hước kể lại.

10 năm sau ngày ra đời, “Đâu phải bởi mùa thu” mới được chính thức giới thiệu đến công chúng. Đến hôm nay, trải qua những thăng trầm thời gian, những giai điệu mượt mà, sâu lắng của “Đâu phải bởi mùa thu” đã trở thành một trong những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Phú Quang.

[footer]

Thơ Tình Cuối Mùa Thu (Phan Huỳnh Điểu – Xuân Quỳnh)

Mối lương duyên giữa thơ và nhạc đã cho ra đời nhiều nhạc phẩm bất hủ và ‘Thơ tình cuối mùa thu’ là một trong số đó. Trên ý thơ của nữ sỹ Xuân Quỳnh, nhạc sỹ Phan Huỳnh đã thổi một giai điệu rất đẹp để cho chúng ta một nhạc phẩm tuyệt vời về mùa thu.

BÀI THƠ ‘THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU’ CỦA XUÂN QUỲNH
(Nguồn: www.thivien.net/)

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Nguồn: Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984

THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU 
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Đức Dương đăng trên BaoKhanhHoa.com.vn)

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhiều lần nói với công chúng yêu nhạc rằng: “Trong các nhà thơ, tôi thích nhất Xuân Quỳnh, bởi thơ của Quỳnh giản dị, dễ hiểu mà sâu lắng. Đó là lời của người phụ nữ có tình yêu da diết với người mình yêu, vì thế tôi thật may mắn làm cái việc của người viết nhạc, phổ thơ và nâng thêm cho bài thơ bay lên bầu trời… mùa thu”.

Cũng thật hiếm khi Thơ tình cuối mùa thu như chiếc lá vàng long lanh trên vòm cây của vườn thu mà ta có thể mở cả hai cánh cổng để chiêm ngưỡng: nhạc và thơ.

Nữ sỹ Xuân Quỳnh. Ảnh: BaoKhanhHoa.com.vn
Nữ sỹ Xuân Quỳnh. Ảnh: BaoKhanhHoa.com.vn

Xuân Quỳnh (sinh năm 1942) được mọi người gọi là nữ sĩ để tiếp nối cùng với Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Nữ thi sĩ mất năm 1988 trong một tai nạn thảm khốc nơi chân cầu Phú Lương (tỉnh Hải Dương) cùng với chồng – nhà thơ, nhà viết kịch lừng danh Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ.

Trong nhiều bản in không thấy Xuân Quỳnh ghi thời gian sáng tác bài Thơ tình cuối mùa thu cũng như Thuyền và biển, nhưng chắc chắn đó là giai đoạn cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX. Những ai đọc và biết về Xuân Quỳnh sẽ hiểu gần như các bài thơ giai đoạn này Xuân Quỳnh đều dành tặng cho người chồng tài hoa Lưu Quang Vũ. Khác hẳn giai đoạn trước, những bài thơ chị viết đều mang nét khái quát về chiến tranh, cuộc sống con người như các tập: Tơ tằm, Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất… Khi kết duyên với Lưu Quang Vũ, chị đổi phong cách và chủ đề với những tập thơ rất đằm thắm của người phụ nữ, người vợ, người mẹ với chồng con: Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may…

Có thể nói, Xuân Quỳnh đã dìu dắt tuổi thơ tôi lớn lên qua những tác phẩm thơ, tập truyện dành cho thiếu nhi  như: Bầu trời trong quả trứng, Mùa xuân trên cánh đồng, Bến tàu trong thành phố… với những nhân vật sẻ đồng, sếu, họa mi hay hoa huệ, dâm bụt, dạ lý hương… Sau này, tôi biết những sáng tác của Xuân Quỳnh đều bắt đầu từ những điều rất giản dị, như trong lúc bế con, nấu cơm… Nhớ đến các con là chị suy nghĩ và viết để tặng cho con. Nhìn vẻ bề ngoài, Xuân Quỳnh là người phụ nữ đẹp, mau mắn với đôi mắt tươi tắn, đầy duyên sắc nhưng tâm hồn chị lại rất đa cảm. Thế nên, chỉ cần phơi một tấm áo cho con, cho chồng dưới làn nắng thu, trong gió heo may cũng làm chị xao lòng và làm thơ, viết truyện.

Trở lại với bài thơ được phổ nhạc Thơ tình cuối mùa thu, đúng như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã nói, Xuân Quỳnh không bóng gió, cao siêu gì cả, nội dung thật dễ hiểu: Đó là tâm trạng của đôi bạn tình mà ở đây là Quỳnh – Vũ trước cuộc đời, đó là “cuối mùa thu” thật xao xác, thật cảm động nhưng cũng thật long lanh yêu thương vì Chỉ còn anh và em/Cùng tình yêu ở lại. Thực ra, trong nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh, bài thơ này không nổi trội vì nó rất “cá nhân”, đó cũng là lý do nhiều nhà phê bình văn học ít trích dẫn so với những bài khác như Chồi biếc, Sóng, Bàn tay em, Tự hát… Vì dường như là linh cảm vô hình những năm cuối đời, Xuân Quỳnh dành hết những sáng tác của mình cho chồng và con, có những bài như đùa mà rớm nước mắt, có những bài đằm thắm, thủ thỉ yêu thương. Cũng như thế, Lưu Quang Vũ đã dốc sức viết tới hơn 40 vở kịch.

Ta có thể cảm tưởng rằng Thơ tình cuối mùa thu được người phụ nữ viết trong buổi chiều, trước thềm nhà đang tràn ngập gió heo may, bầu trời cuồn cuộn mây trắng. Người phụ nữ cảm nhận được thời gian cuộc đời đang trôi đi, trôi đi hơi xao buồn. Nhưng kết của bài thơ lại làm cho người đọc bừng tỉnh: Kìa bao người yêu mới/Đi qua cùng heo may. Chắc chắn viết tới dòng chữ này, Xuân Quỳnh đã rớm nước mắt long lanh của hạnh phúc tiếp nối.

Cũng như bài thơ, bản nhạc được phổ trong thời điểm của những khúc tráng ca nên bài hát Thơ tình cuối mùa thu không được phổ cập lắm. Chính người viết khi có mặt ở TP. Hồ Chí Minh năm 1987 cũng run lên sung sướng khi mua được tập sách nhạc có bài hát Thơ tình cuối mùa thu trên nền giấy trắng tinh, nhưng thỉnh thoảng lắm Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh mới phát bài hát này, còn các đài khác thì gần như không. Trong khi đó, bài Thuyền và biển lại được trình diễn rộng khắp, trở thành bài hát ưa thích cho các thí sinh thi thố. Chỉ đến khi ca sĩ Bảo Yến hát thì Thơ tình cuối mùa thu thực sự bùng nổ, trở thành một trong những bài hát hay nhất về mùa thu. Cùng với Bảo Yến, ca sĩ Quang Lý cũng thể hiện rất ấn tượng ca khúc này, sau này còn có giọng ca trẻ mang màu sắc dân ca như: Phương Thảo, Tân Nhàn, Minh Huyền nhưng nổi trội ngang tầm với Bảo Yến chỉ có Phương Thảo.

Bây giờ, cứ đến cuối thu, trời hanh hao se lạnh, ta lại nghe Thơ tình cuối mùa thu để thấy ấm lòng. Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mang/Mùa thu vào hoa cúc, nhưng với Thơ tình cuối mùa thu thì vẫn còn mãi mãi, vì đó là tình yêu.

LÊ ĐỨC DƯƠNG

[footer]

Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc)

Nối tiếp dòng nhạc về mùa thu, [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bản “Ngàn thu áo tím” của nhạc sỹ Hoàng Trọng với phần đặt lời của nhà thơ nữ Vĩnh Phúc.

Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng - Vĩnh Phúc). Ảnh: YouTube.com
Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc). Ảnh: YouTube.com

ngan-thu-ao-tim--1--hoang-trong--vinh-phuc--youtube.com--dongnhacxua.com ngan-thu-ao-tim--2--hoang-trong--vinh-phuc--youtube.com--dongnhacxua.com

VĨNH PHÚC & NGÀN THU ÁO TÍM 
(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Can đăng trên DotChuoiNon.com ngày 04.11.2012)

ngan-thu-ao-tim--dotchuoinon.com--dongnhacxua.com

“Ngàn thu áo tím” là một ca khúc rất nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, ít người để ý rằng lời bài hát rất hay này là của Vĩnh Phúc.

Không có thông tin về Vĩnh Phúc và nhạc sĩ Hoàng Trọng đã sáng tác bài hát trong hoàn cảnh nào, nếu nhạc sĩ phổ thơ thì nghiễm nhiên Vĩnh Phúc phải được xem như nhà thơ, khả năng này cao hơn vì ít ai làm nhạc rồi mới tìm cách…đặt lời (mặc dù cũng có).

Mình tìm khắp nơi có vài thông tin tạm đủ để mình cho rằng Vĩnh Phúc thuở ấy là một cô gái, họ tên đầy đủ là Lưu thị Vĩnh Phúc, sinh năm 1937, con của Mục sư Lưu văn Mão, vốn là người rất nổi tiếng về tài làm thơ. Ông từng xuất bản tập thơ “Nam sơn thi phẩm” năm 1971.

Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Trọng và Mục sư Lưu văn Mão như đôi bạn tri kỷ, vẫn thường đàm đạo chuyện đời.

Nữa, anh trai của Vĩnh Phúc là Mục sư Lưu văn Tường (Tường Lưu) cũng rất có tài làm thơ, sống trong một gia đình có truyền thống hay chữ như thế thì Vĩnh Phúc có làm thơ hay viết lời nhạc cho nhạc sĩ Hoàng Trọng cũng là chuyện rất bình thường.

Tường Lưu thi sĩ trước đó còn có làm thơ tình nữa (tập thơ “Mộng ban đầu”), thi sĩ cũng là một dịch giả uy tín với tập “Tìm lại hương xưa”, dịch 148 bài cổ thi của các thi nhân danh tiếng Trung Hoa xưa. Và, Tường Lưu cũng rất thông thạo ngoại ngữ Anh và Pháp.

Mình mạn phép trích vài đoạn thơ của Mục sư thi sĩ Tường Lưu cho các bạn thưởng lãm:

Nếu Chúa hỏi: Tiệm ăn nào…ăn được?/ Con xin thưa, con biết mấy tiệm quen/ Thức ăn ngon đặc biệt, lại vừa tiền/ Tuy đông khách không phải lâu …chờ đợi/ Nếu Chúa hỏi: Đi chợ nào…có lợi?/ Con xin thưa, con biết mấy chợ gần/ Thịt cá tươi, rau trái mới, đủ hàng/ Mua ở đó rẻ hơn nhiều chợ khác/ …Nếu Chúa hỏi: Đi nhà thờ nào… phước?/ Con xin thưa, con không biết, Chúa ơi/ Con đã đi ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín…nơi rồi/ Con không biết đi nhà thờ nào phước/ Nếu Chúa hỏi: Tại sao không thấy phước? Con xin thưa, tại con hết… mà thôi/ Đi nhà thờ con cứ chỉ nhìn người/ Không nhìn Chúa nên con không thấy phước!

Nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ảnh: DotChuoiNon.com
Nhạc sỹ Hoàng Trọng. Ảnh: DotChuoiNon.com

Nhạc sĩ Hoàng Trọng mất vợ sớm, ông ở vậy nuôi con khá lâu trước khi kết duyên với bà vợ thứ hai. Sau này, Bạch La, con gái ông thú nhận đã quyết liệt ngăn cản không cho cha “đi bước nữa”, khiến ông trở nên cô độc và gần như khắc khổ suốt thời…trung niên, mãi đến lúc tuổi già, một mình đơn độc ở quê nhà ông mới tái hôn.

Cô Thu Tâm (vợ sau của Nhạc sĩ Hoàng Trọng) cũng nhắc đến Vĩnh Phúc, cô kể: ” Hoàng Trọng thường hay đến nhà Mục Sư Lưu Văn Mão (thân phụ chị Vĩnh Phúc) để hàn huyên, tâm sự và rất khâm phục đức tính vị mục sư nầy.”

Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc… Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango rất nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.

Ông Vua Tango của Việt Nam có một bài hát điệu Valse cũng thuộc loại kinh điển trong dòng nhạc Việt, đó chính là bài “Ngàn thu áo tím” do Vĩnh Phúc viết lời.

Vĩnh Phúc không viết nhiều, cô chỉ viết lời cho ba nhạc phẩm của Hoàng Trọng là “Cánh hoa yêu”, “Tìm một ánh sao” và “Ngàn thu áo tím”.

Vài thông tin về một người tài hoa vô danh, cũng có thể thông tin mình tìm được chưa chính xác. Nếu sai, xin các bạn lượng thứ.

[footer]

Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên – Nguyên Sa)

Sài Gòn đúng là chỉ có hai mùa mưa – nắng. Thế nhưng với những tâm hồn lãng mạn, Sài Gòn vẫn có mùa thu, dù không có lá vàng rơi, không có những làn gió mát lạnh làm xao động mặt hồ. Thu Sài Gòn có thể chỉ là một cơn gió heo mây hay là một buổi sớm mai trời còn hơi sương và cũng có thể là một tà áo dài thướt tra trong một chiều lộng gió. Trong niềm cảm ấy, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Áo lụa Hà Đông” của nhạc sỹ Ngô Thụy Miên, lấy ý thơ từ bài thơ của thi sỹ Nguyên Sa.

Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên - Nguyên Sa). Ảnh: vietstamp.net
Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên – Nguyên Sa). Ảnh: vietstamp.net

ao-lua-ha-dong--1--ngo-thuy-mien--nguyen-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com ao-lua-ha-dong--2--ngo-thuy-mien--nguyen-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com ao-lua-ha-dong--3--ngo-thuy-mien--nguyen-sa--vietstamp.net--dongnhacxua.com

SỰ TÍCH ‘ÁO LỤA HÀ ĐÔNG’  (Nguồn: bài viết đăng trên vtv.vn ngày 10.11.2013)

Những giai điệu trữ tình, mượt mà của ca khúc Áo lụa Hà Đông làm lay động tâm hồn của người yêu nhạc bao thập kỉ nay nhưng ít ai biết về hoàn cảnh ra đời khá độc đáo của nó.

Ảnh: vtv.vn
Ảnh: vtv.vn

Chuyện kể rằng, vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội mà không giới hạn đối tượng tham dự, chỉ có duy nhất một điều kiện khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Điều bất ngờ của cuộc thi, người đăng quang là Lý Lệ Hằng- một cô thôn nữ xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát cho các quán rượu. Sau khi đổi đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao chàng công tử nhà giàu. Tuy nhiên người đẹp chân lấm, tay bùn Lý Lệ Hằng đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của quốc vương Bảo Đại và trở thành người tình của ông. Vậy, câu chuyện này có liên quan gì đến ca khúc Áo lụa Hà Đông?

Ảnh: thethao60s.com
Ảnh: thethao60s.com

Như bao chàng trai si mê cái đẹp, dù đã hơn 20 năm sau khi Lý Lệ Hằng đoạt vương miện hoa hậu, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của nàng. Ông đã viết bài thơ Áo lụa Hà Đông trong đó có bóng dáng yêu kiều của người đẹp mặc áo lụa. Đến năm 1969, câu chuyện về hoa hậu thuần nông phút chốc trở thành người yêu của ông vua cuối cùng Việt Nam, đã khiến Ngô Thụy Miên động lòng trắc ẩn viết nên ca khúc nổi tiếng Áo lụa Hà Đông khi mới 21 tuổi.

Trên thực tế, thi ca luôn được coi là mũi nhọn và mở đường cho những thử nghiệm nghệ thuật mới mẻ. Thi ca chính là điểm gặp gỡ, tạo thi hứng mạnh mẽ nhất cho âm nhạc phát khởi. Và từ những vần thơ tình nổi tiếng của cố thi sĩ Nguyên Sa, nhạc sỹ Ngô Thụy Miên đã biến nó trở thành những giai điệu tình ca bất hủ, sống mãi cùng năm tháng. Thơ và nhạc đã cùng hòa quyện, thăng hoa để làm đắm say bao thế hệ yêu nghệ thuật.

Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: vtv.vn
Nhạc sỹ Ngô Thụy Miên. Ảnh: vtv.vn

Nói về cái duyên của sự gặp gỡ này, Ngô Thụy Miên đã chia sẻ với báo chí là giữa ông và thi sĩ không có liên hệ gì ngoài sự cảm thông của hai con người cùng yêu nghệ thuật. Ông đến với thơ Nguyên Sa không từ một chọn lựa, mà vì ông đã nhìn thấy mình trong thơ Nguyên Sa, đã nghe những rung động thầm kín nhất của tuổi trẻ qua những lời thơ ngọt ngào, tình tứ, tươi mát.

Bởi thế, khi gieo nhạc bài thơ này, Ngô Thụy Miên đã biến nó trở thành một giai điệu bất hủ, sống mãi cùng thời gian: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng… … Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn Mà mùa Thu dài lắm ở chung quanh…”

Hình ảnh thiếu nữ mặc áo lụa Hà Đông quá ư dịu dàng, như đem đến cả một trời thu Hà Nội làm xua đi cái nắng của phương Nam. Người thiếu nữ ấy đã gieo một nỗi buồn da diết: “Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại…”

Áo lụa Hà Đông từng được sử dụng trong chương trình Duyên dáng Việt Nam. Bài hát cũng được nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn thành công, nằm trong danh sách những bài hát được cho là thành công nhất của Thái Thanh, Tuấn Ngọc, Duy Trác… Cũng vì sức lan tỏa của ca khúc này mà ít ai không biết tới làng lụa Vạn Phúc- Hà Đông !

[footer]

Ở hai đầu nỗi nhớ (Phan Huỳnh Điểu – Trần Hoài Thu)

Trong làng nhạc Việt, tài năng phổ thơ của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu xứng đáng được xếp vào một trong những vị trí cao nhất. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên để người yêu nhạc  xưa hiểu thêm về bản “Ở hai đầu nỗi nhớ”, một bản tình ca đẹp dựa trên bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Đình Chính.

BÁI THƠ ‘Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ’ 
(Nguồn: ThiVien.net)

Có một không gian nào
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?

Anh đang ở Pai-lin
Rừng khộp khô trong nắng
Thương em chiều mưa lạnh
Muốn gửi chút nắng hồng

Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn

Ở đầu kia nỗi nhớ
Nằm đếm tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn

(Mùa hè 1980)
(Trần Hoài Thu)

Bài thơ này là mối tình đầu của tác giả với một cô sinh viên văn khoa Sài Gòn đi cùng đoàn của Sở Thương nghiệp sang Campuchia xây dựng mạng lưới bán hàng. Năm 1984, bài thơ lần đầu được đăng trên báo Nhân Dân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc năm 1987. Năm 2013, bản quyền của bài thơ được bán với giá 300 triệu đồng cho ông Nguyễn Xuân Hàn.

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG THƠ NHẠC: Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ 
(Nguồn: bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên đăng trên ThanhNien.com.vn ngày 16.09.2014)

Năm 2004, người viết có dịp gặp “nhạc sĩ của tình yêu” Phan Huỳnh Điểu, ông bảo, trong gia tài ca khúc phổ thơ của mình, một trong những bài ông tâm đắc nhất là Ở hai đầu nỗi nhớ (phổ từ thơ Trần Hoài Thu).

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Trong những đêm nằm nghe tiếng mưa rơi ngoài hiên, mưa lướt trên mái nhà, mưa xuyên qua cành lá… mà bật máy, nghe Bảo Yến hát: “Đêm nghe tiếng mưa rơi, đếm mấy triệu hạt rồi, mà chưa vơi nỗi nhớ… Ở hai đầu nỗi nhớ, yêu và thương sâu hơn. Ở hai đầu nỗi nhớ, nghĩa tình đằm thắm hơn”, thì chắc là những kẻ đang yêu (chưa kể là phải cách xa) đều nghe tim mình thổn thức, nhớ nhung. Đặc biệt, có lẽ Bảo Yến là một trong những giọng ca chuyển tải được hết cái da diết, khắc khoải đầy tâm trạng của một người đang nhớ đến người yêu nơi xa xôi, diệu vợi giữa một đêm mưa thê thiết.

2 năm trước, có dịp ngồi chung xe với một số nhạc sĩ đi về Bến Tre (trong đó có nhạc sĩ Quốc Dũng – chồng của ca sĩ Bảo Yến), tôi nói với anh: “Bảo Yến hát Ở hai đầu nỗi nhớ rất tuyệt. Thích nhất là những đoạn intro, nhạc dẫn…”. Mắt Quốc Dũng sáng lên, cười bảo: “Mình phối đó!”. Vâng, quá hay, từ bài thơ đến người phổ nhạc, người phối.

Trai Hà Nội, gái Sài Gòn

Tác giả bài thơ là một nhà thơ nghiệp dư. Anh tên thật là Trần Đình Chính, sinh năm 1955 tại Hà Nội, học Trường cấp 3 Trần Phú và được lệnh nhập ngũ vào năm cuối cấp (lớp 10, năm 1973). Vào Nam chiến đấu, có lần Trần Đình Chính suýt hy sinh trong một cuộc giao tranh ở vùng tiếp giáp hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.

Cởi áo lính, Trần Đình Chính theo học Khoa Ngữ văn (Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội). Ra trường, được nhận vào Báo Nhân Dân, rồi anh được phân công vào đoàn cán bộ, chuyên gia sang Campuchia hỗ trợ bạn làm báo (dù lúc này Chính chỉ là phóng viên thực tập).

Cùng thời gian ấy cũng có một đoàn của Sở Thương nghiệp TP.HCM sang giúp bạn xây dựng mạng lưới bán hàng. Trong đoàn này có Mai Đào, từng là sinh viên Văn khoa Sài Gòn. Tại thủ đô Phnom Penh nước bạn, định mệnh đã xui khiến Trần Đình Chính gặp và yêu Mai Đào. Ngày ấy, Chính 24 tuổi còn Mai Đào mới 20. Chàng dân Hà Nội, nàng người Sài Gòn. Tên của nàng góp cả hai loài hoa tượng trưng cho mùa xuân ở Sài Gòn và Hà Nội, và nàng cũng đẹp như hoa xuân. Phnom Penh lúc đó hoang vắng bởi bọn Pol Pot vừa tháo chạy khỏi thủ đô. Những lúc rảnh rỗi, Chính thường đưa Mai Đào đi thăm các đền chùa cổ kính. Đêm đến, đôi tình nhân sánh vai nhau ngồi ngắm sao, để sau này những giây phút ấy khắc sâu trong nỗi nhớ của Trần Đình Chính: “Ngôi sao như xuống thấp. Cho ta gần nhau hơn”.

Thế nhưng, họ chỉ hạnh phúc bên nhau khoảng một năm, bởi thời điểm mới giải phóng, còn nặng xét lại thành phần lý lịch “bên này, bên kia”. Rồi gia đình của Mai Đào phải rời Sài Gòn đi kinh tế mới ở Sông Bé, cô phải về nước phụ cha mẹ, còn Trần Đình Chính cũng được gọi về Hà Nội (tháng 4.1980) sau một năm rưỡi sống trên nước bạn.

Đêm nghe tiếng mưa rơi

Những đêm mưa ở Hà Nội luôn làm Chính vật vã, nhớ nhung đến khổ sở. Trong lòng cứ tự hỏi “Người ấy bây giờ ra sao rồi?”. Nằm ở Hà Nội mà nghĩ về một nơi nào đó ở Sông Bé – cả một không gian cách trở (dạo ấy, điều kiện giao thông còn rất hạn chế).

Nhà thơ Trần Đình Chính. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Nhà thơ Trần Đình Chính. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Và, vào một đêm mưa Hà Nội với nỗi nhớ cồn cào như thế, Trần Đình Chính đã ngồi bật dậy làm thơ: “Có một không gian nào/Đo chiều dài nỗi nhớ?/Có khoảng mênh mông nào/Sâu thẳm hơn tình thương?/Anh đang ở

Pha-lin(*)/Rừng khộp khô trong nắng/Thương em ngoài ấy lạnh/Muốn gởi chút nắng rừng/Chào Phnom Penh mến yêu… Ở đầu này nỗi nhớ/Anh mơ về bên em/Ngôi sao như xuống thấp/Cho ta gần nhau hơn/Ở đầu kia nỗi nhớ/Nằm đếm tiếng mưa rơi/Đếm mấy triệu hạt rồi/Mà chưa vơi nỗi nhớ/Ở hai đầu nỗi nhớ/Yêu và thương sâu hơn/Ở hai đầu nỗi nhớ/Nghĩa tình đằm thắm hơn” (Mùa hè 1980).

Bài thơ được làm trong 8 phút. Dưới bài thơ, anh ký tên Trần Hoài Thu (sau này anh lấy bút danh đặt tên cho con gái). Bốn năm sau (1984), bài thơ được đăng trên Báo Nhân Dân. Năm 1987, bài thơ “lọt vào mắt xanh” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và với khả năng phổ nhạc bậc thầy, “Nhạc sĩ của tình yêu” (danh hiệu này do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đặt cho) đã chắp cánh cho bài thơ phổ nhạc bay cao, bay xa…

Cho đến bây giờ, hơn 30 năm sau, không ai biết “người đẹp mang tên hai loài hoa xuân” đang ở đâu giữa dòng đời xuôi ngược. Riêng tác giả bài thơ thì lại có một cuộc đời đầy trắc trở, một hậu sự buồn: cuộc hôn nhân đầu đổ vỡ, sau đó anh tái hôn với một nữ đồng nghiệp còn khá trẻ. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì anh phát hiện bị chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Anh lìa trần ngày 9.5.2014, thọ 60 tuổi.

Hà Đình Nguyên

[footer]

Đi tìm nhành hoa thạch thảo

Nhân nói về bản ‘Mùa thu chết’ và hoa thạch thảo, [dongnhacxua.com] xin gởi thêm một bài viết cũng khá công phu về loài hoa đặc biệt này. Chúng tôi không đủ am hiểu về hoa cỏ để có nhận định của cá nhân mà chỉ mong qua bài viết này để người yêu nhạc có thêm thông tinđa chiều.

ĐI TÌM NHÀNH HOA THẠCH THẢO 
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Duy Đoàn đăng trên art2all.net)

thach-thao-1-art2all.net--dongnhacxua.com

Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được, tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài, những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế..

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, ?
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi…  

Đó là câu hát tôi thường nghêu ngao nhất, có lẽ vì không gian đượm buồn nhè nhẹ của lời bài hát, mà cũng vì trong câu hát có tên một loài hoa gây ấn tượng vì vẻ huyền hoặc của nó.

Có lẽ với người Tây phương, người ta biết ngay hoa thạch thảo là hoa gì, một cái gì thấy được, ngắt được,thậm chí ngữi được mùi hoa ngát hương của nó. Trừ những người đã đi Tây và có quan tâm tìm hiểu thì còn có thể biết chứ phần nhiều người Việt chúng ta thật ra đọc thì đọc, hát thì hát chứ chẳng biết hoa thạch thảo là hoa gì, mặt mũi vóc dáng ra sao ?!

Bài viết này không bàn luận gì về bài thơ L’ Adieu mà Búi Giáng đã dịch và Phạm Duy đã phổ nhạc, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện liên quan đến bài thơ để đi tìm ra một cành hoa đúng thật là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ của Léopoldine tiếc thương người bạc mệnh.

Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885). Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi và đang mang thai 4 tháng. Hugo chỉ biết tin con mất khi ông vô tình đọc một tờ báo ở quán cà phê nọ. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913.

L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Lời vĩnh biệt ( dịch)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…

Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(“Ði vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)

Cũng dựa trên ý thơ của bài thơ nói trên, năm 1965, Phạm Duy viết bài “Mùa thu chết” mở đầu bằng 2 câu:

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!

Bùi Giáng thì dịch “ hái nhành lá” còn Phạm Duy thì viết “ ngắt cụm hoa”. Đây là khởi đầu của những suy diễn sai lầm của nhiều người viết về hoa thạch thảo.

Ngắt cụm hoa trong lời nhạc của Phạm Duy gợi hình ảnh một “cây thân thảo”, hình ảnh người ngắt cụm hoa là hình ảnh một người cúi xuống một bụi hoa .

Hái nhành lá cây trong câu thơ dịch của Bùi Giáng gợi hình ành một cây “hoa thân mộc” cao vừa tầm hái. 

1. Những cây không phải là Hoa Thạch Thảo nhưng bị ngộ nhận:

Việc ngộ nhận hoa thạch thảo của người đọc bài thơ dịch và và lời bài hát nầy có nguyên do từ tên gọi tiếng Việt, một sự đồng hóa, lồng ghép khiên cưởng của chữ nghĩa do tên gọi giống nhau.

a. Ngoài Bắc, người ta gọi Cúc cánh mối (vì hoa mỏng nhẹ như cánh mối) là thạch thảo, cúc thạch thảo nên nhiều người cứ thản nhiên coi cây hoa thạch thảo trong bài thơ nói trên là cây cúc cánh mối .

Cây có nguồn từ châu Âu, châu Á. Cúc cánh mối là cây thân thảo, sống nhiều năm nhờ có thân rễ mọc bò dưới đất. Thân cao 15 – 50 cm, đơn hay phân nhánh ít ở ngọn. Lá dài, thuôn hình giáo tù, hơi có lông mịn, nguyên, các lá ở thân không có cuống. Cụm hoa hình đầu đơn độc ở ngọn các nhánh. Vòng hoa đều dài, cánh môi thuôn hẹp, thẳng màu lam tím. Các hoa ở ngoài hình lưỡi, màu lam tím, dài 1 cm. Hoa giữa hình ống hẹp màu vàng, xếp sát nhau. Hoa thường màu tím nhạt. Quả bế có mào lông mịn màu vàng.

Cúc cánh mối, tên Aster amellus L, hay còn gọi là cúc thạch thảo, là một loài thuộc chi Cúc sao (Aster) thuộc về Họ Cúc (Asteraceae). Tên tiếng Anh European Michaelmas Daisy, tiếng Pháp Oeil de Christ. 

cuccanhmoi2  Như vậy, có thể nói ngay Cúc cánh mối không phải là cây hoa thạch thảo. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ việc trùng tên theo cách gọi của người miền Bắc Việt nam mà thôi. 

Rất nhiều bài viết trên mạng internet về hoa thạch thảo kể một câu chuyện tình lãng mạn của đôi thanh niên nam nữ có tên hẳn hoi. Có thể đó là một câu chuyện bịa như hầu hết truyền thuyết, cố ý tạo một câu chuyện đầy kịch tính rồi gán ghép vào xuất xứ tên gọi một loài hoa. “Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú. Rồi, Edible vươn người ra vách đá dựng hái hoa thạch thảo cho Ami. Edible sẩy chân rơi xuống vực chỉ kịp nói xin đừng quên tôi”, (kèm theo bài viết là hình chụp Cúc cánh mối để minh họa) .

Bắt đầu từ đây, những bài viết đó kéo thêm những ngộ nhận tiếp theo “Ban đầu họ đặt tên cho nó là Forget me not, sau nhiều năm và được trồng ở nhiều nước nó lại có những cái tên khác nhau như Muguet De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…”
 

b. Chính hoa 5 cánh tiếng Việt gọi là Hoa Lưu Ly mới là hoa Forget me not

Trong một số ngôn ngữ, tên của hoa lưu ly được gọi là hoa “xin đừng quên tôi“. Tên tiếng Anh “Forget me not” được mượn từ tên tiếng Pháp là “Ne m’oubliez pas” và được dùng lần đầu tiên vào khoảng năm 1532.

Myosotis alpestris
Myosotis alpestris

Có khoảng 50 loài lưu ly trong chi này, và chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài có chung các đặc điểm được miêu tả như hoa màu lam tím nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày dặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa cũng không phải là bất thường trong chi này, với các dạng màu hồng hay trắng vẫn có thể tồn tại. Chúng hay được trồng trong vườn và các giống trồng thường có hoa với màu sắc hỗn tạp.

Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của chúng nói chung là rễ chùm. Hạt của chúng được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.

Họ (familia):

Boraginaceae

Phânhọ  (subfamilia):

Boraginoideae

Chi  (genus):

Myosotis

Đây chỉ là sự gán ghép tên gọi. Dựa vào lời của người bạn trai nói với bạn gái khi rơi xuống vực trong câu chuyện thương tâm nói trên để cho rằng hoa thạch thảo còn có tên gọi là forget me not là một sai lầm ấu trỉ.

c. Thêm một loài hoa được kéo vào đây để tung hỏa mù làm người đọc không biết đâu mà lần là Muguet De Mai (Pháp).

Hoa này có tên là Hoa Linh Lan, trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady’s tears (Nước mắt của Mẹ). Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells (hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily.

Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan.

Bộ (ordo):

Asparagales

Họ ( familia):

Ruscaceae

Chi (genus):

Convallaria

Loài (species):

C. majalis

Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis, L, là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15–30 cm, với hai lá dài 10–25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5–10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5–7 mm. Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.

convallaria-majalis--art2all.net
Convallaria majalis
Hoa lan chuông
Hoa lan chuông

Kết 1: Cúc cánh mối (Aster amellus L), forget me not hay còn gọi là hoa lưu ly (Myosotis), Linh lan hay lan chuông (Convallaria majalis,L), cả 3 loài đều không phải là Cây Hoa Thạch Thảo.

2. Hoa Thạch Thảo là cây gì ?

Guillaume Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913. Bài thơ được viết lên một phần là để tưởng nhớ Victor Hugo, một phần là tiếc thương người bạc mệnh. 

Câu đầu:

J’ai cueilli ce brin de bruyère,

được Bùi Giáng dịch rất sát:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo,

Brin de bruyère là nhánh, cành, nhành cây thạch thảo. Có lẽ Bùi Giáng cũng không biết cây thạch thảo ra sao, nên cứ bám vô chữ mà dịch cho chắc ăn. Mấy câu dưới ý tứ thoáng hơn nên có thể dịch thoát cũng được. Còn Phạm Duy phổ nhạc nên lại càng thoáng hơn một chút nữa. Cành lá hay cụm hoa cũng được, có hoa hay chỉ trơ cành cũng chẳng sao, thì cứ chữ gì động được đến tầng vi tế rung động của con tim là phổ. Phạm Duy có biệt tài phổ nhạc, ý nhạc nâng ý thơ, nên những bài thơ ông phổ hầu như tất cả đều nổi tiếng và đôi khi làm những nhà thơ vô danh cũng nổi tiếng theo.

Điều chính yếu của bài viết này là tìm ra đúng cây Hoa Thạch Thảo mà Apollinaire đã từng hái nhành hoa và đặt lên mộ Léopoldine vào ngày cuối thu (16/9).

Cây Hoa thạch thảo

Tên Hoa : 紅方柏 (hồng phương bách), 石楠 thạch nam)
Tên Anh : heather
Tên Pháp: bruyère
Thuộc Họ Đỗ Quyên (Ericaceae)

Tất cả các loại thạch thảo đều trong Họ Ericaceae, có một loài hoa thạch thảo duy nhất thuộc Chi Calluna, ngoài ra là Chi Erica. Dưới đây là một số loài thuộc Chi Erica trong hàng vài trăm loài khác nhau trên thế giới.

Loài Calluna vulgaris là loài thạch thảo thật sự (true heather), loài cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.

cay_thachthao--art2all.net
Cây thạch thảo
hoathachthao-art2all.net
Hoa thạch thảo

Chi Erica gồm nhiều loài khác nhau từ loài cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.

– Erica arborea, cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.

– Erica carnea, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng. Phân bố ở vùng núi Alpes

– E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím từ Tây Âu cho đến Đan mạch.

– Erica ciliaris phân bố ở phía Tây nước Pháp, Anh quốc, bán đảo Ibériquevà Bắc Maroc.

– E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng ở Tây Âu 

– E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.

– E. lusitanica mọc rậm rạp có hoa trắng hồng phân bố ở Tây ban nha và Bồ Đào Nha và ở vùng bán đảo Iberia.

– E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath

– Erica mammosa là loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác.

Có thể kể thêm một số loài :

Erica australis phân bố ở Bắc Maroc, Erica ciliaris ở phía Tây nước Pháp, Anh quốc, Erica cinerea, Erica erigena, Erica mackaiana, Erica manipuliflora, Erica multiflora, Erica scoparia, Erica sicula, Erica terminalis, Erica tetralix, Erica umbellata.

Những loài này phân bố cùng khắp nên tôi chỉ để ý đến những loài cư trú ở vùng Normandi là bờ biển phía Tây của nước Pháp và phân bố rộng rải ở Anh quốc.

Sau khi đã nghiên cứu, phân loại và loại suy cùng đối chiếu với hình ảnh hoa thạch thảo trong văn chương, văn bản. Tôi đi đến kết luận:

Kết 2: Loài Calluna vulgaris là loài thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt chính là Cây Hoa Thạch Thảo mà tôi muốn tìm.

Loài hoa này gốc ở Châu Âu, nhờ mấy nhà thơ, nhà văn nên nó mới thành hoa kiểng, chứ trước kia thế kỷ 17 -19 nó là hoa dại. Ở miền bắc nước Anh cây hoa thạch thảo này mọc đầy đồng, giống như cỏ tranh ở Việt Nam. Dân Scotland lấy thân của nó bện lại làm chổi, hoặc lợp mái, ken vách và nhiều công dụng thực tế khác hơn là làm kiểng. Bây giờ di cư sang Châu Mỹ nó thành Cô Bé Thị Thành đỏng đảnh ỏ trong các tiệm bán hoa, chứ ngày xưa nàng gốc nhà quê rặt.

Ai từng đọc qua truyện Ðỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) của Emily Bronte chắc cũng nhớ đến những cánh đồng hoang (moors) mọc đầy hoa thạch thảo (heather), và tiếng hót líu lo của những con chim chiền chiện (moor-lark). Hoa thạch thảo là loài hoa mà chính tác giả, Emily Bronte yêu thích, nàng đã nhiều lần đưa nó vào truyện và thơ của mình. (1)

Hành trình đi tìm Nhành Hoa Thạch Thảo khởi đi từ những ngộ nhận về một loài hoa đã đi vào văn thơ của thế giới và thơ nhạc Việt nam. Người ta thường muốn biết chân dung thật sự người trần mắt thịt của một Nàng Thơ là như thế nào. Vì thế mới có Ngô Vũ Bích Diễm của Diễm xưa, có Ngô Vũ Dao Ánh của Thư Tình Gửi Một Người, Minh Đức Hoài Trinh của Đừng Bỏ Em Một Mình, Khánh Ngọc của Nửa Hồn Thương Đau….

Nhành Hoa Thạch Thảo cũng là một Nhành Thơ trong tâm hồn của nhiều người Việt.

Chân dung Nàng đã hiển lộ nhưng nét duyên của Nàng không bao giờ phai mờ.

Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,

Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em…

Lê Duy Đoàn
Sài gòn, 06/01/2013 

_________________
 Trích:
(1) Một đoạn ngắn trong bài “Hoa tương tư” của Lê Phạm Trung Dung

[footer]

Hoa Thạch Thảo và Mùa Thu Chết

Tiếp nối dòng nhạc xưa về mùa thu, chúng tôi xin giới thiệu “Mùa thu chết” của nhạc sỹ Phạm Duy, một bản nhạc có giai điệu đẹp và có rất nhều điều thú vị trong ca từ. Được sự cho phép của tác giả, [dongnhacxua.com] xin đăng lại bài viết của bác sỹ Lê Trung Ngân.

Mùa thu chết (Phạm Duy). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
Mùa thu chết (Phạm Duy). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

mua-thu-chet--1--pham-duy--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-thu-chet--2--pham-duy--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com mua-thu-chet--3--pham-duy--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

HOA THẠCH THẢO VÀ MÙA THU CHẾT 
(Nguồn: bài viết của bác sỹ Lê Trung Ngân đăng trên vnweblogs.com ngày 03/07/2010)

Mở đầu

Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ ngoại quốc. Trong bản nhạc, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”. Hoa thạch thảo cũng được nói đến trong rất nhiều bài thơ văn hay nhạc khác từ trong nước đến hải ngoại. Vậy hoa thạch thảo ở Việt Nam và hoa thạch thảo trong bài thơ L’Adieu của nhà thơ Pháp gốc Ba Lan Guillaume Apollinaire, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cũng như trong bài thơ dịch của nhà thơ Bùi Giáng khác nhau, có tên Latin ra sao và thuộc họ hay gia đình nào?

Bài viết ngắn này phân biệt hai loại hoa mang tên thạch thảo, một loại mang tên nguyên thủy ở miền Bắc Việt Nam và hoa thạch thảo có xuất xứ ở Ấu châu. Những bàn luận về lý do và tình tiết làm sao bài thơ được ra đời cũng được thu thập và ghi nhận ở đây.

Hoa thạch thảo ở Việt Nam

Hoa Thạch thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch thảo. Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh đơn xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép. Hoa Thạch thảo cánh mối cũng như các loại hoa cúc thường nở vào mùaThu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.

Như vậy, hoa Thạch Thảo (hay cúc Sao, cúc Nhật, cúc Cánh Mối) là 1 tên Việt của loài Aster amellus L. thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên Anh ngữ là Aster và Pháp là Astère. Nhóm Cúc (cả trồng làm hoa hay mọc hoang) thường được gọi chung là Chrysanthemum/Aster, trong đó các loài mọc hoang thường có 1 chùm lông ở cuối mỗi hột (khi trái chín) và phát tán nhờ gió (nên mọc hoang, rải rác vào mùa xuân khi có nắng ấm ở Âu châu, hoa chỉ sống trong vài tháng!). Các loài cúc trồng thì không phát tán tự nhiên được vì hột không có lông như Vạn Thọ (marigold), cúc Giấy (zinnia). Có loại được trồng từ hột, có loại trồng bằng củ; cúc Thạch Thảo (cúc sao/Aster), và nói chung loại nhiều loại cúc thường trồng từ cây con nhảy chồi (do mọc thành bụi, hoa thường bất thụ). (Tài liệu tổng hợp từ internet).

hoa-thach-thao--1--bacsingan.vnweblogs.com--dongnhacxua.com hoa-thach-thao--2--bacsingan.vnweblogs.com--dongnhacxua.com hoa-thach-thao--3--bacsingan.vnweblogs.com--dongnhacxua.com

Hoa Thạch thảo hay hoa Cúc Cánh mối ở Việt Nam (Hình từ internet)

Hoa Thạch Thảo ở Âu Châu

Hoa Thạch thảo Ấu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp) hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.

Từ điển Sinh Học Anh Việt và Việt Anh, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật dịch heather là cây thạch nam. Erica. Trung hoa gọi là Hồng phương bách hay thạch nam. Từ điển phổ thông Pháp Việt gọi là cây thạch thảo.

Phân loại

Tất cả các loại thạch thảo đều trong gia đình Ericaceae, có một loại hoa thạch thảo duy nhất thuộc giống Calluna, ngoài ra là loại Erica. Dưới đây là một số giống Erica khác nhau trong hàng vài trăm loại khác nhau trên thế giới.

Loại Calluna vulgaris là loại thạch thảo thật sự (true heather), loại cây nhỏ, có hoa nhỏ hình chuông màu tím, hay hồng nhạt.

Loại Ericagồm nhiều giống khác nhau từ giống cây nhỏ mọc từng bụi nhỏ hoặc có thể là cây lớn.

– Erica arborea, treeheath, briar, brier: cây nhỏ ở vùng Địa Trung Hải có chùm hoa trắng hình chùy, thơm và có rễ cứng như gỗ được dùng để làm ống điếu hút.

– Giống Erica carnea, spring heather, winter heather, là loại cây hoa nhỏ mùa đông hay mùa xuân, ở Âu châu có hoa hình chuông màu đỏ hay hồng.

– Giống E. cinerea: loại thạch thảo có lá nhỏ, hoa hình chuông màu đỏ tím

– Giống E. tetralix, bellheather, cross-leaved heath là loại cây nhỏ lùn có hoa màu hồng

– Giống E. vagans hay còn gọi là Cornish heath là loại thạch thảo mọc cả bụi có hoa màu hồng hay trắng thường thấy ở cánh đồng hoang tại Cornish và đông nam Ấu châu.

– Giống E. lusitanicahay Portugese heath, Spanish heath mọc rậm rạp ở vùng bán đảo Iberia, có hoa trắng hồng.

– Giống E. perspicua hay Prince of Wales heath mọc rất nhiều ở Anh quốc và Nam Phi châu, có hoa màu trắng. Hoa dài và trông tựa như chùm lông của huy hiệu trên Coat of Arms của Hoàng tử xứ Wales- Anh Quốc, nên mang tên Prince-of-Wales heath

– Erica mammosalà loại Erica có nhiều màu nhất từ màu trắng, tím, cam đến màu đỏ. Hoa chuông đặc biệt dài hơn các loại Erica khác (1)

Calluna vulgaris
Calluna vulgaris
Erica lusitanica
Erica lusitanica

Nếu nói về ý nghĩa của màu hoa thạch thảo thì thạch thảo trắng tượng trưng cho sự che chở, cho sự mong mỏi. Thạch thảo mầu hồng tượng trưng cho may mắn, và màu xanh lạt lavender tượng trưng cho cô đơn, sự hâm mộ thán phục. (2)

Bài thơ L’Adieu

Bài thơ nguyên tác của Guillaume Apollinaire (1880-1918) như sau.

L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Bản dịch của Bùi Giáng

Bài thơ năm câu trên đây đã đuợc nhà thơ Bùi Giáng dịch như sau.

Lời vĩnh biệt

(1)
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ...

Nhưng Bùi Giáng không phải chỉ dịch một lần. Nhà thơ Bùi Giáng đã khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.

(2)
Đã hái nhành kia một buổi nào
Ngậm ngùi thạch thảo chết từ bao
Thu còn sống sót đâu chăng nữa
Người sẽ xa nhau suốt điệu chào
Anh nhớ em quên và em cũng
Quên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanh
Thời gian đất nhạt mờ năm tháng
Tuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.

Và tiếp tục dịch thoát ý sang bài thứ ba.

(3)
Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?
Đã chết xuân xanh suốt bóng thềm
Đất lạnh qui hồi thôi hết dịp
Chờ nhau trong Vĩnh Viễn Nguôi Quên
Thấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dường
Nhành hoang thạch thảo ngậm mùi vương
Chờ nhau chín kiếp tam sinh tại
Thạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.

Bùi Giáng (1925-1998) dịch
(“Đi vào cõi thơ”. Bùi Giáng, trang 80-82, nhà xuất bản Ca Dao, Sàigon, Việt Nam.1969)

**

Và dưới đây là: Mùa Thu Chết

Mùa thu chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L’Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie (Quang).

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau…

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ….
Vẫn chờ… đợi em!”

Mùa Thu Chết (Phạm Duy)

Vài hàng tiểu sử Guillaume Apollinaire (28 August 1880-09 November 1918)

Guillaume Apollinaire: tên thật Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris Kostrowitcki, nhà thơ Pháp gốc Ba Lan, sinh ở Roma, Italy.

Nãm 1887 Wilhelm Kostrowitzky cùng gia đình mẹ chuyển về Monaco và học ở Monaco, Cannes. Từ nãm 1899 chuyển về sống ở Paris, làm thơ, viết báo với bút hiệu Guillaume Apollinaire, ông cộng tác với một số tờ báo như La Revue blanche, La Plume và Le Mercure de France. Năm 1903, ông lập ra các tờ tạp chí của chính mình Le Festin d”Esope (November 1903-August 1904) và La Revue immoraliste (1905).

Năm 1912 ông cùng bạn bè thành lập tạp chí “Les soirées de Paris” và làm chủ bút từ năm 1913. Cũng trong năm này in bài thơ nổi tiếng nhất của ông: Le Pont Mirabeau và trường ca Zone. Năm 1913 ông phát hành tập thơ Alcools (Rượu), và năm 1914 có xuất bản một số bài thơ viết theo kiểu tạo hình. Apollinaire mất ngày 9 tháng 11, năm 1918 tại Paris, Pháp. Mộ ông chôn ở nghĩa trang Père Lachaise ở Paris.

Bàn luận về bài thơ L’Adieu

Apollinaire làm bài thơ L’Adieu làm sau khi đi thăm mộ con gái của Victor Hugo vào ngày 16 September 1913.

Arnaud Laster, Giáo sư văn chương tại trường Sorbonne (University of Paris III), trong một bài viết đã đặt câu hỏi: “Có phải Apollinaire đã viết bài L’Adieu này để tưởng nhớ Victor Hugo sau khi đi thăm mộ người con gái của Hugo tên là Léopoldine đã chết đuối cùng chồng ở biển tại tỉnh Villequier vào năm 1843”. Bài này có thể có liên hệ với bài Demain, dès l’aube và là nguồn cảm xúc để Apollinaire sáng tác bài L’Adieu chăng? (6)

Trước khi tìm hiểu, cần phải nhắc đến bài thơ Demain dès l’aube của Victor Hugo

Bài Demain, dès l’aube là bài thơ Victor Hugo (1802-1885) đã làm vào năm 1847 (đề ngày 03 September 1847) đề tặng con gái đúng 4 năm sau ngày Léopoldine chết (04 September 1843). Sự mất mát lớn lao này đã làm Hugo đau khổ suốt một thời gian dài và ông đã không in thêm tập thơ nào nữa trong mười năm sau cái chết của Léopoldine.

Demain, dès l’aube…

Demain, dès l’aube, à l’heure où blanchit la campagne,
Je partirai. Vois-tu, je sais que tu m’attends.
J’irai par la forêt, j’irai par la montagne.
Je ne puis demeurer loin de toi plus longtemps.

Je marcherai les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera comme la nuit.

Je ne regarderai ni l’or du soir qui tombe,
Ni les voiles au loin descendant vers Harfleur,
Et quand j’arriverai, je mettrai sur ta tombe
Un bouquet de houx vert et de bruyère en fleur.

Victor Hugo
03 September 1847
(Les Contemplations- cuốn IV.1856)

Ngày Mai, Từ Rạng Đông

Ngày mai, từ rạng đông lúc trời đồng quê bắt đầu sáng
Cha sẽ đi, Con thấy không cha biết con đang chờ cha
Cha sẽ vượt qua rừng, cha sẽ vượt qua núi.
Cha không thể nào xa cách con lâu dài hơn được nữa
Cha sẽ đi, đôi mắt chãm chú vào suy nghĩ của cha
Chẳng hề màng nhìn chung quanh, không màng nghe một tiếng động
Một mình, không ai biết, lưng còng, hai bàn tay đan nhau
Sầu buồn, và ngày đối với cha cũng tựa như đêm thôi.
Cha sẽ không màng nhìn chiều vàng đang đổ xuống,
Hay những cánh buồm xa đằng phía cảng Harfleur,
Và khi cha đến nơi, cha sẽ đặt trên mộ của con
Một bó hoa có ô-rô xanh cùng thạch thảo đang nở.
(Sóng Việt phỏng dịch nghĩa)

Cái chết của Léopoldine ảnh hưởng mạnh trên Victor Hugo đến độ ông bị ám ảnh vì cô, ông tự hỏi bây giờ Léopoldine ở đâu sau khi chết. Ông tìm kiếm cô qua khung cửa tối tăm của vĩnh cửu, và ông cũng tìm kiếm cô ở ngoài cỗ quan tài, với hy vọng cô thấy có một bóng người đi qua cỗ quan tài đen mà ông tưởng tượng là được đóng lỏng lẻo, người đó chính là ông đã tìm đến bên cô trong bóng tối thiên thu.

“Dis, qu’as-tu fait pendant tout ce temps-là ? – Seigneur,
Qu’a-t-elle fait ? – Vois-tu la vie en vos demeures ?
A quelle horloge d’ombre as-tu compté les heures ?
As-tu sans bruit parfois poussé l’autre endormi ?
Et t’es-tu, m’attendant, réveillée à demi ?
T’es-tu, pâle, accoudée à l’obscure fenêtre
De l’infini, cherchant dans l’ombre à reconnaỵtre
Un passant, à travers le noir cercueil mal joint,
Attentive, écoutant si tu n’entendais point
Quelqu’un marcher vers toi dans l’éternité sombre ?
Et t’es-tu recouchée ainsi qu’un mât qui sombre,
En disant : Qu’est-ce donc ? mon père ne vient pas !
Avez-vous tous les deux parlé de moi tout bas ?”
[“A celle qui est restée en France,” 393]

Một đoạn thơ khác ông kể lể con gái chết là ông mất tất cả, ông đã chôn vùi cả ước mơ, cả hy vọng, cả tình yêu vào trong nấm mồ mà ông đào trong lồng ngực của ông:

“Qu’ai-je appris ? J’ai, pensif , tout saisi sans rien prendre ;
J’ai vu beaucoup de nuit et fait beaucoup de cendre.
Qui sommes-nous ? que veut dire ce mot : Toujours ?
J’ai tout enseveli, songes, espoirs, amours,
Dans la fosse que j’ai creusée en ma poitrine.
Qui donc a la science ? où donc est la doctrine ?
Oh ! que ne suis-je encor le rêveur d’autrefois,
Qui s’égarait dans l’herbe, et les prés, et les bois,
Qui marchait souriant, le soir, quand le ciel brille,
Tenant la main petite et blanche de sa fille,
Et qui, joyeux, laissant luire le firmament,
Laissant l’enfant parler, se sentait lentement
Emplir de cet azur et de cette innocence !”
[“A celle qui est restée en France,” 395]

Bộ Les Contemplations gồm 6 cuốn sách. Cuốn số 4 gồm 17 bài thơ làm riêng cho Léopoldine có đề tựa Pauca meae (vài câu thơ cho con gái tôi). Những bài đầu trong tập 4 ghi ngày làm 3 năm sau ngày con gái ông chết đuối với người chồng mới cưới cỡ 6 tháng. Sự mất mát Léopoldine là một sự mất mát quá lớn lao, nó ăn sâu vào suy nghĩ của V. Hugo làm ông suy tưởng về ý nghĩa của đời sống và tìm cách giải đáp bí ẩn của cái chết cùng thế giới vô hình. Tìm cách giải thích bí ẩn của cái chết có nghĩa là tìm lại được Léopoldine và giải đáp ðược thắc mắc về cái chết. Tuy Hugo đã không thành công trong việc nối kết được với thế giới vô hình, nhưng ông có lòng tin vào Thông linh học/Tâm linh học (Spiritiualism). Hơn mười năm sau cái chết của Léopoldine , sách đã ghi lại là ông đã tham dự nhiều lần vào ngồi bàn cầu hồn, và đã có lần người gọi hồn đã gọi được hồn Leopoldine lên gặp ông. Tưởng cũng nhắc rằng Victor Hugo được Đạo Cao Đài ở Việt Nam tôn sùng như là một trong ba vị thánh mà họ thờ phụng (Tam Thánh: Sun Yat Sen /Tôn Dật Tiên, Victor Hugo, và Nguyễn Bỉnh Khiêm).(7)

Bài thơ L’Adieu (và cả bài Le Pont Mirabeau) của Guillaume Apollinaire đã là đề tài bàn luận và làm tốn khá nhiều giấy bút cho những ai muốn phân tích và tìm hiểu thơ ông. Lý do vì Apollinaire làm thơ mà không hề bỏ dấu vào bài, thí dụ như dấu phẩy, dấu chấm, hay dấu ngoặc đôi (quotation-marks) tại mỗi câu thơ cần bỏ vào trong ngoặc đôi.

Vì thế khi đọc bài thơ không dấu L’Adieu của ông, hai câu chót làm độc giả phải phân vân không biết đó là do nhân vật với đại danh từ Je ở câu đầu vẫn tiếp tục nói hay là đó là lời trả lời của nhân vật thứ hai, được tạm thời bỏ trong ngoặc cho dễ hiểu như sau :

“Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends”

Nếu như hai câu này đã ở trong ngoặc đôi thì rõ ràng là câu trả lời của nhân vật thứ hai:

“Mùi hương thời gian nhành hoa thạch thảo
Và cha nhớ rằng con chờ đợi cha”.

(Với lý luận người chết chờ người còn sống xuống âm phủ với mình chứ người chết làm sao trở lại trần gian như ông đã than ở câu trên).

Lối làm thơ mang vào trong ngoặc đôi của Victor Hugo rất quen thuộc vì ông luôn đóng vai người cha hỏi hay nói rồi trả lời thay cho con như thể chính người con gái nói với ông.

Kết luận

Tóm lại, liệu bài thơ L’Adieu có thể xem như là do Guillaume Apollinaire cảm tác và tưởng niệm Victor Hugo một cách gián tiếp sau khi thăm nhà mồ của Léopoldine và đọc bộ sách Les Contemplations của Victor Hugo không?

Và nếu đúng như thế thì ba câu đầu của bài thơ L’Adieu có thể hiểu như là Apollinaire đã viết thay lời của V. Hugo để nói với con gái đã chết, và trong hai câu chót người con gái yêu của V. Hugo đã trả lời rằng cô mong muốn và chờ gặp lại cha cô ở thế giới vô hình? Hiểu như thế chúng ta sẽ không còn có thắc mắc cho câu chót trong nguyên tác “Et souviens-toi que je t’attends” và trong những bản dịch của nhà thơ Bùi Giáng.

L’Adieu
J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

(Guillaume Apollinaire)

Và bài thơ mà Bùi Giáng dịch:

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó …

(Bùi Giáng dịch)

Có thể hiểu như sau:

Cha đã hái nhành lá cây thạch thảo
Con nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé con đợi chờ cha đó

(Sóng Việt thay đại danh từ)

Hoặc có thể vì Appollinaire biết rằng V. Hugo tin vào Thông linh học, và Hugo đã có lần được tiếp xúc với Leopoldine qua bàn cầu hồn, thì chúng ta cũng có thể cho rằng Apollinaire đã viết thay lời cho V. Hugo nói chờ hồn Leopoldine hiện về thế gian để gặp ông: “Và con nhớ rằng cha chờ đợi con”:

Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Mùi hương thời gian nhành cây thạch thảo
Và con nhớ rằng cha chờ đợi con.
(Sóng Việt dịch)

Cái khó khăn khi dịch một bài thơ Pháp ngữ sang Việt ngữ là những đại từ nhân xưng. Trong khi Pháp ngữ chỉ có một số chữ cho ngôi thứ nhất và thứ hai như je, me, tu, te, toi, moi, vous, nous, thì trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú; cách dùng những đại từ nhân xưng này như anh, em, cô, chú, ông, bác, dì, dượng, tôi, con, cháu, mày, tao, v.v cho người đọc biết sự liên hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm của những người giao tiếp với nhau. Khi dịch thơ nếu không hiểu biết rõ hoàn cảnh và thời điểm bài thơ được làm nên thì đôi khi sự sai lầm có thể xẩy ra.

Bài thơ L’Adieu mà Bùi Giáng dịch có thể là do cố ý của Bùi Giáng để tạo thành một bài thơ tình cảm nói về sự chia lìa của đôi nhân tình dù ông biết bài thơ nguyên tác có ý nghĩa khác chăng?

Và có thể nhờ do cố ý hay vô tình dịch như thế (dùng chữ ta, em, thay vì cha, con), mà bài thơ đã là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác bản nhạc Mùa Thu Chết?

Không có Hoa Thạch Thảo thì làm sao có Lời Vĩnh Biệt,
Không có Lời Vĩnh Biệt thì làm sao có Mùa Thu Chết?

Hoa thạch thảo (bruyère) được nhiều thi sĩ mang vào thơ nhưng có thể nói rằng hoa thạch thảo đã được đời đời gắn liền với bài thơ Demain, dès l’aube của Victor Hugo và L’Adieu của Guillaume Apollinaire.

[footer]

Đi Chùa Hương (Trần Văn Khê)

Hầu hết chúng ta biết đến nhạc sỹ Trần Văn Khê qua âm nhạc dân tộc. Trong bài viết này, để người yêu nhạc xưa có cái nhìn đa diện hơn về nhà nhạc sỹ tài hoa , [dongnhacxua.com] xin giới thiệu một trong những bản tân nhạc hiếm hoi (có lẽ là sáng tác đầu tay) của nhà nhạc sỹ tài hoa: bản “Em đi chùa Hương” theo ý thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Đi chùa Hương. Ảnh: asobi.vn
Đi chùa Hương. Ảnh: asobi.vn

‘ĐI CHÙA HƯƠNG’ CỦA TRẦN VĂN KHÊ
(Nguồn: website của nhạc sỹ Trần Quqng Hải, con trai của nhạc sỹ Trần Văn Khê)

Nhật Hoa Khanh phỏng vấn, Úc Châu, trang Thơ Nhạc đầu tháng 1-3-2011

(17/2/2011)
Suốt gần 60 năm nay, bài thơ Chùa Hương (tác giả Nguyễn Nhược Pháp) sau khi được nhạc sĩ Trần Văn Khê phổ nhạc toàn bài, ngày càng nổi lên trên văn đàn và trên sân khấu. Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp được Trần Văn Khê phổ nhạc toàn bài và lấy tên là Đi Chùa Hương.

** Thưa GS nhạc sĩ, ông đã từng gặp nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp lần nào chưa?

– Tôi chưa bao giờ gặp nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Nhược Pháp mà chỉ đọc những bài thơ của ông trong cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân mà thôi.

** Vì sao ông lại phổ nhạc toàn bộ bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp?

– Đó là năm 1946, khi đang lánh nạn ở Lộc Ninh, ban đầu tôi chưa hề có ý định, nhưng vì rất thích nên tôi đã đọc bài thơ đó nhiều lần. Tôi thường hay ngâm thơ nên ban đầu có ý ngâm bài thơ, nhưng vì là thể thơ ngũ ngôn, có rất nhiều đoạn khó. Vì thế tôi thấy rằng làm như vậy không hấp dẫn bằng có nhiều đoạn mình ngâm “theo kiểu mới”. Một hôm, khi chuyển qua ngâm thơ theo điệu mới, một vài nét nhạc thoáng qua đầu, trong 10 ngày, tôi ghi lại những đoạn tâm đắc, lúc đó mới nghĩ đến việc ký âm lại cho dễ nhớ và từ đó bắt đầu phổ nhạc.

** Xin GS kể chi tiết một số đoạn xử lý với bài thơ độc đáo này?

– Tôi không phải là nhạc sĩ sáng tác, nhưng lúc đàn piano phụ họa theo tiếng ngâm của mình, tôi bắt đầu bằng gam Pha trưởng, rồi nhiều đoạn chuyển sang gam Rê thứ, chỉ có lúc cuối cùng, do tình cảm nhớ thương da diết nên tôi chuyển sang ngâm theo phong cách Sa mạc, nhưng cũng dựa theo gam Rê thứ. Lúc đó, tôi cũng định ghi nhạc để hát chơi cho các bạn nghe chớ không định phổ nhạc một bài thơ.

** Hành trình tiếp theo của cuộc đời bài hát, thưa GS?

– Người đầu tiên tôi đưa bài phổ nhạc là nhạc sĩ Lê Thương, bạn rất thích. Khi tôi chuẩn bị sang Pháp thì Lê Thương gởi thư nói rằng nến không giới thiệu với công chúng thì rất uổng. Lê Thương đã nhờ ca sĩ Mộc Lan học thuộc lời và giới thiệu trong một buổi hoà nhạc có nhiều bạn bè của ông, lúc đó tôi đang ở Pháp.

Sau đó, NXB Tinh Hoa, qua giới thiệu của Lê Thương, đã viết thư yêu cầu tôi cho phép xuất bản bài Đi Chùa Hương. Lúc đó tôi đang bịnh, đang nhập viện nên rất cần tiền. NXB bằng lòng trả tiền tác giả để in lần đầu khoảng 2000 bản và không lâu sau, báo tin đã bán hết và xin tái bản lần hai, đồng thời gửi đầy đủ tiền tác quyền sang Pháp cho tôi. Lúc đó, đồng VN bằng 17 franc cũ. Nhờ tiền tác quyền, tôi sống bình yên 4 tháng trời tại Paris! Lê Thương còn cho biết, Mộc Lan cũng trình bày bài đó trên Đài phát thanh Pháp á. Rồi bên nhà báo sang là Thái Thanh cũng hát. Nhưng tôi không nhận được bản ghi âm nào. Sau này, tôi biết bên Mỹ cũng có vài ca sĩ giới thiệu bài Đi Chùa Hương, trong đó có ý Lan – con gái Thái Thanh – đã thu được nhiều kết quả. Khi về nước làm việc, tôi được Thanh Lan tặng một cuốn băng video ghi lại bản nhạc Đi Chùa Hương rất đầy đủ. Trong các nghệ sĩ hát bài này, có Hồng Vân là thuộc hết bản nhưng chỉ thường giới thiệu trích đoạn chứ không hát cả bài.

** Những năm 50, 60 ở VN, những năm 90 ở hải ngoại, nhiều nữ danh ca đã thể hiện Đi Chùa Hương với những giọng truyền cảm sâu sắc. GS thích nhất giọng nào?

– Tiếc rằng tôi không được diễm phúc nghe tận tai tất cả các ca sĩ hát bài này. Đến nay tôi chỉ còn nhớ giọng của ý Lan mà tôi được một người bạn bên Mỹ cho nghe qua điện thoại. Giọng của Thanh Lan, tôi cũng còn nhớ rõ vì có cuộn băng. Hồng Vân thì đã rất nhiều lần hát tặng tôi ở những buổi họp mà tôi có mặt…

* Nhạc sĩ Lê Thương, tại TpHCM, đã nói với tôi: Chùa Hương là bai thơ dài thấm đẫm hồn dân tộc trong thể thơ và nội dung, trong lời thơ. Nhạc sĩ Trần Văn Khê đã phổ nhạc thành công bài thơ dài và độc đáo đó. GS suy nghĩ thế nào về nhận định này?

– Bạn tôi vì quá ưu ái mà có lời khen tặng như vậy. Về mặt nhạc học, lẽ tất nhiên là Lê Thương rất sành sỏi nên lời nhận xét đó không xa với thực tế. Nhưng tôi vẫn không dám nhận tất cả những lời khen của bạn, vì tôi không phải là nhạc sĩ sáng tác chuyên môn để có được những quan điểm sâu sắc về cách phổ nhạc.

** GS có nhớ lần đầu tiên ra Hà Nội và lần đầu tiên thăm chùa Hương?

– Tôi đi chùa Hương lần đầu lúc đang học trường Y tại Hà Nội năm 1942. Về sau được đọc bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp thì bao nhiêu cảnh đẹp chùa Hương mà tôi đã được thấy, như hiện rõ trong câu thơ và nhờ đó mà bản phổ nhạc được nhiều bạn yêu thích

Năm 1976, nhạc sĩ Đỗ Nhuận tổ chức cho tôi đi viếng chùa Hương cùng GS Nguyễn Hoán và phu nhân, Võ Thị Tri Túc, và con trai của hai bạn là cháu Cảnh. Tôi thật bồi hồi! Không gian cũ hiện lên, cùng với những cảm xúc vẫn nguyên vẹn trong lòng, tất cả như còn tươi mới!

** Chân thành cảm ơn GS nhạc sĩ Trần Văn Khê

[footer]