Vĩnh biệt nhạc sỹ Bằng Giang (1938 – 2024)

Ngày 8/10/2024, người yêu nhạc lại nhận thêm một tin buồn: nhạc sỹ Bằng Giang, tác giả của những bản nhạc đã quá quen thuộc như ‘Thành phố mưa bay’, ‘Người em xóm đạo’ đã vĩnh viễn ra đi, để lại cho đời bao niềm tiếc nhớ.

Trong một bài viết trước, Dòng Nhạc Xưa đã giới thiệu đôi nét về sinh hoạt văn nghệ của nhà nhạc sỹ trước 1975 ở vùng đất Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo Wikipedia, ông tên thật là Trần Văn Khởi, sinh năm 1938 tại Biên Hòa.

Lớn lên, ông tham gia văn nghệ cho các trại lính ở Biên Hòa. Năm 1962, ông được người bà con là chủ hầm đá ở Bửu Long giúp đỡ cho cùng với Chế Linh. Hai sáng tác đầu tiên của ông đồng tác giả với Chế Linh là Đêm buồn tỉnh lẻBài ca kỷ niệm. Ngoài ra, ông còn có một số sáng tác riêng cũng rất nổi tiếng là Thành phố mưa bay, Người em xóm đạo, Người về đơn vị mới

Từ năm 1992, ông sang định cư tại tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Tại đây ông tiếp tục sáng tác, phổ thơ của các nhà thơ như Thy Lệ Trang, Hoàng Ánh Nguyệt.

Qua bài viết này, Dòng Nhạc Xưa xin gởi lời chia buồn đến tang quyến và cầu mong nhạc sỹ Bằng Giang dù ‘đã khuất vào trời mây” nhưng giai điệu đẹp mà ông để lại cho đời vẫn mãi còn đây!

Xin ghi chú nguồn Dòng Nhạc Xưa và các nguồn có liên quan khi trích dẫn!

Vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn (1936 – 2023)

Đêm 28/11/2023 theo giờ California, tức sáng 29/11/2023 theo giờ Sài Gòn, làng văn nghệ Việt Nam lại đón nhận một tin buồn, phải nói là thật buồn. Đó là sự ra đi vĩnh viễn của nhà văn, nhà thơ và nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn.

Dòng Nhạc Xưa cầu mong linh hồn ông mau siêu thoát về miền cực lạc!

Nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn (1936 – 2023)

Đôi nét về nhạc sỹ Nguyễn Đình Toàn

(Nguồn: Wikipedia)

Nguyễn Đình Toàn (sinh 6 tháng 9 năm 1936, mất 28 tháng 11 năm 2023) là nhà văn và nhạc sĩ người Việt định cư ở Mỹ. Ông còn có bút hiệu là Tô Hải Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm tỉnh Hà Nội) và di cư vào Nam năm 1954.

Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm ‘Áo mơ phai’ đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973.

Nguyễn Đình Toàn viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí Việt Nam Cộng hoà như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây dựng, và Tiền Tuyến.

Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN mỗi tối Thứ Năm.

Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California nơi ông tiếp tục viết cho báo Viet Tide.

Những nhạc phẩm trứ danh nhất của ông gồm “Sài Gòn niềm nhớ không tên” (nguyên nhan đề là “Nước mắt cho Sàigòn”), “Căn nhà xưa”, “Mưa trên cây hoàng lan”, và “Tình khúc thứ nhất” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành hai dĩa hát với những sáng tác của ông.

Ông tạ thế hồi 19 giờ 15 phút ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại tư gia, theo giờ California.

Giọng đọc Nguyễn Đình Toàn

Jimmy TV phỏng vấn Nguyễn Đình Toàn

Gánh Hàng Rong (Lê Quốc Dũng)

Ngày nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật, các xe hàng rong đã trang bị các loại loa phát khác nhau, mỗi người một kiểu, thậm chí người bán còn có thể tự thu âm tiếng rao của mình để phát lại. Dường như hiện đại hơn, có vẻ như tiện lợi hơn. Thế nhưng chính điều này đã tạo ra một mớ âm thanh hỗn độn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và nhất là TPHCM.

Giữa sự ồn ào náo nhiệt ấy, chúng ta càng nhớ quay quắt những tiếng rao hàng rong mộc mạc ngày xưa: nghe bình dị, vừa phải mà cũng đi vào lòng người. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu bản “Gánh Hàng Rong” nổi tiếng của nhạc sỹ Lê Quốc Dũng, người vừa vĩnh viễn chia tay chúng ta đầu năm nay, ngày 11/3/2023, sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.

Nhạc sĩ Lê Quốc Dũng, hình chụp năm 2012. Ảnh: Lê Quốc Hùng

Đôi nét về nhạc sỹ Lê Quốc Dũng (1963 – 2023)

(Nguồn: VNExpress.net)

Ông sinh năm 1963, trong gia đình có cha là nhạc công. Thuở nhỏ, gia đình ông nghèo khó, cha mẹ phải chạy ngược xuôi nuôi cả nhà, do đó không muốn các con theo nghề. Ông tự học bằng cách mượn đàn, trống, học lỏm khi cha dạy học trò.

Ông vốn dự định trở thành nhạc công nhưng sau đó lại mê nghề sáng tác. Lê Quốc Dũng bắt đầu viết nhạc từ năm 17, 18 tuổi với ca khúc đầu tiên là Nắng xuân. Năm 2000, đạo diễn Xuân Phước mời ông viết nhạc cho phim truyền hình Bóng biển. Ông gây chú ý với ca khúc Nữ sinh trong phim truyền hình cùng tên, chuyển thể từ truyện Nguyễn Nhật Ánh, phát sóng năm 2008.

Nhiều ca khúc của ông gây tiếng vang, gồm Gánh hàng rong, Nụ hôn mùa xuân, Tình băng giá, Tuyệt vời khi có em. Trong đó, Gánh hàng rong – ca khúc viết về phận người mưu sinh giữa đô thị – được nhiều ca sĩ thu âm như Phương Thanh, Minh Tuyết, Nhật Tinh Anh, Ngọc Mai, Nguyễn Hồng Ân.

Đạo diễn Lý Hải cho biết những năm 1980, khi anh còn đi hát, Lê Quốc Dũng là nhạc công, cả hai nhiều dịp đứng chung sân khấu. Anh từng thể hiện nhạc phẩm Ngày về do ông sáng tác. “Ngày đó, tôi và anh mê món gà nướng muối ớt, cả hai thường cùng nhau ra quán ăn. Sau này, tôi nổi tiếng rồi làm phim, anh chuyên tâm viết nhạc, không còn dịp nói chuyện nhiều nhưng vẫn luôn quan tâm về nhau”, Lý Hải nói. Trong ký ức của đạo diễn, nhạc sĩ hồn hậu, chất phác, luôn nhiệt tình hỗ trợ đàn em.

Ông bị ung thư phổi nhiều năm qua, bệnh đã di căn đến cổ họng. Trước khi qua đời, nhạc sĩ điều trị ở Bệnh viện Ung Bướu, hồi tháng 2 bác sĩ cho ông về vì sức khỏe quá yếu.

Cuối đời, nhạc sĩ sống trong căn nhà ở ngõ hẻm thuộc phường Cầu Kho (quận 1), mọi sinh hoạt, ăn uống đều phụ thuộc vào em trai. Theo người em, vợ và các con ông đã đi xuất khẩu lao động từ lâu, gia cảnh cũng khó khăn nên không phụ giúp được gì nhiều. Những năm gần đây, dù bệnh tật, Quốc Dũng vẫn chuyên tâm sáng tác mỗi khi thấy khỏe, nhiều bài chưa công bố. Hôm 17/2, đại diện Hội nhạc sĩ TP HCM và nhiều nhạc sĩ kêu gọi chung tay hỗ trợ ông điều trị.

Ngõ Vắng Xôn Xao (Trần Quang Huy)

Khoảng thập niên 1980 – 1990, Dòng Nhạc Xưa còn nhớ bản ‘Ngõ vắng xôn xao’ của nhạc sỹ Trần Quang Huy với giai điệu vui tươi và lời ca dung dị trở nên rất thịnh hành qua giọng ca của ca sỹ Bảo Yến, được phát đi phát lại trên radio, đài truyền hình TPHCM và trên rất nhiều chương trình ca nhạc dưới dạng băng cassette.

Nhạc sỹ Trần Quang Huy (1938 – 2009).

Một ngõ vắng xôn xao
Nằm trong lòng phố lớn
Một tiếng nói yêu thương
Cho lòng thêm tơ vương
Một đám lá thu bay
Rắc vương đầy ngõ vắng
Một chùm hoa trưa nắng
Xôn xao cả lòng tôi

Tôi yêu đời làm một bông hoa nắng
Tôi yêu người làm ngõ vắng dịu êm
Trong yên lặng mà lại mênh mông lắm
Hãy ngước nhìn kìa trời xanh bao la

Vì nắng mãi nên mưa
Gội trưa hè loang nước
Vì muốn nói với nhau
Nên nhìn nhau thêm lâu
Chiều ngõ vắng xôn xao
Có thêm bầy bé gái
Cùng nhảy dây khoe áo
Giăng hoa ngập hồn tôi

Khi con người để lòng yêu ngõ vắng
Thêm rung động được đứng ngắm trời mây
Ai đã từng một lần qua nơi ấy
Khi xa rồi lòng bỗng thấy xôn xao

Ngõ vắng xôn xao (Trần Quang Huy).

Nhạc sỹ Trần Quang Huy sinh năm 1938 và mất năm 2009. Sáng tác của ông chia làm 3 mảng: nhạc cách mạng, nhạc thiếu nhi và tình ca. Chúng tôi còn nhớ thuở nhỏ, đứa trẻ nào cũng thuộc bài hát vui tươi ‘Bông hồng tặng cô’

Còn về tình ca, ngoài ca khúc ‘Ngõ vắng xôn xao’, một bản khác của Trần Quang Huy cũng rất được yêu thích, đó là ‘Tình biển’

Xem thêm thông tin về nhạc sỹ Trần Quang Huy trên Wikipedia.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Quốc Dũng (1951-2023)

Chủ Nhật, 24/9/2023. Dòng Nhạc Xưa hay tin nhạc sỹ Quốc Dũng trút hơi thở cuối cùng trong một buổi chiều Sài Gòn mưa tầm tã. Dẫu biết ‘sinh lão bệnh tử’ là quy luật muôn đời nhưng sao khi nghe tin anh ra đi, người yêu nhạc chúng ta như thấy mất đi một cái gì đó đã gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ.

Nhạc sỹ Quốc Dũng thời trẻ. Ảnh: GiaiDieuXanh.net

Quốc Dũng sinh năm 1951 bên Thái Lan. Năm 1954, khi ông lên 3, cả nhà hồi hương về Việt Nam. Theo Wikipedia:

Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Đam mê âm nhạc từ nhỏ, 15 tuổi Quốc Dũng đã trình diễn mandolin trên truyền hình trong dàn nhạc đại hòa tấu. Bản nhạc đầu tiên của Quốc Dũng được ông viết khi mới 11 tuổi. Nhưng đó chỉ là một nhạc phẩm không lời. Phải đến năm 17 tuổi ông mới hoàn chỉnh bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay Em đã thấy mùa xuân chưa.

Theo Wikipedia

Vào những năm đầu thập niên 1970, khi phong trào nhạc trẻ phổ biến ở Việt Nam Cộng hòa, Quốc Dũng cùng Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà là những nhạc sĩ đầu tiên Việt hóa nhạc trẻ, bắt đầu soạn các ca khúc nhạc trẻ bằng tiếng Việt. Khi đó ông cùng với Thanh Mai tạo thành một đôi song ca nổi tiếng. Với khả năng sáng tác, biểu diễn và sử dụng mandolin, guitar, dương cầm, trống, bass, keyboard, organ, Quốc Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhạc trẻ thời đó.

Theo Wikipedia

Sau 1975, Quốc Dũng chọn ở lại Việt Nam và kết hôn lần thứ hai với ca sĩ Bảo Yến khi ông làm biên tập, hòa âm phối khí cho Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Wikipedia

Dòng Nhạc Xưa xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến ca sỹ Bảo Yến, thành kính phân ưu cùng tang quyến và cầu mong linh hồn nhạc sỹ Quốc Dũng mau về miền cực lạc.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Xuân Tiên (1921 – 2023)

Một trong những cây đại thụ cuối cùng của nền tân nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn từ biệt chúng ta: nhạc sỹ Xuân Tiên. Ông vừa ra đi thanh thản ở Úc Châu sau khi đi qua cõi tạm hơn 100 năm. Trong niềm tiếc thương đó, Dòng Nhạc Xưa xin mượn bài viết này để gởi lời tri ân đến một nhạc sỹ lão thành đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc nước nhà, không chỉ qua các bản nhạc bất hủ mà còn bằng tài năng và công sức của một người nhạc công tài ba.

Xem thêm các bài viết về nhạc sỹ Xuân Tiên: https://www.dongnhacxua.com/nhac-sy/xuan-tien/

Nhạc sỹ Xuân Tiên. Ảnh: SBS.com.au

Vĩnh biệt nhạc sỹ Ánh Dương (1935 – 2022)

Nhạc sỹ Ánh Dương được người yêu nhạc biết đến qua ca khúc nổi tiếng ‘Chào em cô gái Lam Hồng’, bản nhạc ông sáng tác năm 1967. Nhạc sỹ vừa mãi mãi chia tay chúng ta sáng ngày 08/11/2022. Dòng Nhạc Xưa cầu mong linh hồn ông mau chóng siêu thoát và vui sống đời đời ở cõi vĩnh hằng.

Nhạc sĩ Ánh Dương thời trẻ. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Tác giả ca khúc ‘Chào em cô gái Lam Hồng’ qua đời

(Nguồn: vnExpress.net)

Nhạc sĩ Ánh Dương – tác giả ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” – mất sáng 8/11 tại nhà riêng ở thành phố Vinh, thọ 87 tuổi.

đọc thêm

Vĩnh biệt thi sỹ Cung Trầm Tưởng (1932 – 2022)

Theo một vài nguồn tin đáng tin cậy mà chúng tôi có được, thi sỹ Cung Trầm Tưởng, tác giả của một số bài thơ “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế”, “Bên ni bên nớ”, … mà sau này nhạc sỹ Phạm Duy đã biến thành những nhạc phẩm để lại dấu ấn khó phai mờ trong dòng nhạc phổ thơ, vừa qua đời tại Hoa Kỳ ở tuổi 90 (Nguồn: nguoi-viet.com)

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)

Dòng Nhạc Xưa xin cầu mong cho linh hồn ông mau hưởng hạnh phúc miên viễn, nơi ‘không bao giờ buồn thế’!

ĐÔI NÉT VỀ CUNG TRẦM TƯỞNG

(Nguồn: Wikipedia)

Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là Sóng đầu dòng (chưa in).

Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat (nay là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh).

Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học tại Trường Kỹ sư không quân ở Salon-de-Provence.

Năm 1957, ông tốt nghiệp trở về nước làm trong ngành không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong năm này, hai bài thơ của ông là “Mùa thu Paris” và “Vô đề” (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập “Đất đứng” của nhóm Quan Điểm (gồm Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng), và đã làm người đọc chú ý.

Năm 1958, ông đứng ra chủ trương tờ Văn nghệ mới và cộng tác thường xuyên cho các tạp chí Sáng tạo, Hiện đại, Nghệ thuật, Văn, Khởi hành…

Trong khoảng thời gian này, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc một số bài thơ của ông, đó là những bài “Mùa thu Paris”, “Chưa bao giờ buồn thế” (Phạm Duy gộp lại và lấy tên là “Tiễn em”), “Bên ni bên nớ”, “Khoác kín” (Phạm Duy lấy tên “Chiều đông”), “Kiếp sau”, “Về đây”…Tổng cộng trong 13 bài thơ trong tập “Tình ca” của ông thì 6 bài Phạm Duy chọn phổ nhạc.

Năm 1962, ông sang Hoa Kỳ học về khí tượng, đậu Tiến sĩ khí tượng học tại Đại học Saint Louis. Sau đó, ông trở về Sài Gòn tiếp tục làm trong binh chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa với cấp bực cuối cùng là Trung tá (1975). Sau năm 1975, ông phải đi học tập cải tạo 10 năm.

Năm 1993, ông sang Hoa Kỳ định cư.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Thiện Tơ (1921 – 2022)

Ngày 18/08/2022, người yêu nhạc chứng kiến sự ra đi mãi mãi của một trong những cánh chim đầu đàn của nền tân nhạc: nhạc sỹ Nguyễn Thiện Tơ. Ông sinh năm 1921, tức cùng năm sinh với Phạm Duy và trẻ hơn Dương Thiệu Tước (1915 – 1995), Thẩm Oánh (1916 – 1996).

Bản nhạc nổi tiếng nhất của ông là ‘Giáo đường im bóng‘, sáng tác đầu tay viết cho mối rung động đầu đời mà sau này trở thành là người vợ thủy chung son sắt. Nhân dịp này Dòng Nhạc Xưa xin cầu mong linh hồn ông an hưởng hạnh phúc đời đời nơi miền cực lạc!

Giới thiệu một bài hát khác cũng nổi tiếng một thời của nhà nhạc sỹ: Tiếng Trúc Bên Sông.

Tiếng Trúc Bên Sông (Nguyễn Thiện Tơ). Nguồn: vnguitar.net

Xem thêm thông tin về nhạc sỹ Nguyễn Thiện Tơ trên Wikipedia.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Hồng Đăng (1936 – 2022)

Nhạc sĩ Hồng Đăng tên thật là Phan Đăng Hồng. Ông sinh ngày 1/1/1936 tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và đã mãi mãi từ giã người yêu nhạc ngày 21/3/2022.

Nhạc sĩ Hồng Đăng. Ảnh: Nguyễn Đình Toán. Nguồn: Thể Thao & Văn Hóa.

Có thể nói không ngoa ông là một cây đại thụ của tân nhạc Việt Nam, tiêu biểu cho một thế hệ nhạc sĩ trưởng thành và góp phần hình thành nền âm nhạc của dải đất hình chữ S ở phía bắc vỹ tuyến 17.

Để tưởng nhớ một nhà nhạc sỹ lão thành, Dòng Nhạc Xưa xin quý vị yêu nhạc nghe lại những bản tình ca bất hủ của Hồng Đăng và cầu mong linh hồn ông an lạc ở một miền cực lạc.

‘Hoa sữa’ – bản tình ca nổi tiếng về Hà Nội của nhạc sỹ Hồng Đăng.
‘Ký ức đêm’ – sáng tác đầy khắc khoải của nhạc sỹ Hồng Đăng.
‘Biển hát chiều nay’ – một giai điệu đẹp và dạt dào niềm khát khao đại dương.