Vĩnh biệt nhạc sỹ Hoàng Dương (1933 – 2017): biết bao là nhớ tơi bời

Trong những ngày đầu Xuân Đinh Dậu 2017, nền tân nhạc Việt Nam vừa mất đi một trong những tên tuổi lớn: nhạc sỹ Hoàng Dương. Trong niềm tiếc thương đó, Dòng Nhạc Xưa xin thay mặt hàng triệu con tim yêu nhạc cầu mong linh hồn ông mau về chốn hạnh phúc vĩnh hằng.

Xin mời quý vị nghe lại bản “Hướng về Hà Nội” bất hủ của Hoàng Dương

Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Tác giả ‘Hướng về Hà Nội’, nhạc sỹ Hoàng Dương từ trần

(Nguồn: bài viết của tác giả Trạc Tuyền đăng trên TheThaoVanHoa.vn ngày 2017-01-31)

(Thethaovanhoa.vn) – Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhạc sĩ Hoàng Dương, người viết “Hà Nội ơi hướng về thành phố xa xôi” vừa chia tay Hà Nội vĩnh viễn.

Thông tin từ gia đình nhạc sĩ Hoàng Dương, cho biết ông vừa tạ thế lúc 23h25 ngày 30/1/2017 nhằm khuya ngày mùng 3 Tết Ất Dậu, hưởng thọ 85 tuổi.

Nhạc sĩ Hoàng Dương (1933 – 2017). Ảnh: TheThaoVanHoa.vn

Nữ danh ca Mộc Lan: Khi ánh chiều rơi (Phan Anh Dũng)

Để chúng ta có thêm thông tin về nữ ca sỹ Mộc Lan, [dongnhacxua.com] xin mạn phép giới thiệu bài viết của tác giả Phan Anh Dũng đăng trên CoThomMagazine.com.

moc-lan--pham-thi-nga--cothommagazine.com--dongnhacxua.com
Ảnh: CoThomMagazine.com

Danh ca Mộc Lan: Giọng ca vàng một thuở

Sẽ là môt thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc nhở cho thế hệ sau hiểu biết thêm về các giọng ca vàng một thời góp phần hình thành nền tân nhạc. Trên tinh thần ấy, hôm nay [dongnhacxua.com] xin trân trọng giới thiệu bài viết đầu tiên trong loạt bài về danh ca Mộc Lan (1931 – 2015).

Ca sĩ Mộc Lan thời xuân sắc. Ảnh: thanhthuy.me
Ca sĩ Mộc Lan thời xuân sắc. Ảnh: thanhthuy.me

NỮ DANH CA MỘC LAN, TIẾNG HÁT “EM ĐI CHÙA HƯƠNG, GÁI XUÂN” ĐÃ VÀO CÕI VĨNH HẰNG
(Nguồn: trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 14 – trong báo Việt Tide – phát hành ngày thứ sáu 15 tháng 5 năm 2015)

Người viết gặp cô Mộc Lan lần đầu cũng là lần duy nhất, hình như đó là ngày mùng 6 Tết âm lịch của năm 1996. Chẳng nhớ ai đã chở đi nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, hỏi han, tôi đã tìm được căn nhà cô ở cuối một con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ quận 3. Nơi người nữ danh ca này trú ẩn, chỉ có thể gọi là cái chái nhà, không thể nào đủ cho mấy mẹ con chui ra rúc vào thoải mái. Lúc ấy cô Mộc Lan còn phải săn sóc cho một cô con gái khoảng ba mươi mấy tuổi hình như đang bị bệnh tâm thần, vậy mà cô đã sống như thế – không một lời than van hay ta thán – suốt mấy chục năm trời trong cảnh bịnh tật và nghèo khổ.

Vĩnh biệt nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 (1940 – 2016)

[dongnhacxua.com] cũng như hàng triệu con tim yêu nhạc xưa chắc hẳn không khỏi xót xa và đau buồn khi biết tin nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 đã ra đi mãi mãi. Cầu chúc linh hồn ông mau an nghỉ chốn vĩnh hằng và cho phép chúng tôi gởi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia quyến nhà nhạc sỹ đáng kính!

Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 thời trẻ. Ảnh: vietnamnet.vn
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 thời trẻ. Ảnh: vietnamnet.vn

Không (Nguyễn Ánh 9). Ảnh: vietstamp.net
Không (Nguyễn Ánh 9). Ảnh: vietstamp.net

khong--1--nguyen-anh-9--vietstamp.net--dongnhacxua.com khong--2--nguyen-anh-9--vietstamp.net--dongnhacxua.com khong--3--nguyen-anh-9--vietstamp.net--dongnhacxua.com

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9
(Nguồn: wikipedia)

Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam (cũng có nguồn viết ông sinh năm 1939). Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.

Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc.[1] Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.

Tàu Anh Qua Núi (Phan Lạc Hoa)

Người Pháp khi đặt chân đến Đông Dương khoảng năm 1858 đã nhanh chóng phát triển và đặt nền móng vững chắc cho ngành đường sắt Việt Nam. Và cũng đã hơn 50 năm, hình ảnh sân ga và con tàu cũng đi vào nền nhạc Việt. Hôm nay [dongnhacxua.com] giới thiệu tác phẩm nổi tiếng “Tàu anh qua núi” của một nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh: Phan Lạc Hoa.

Vĩnh Biệt Nhạc Sỹ Thanh Tùng (1948 – 2016): Nếu Tôi Chết Hãy Chôn Tôi Với Cây Đàn Guitar

Thế là cuối cùng nhạc sỹ Thanh Tùng cũng ra đi mãi mãi sau gần 10 năm chống chọi với bệnh tật. [dongnhacxua.com] xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và cầu mong linh hồn ông sớm an nghỉ nơi hạnh phúc vĩnh hằng!

Nhạc sĩ Thanh Tùng trên xe lăn tại nhà riêng ở Hà Nội vài tháng trước. Ảnh: vnExpress.net
Nhạc sĩ Thanh Tùng trên xe lăn tại nhà riêng ở Hà Nội vài tháng trước. Ảnh: vnExpress.net

Thông tin về sự ra đi của nhà nhạc sỹ đáng kính tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong ngày hôm nay. Điều đó cho thấy nhạc sỹ Thanh Tùng đã để lại nhiều tình cảm quý mến trong lòng người yêu nhạc qua nhiều thế hệ. Như một lời tri ân, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu một sáng tác chung giữa Thanh Tùng và nhạc sỹ Hình Phước Liên mà tuổi trẻ chúng tôi vẫn thường nghêu ngao vào đầu thập niên 1980 “Cây đàn guitar của Lorca”. Trong đó chúng tôi tâm đắc nhất là câu: “Nếu tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn guitar”. Mong sao một tâm hồn nghệ sỹ như nhạc sỹ Thanh Tùng sẽ thanh thản ra đi sau khi đã để lại cho hậu thế một kho tàng âm nhạc đáng trân trọng!

NHẠC SỸ THANH TÙNG – TRÁI TIM CA HÁT LÃNG DU
(Nguồn: tác giả Anh Sa viết trên vnExpress.net)

Âm nhạc Thanh Tùng là tiếng hát của những trái tim yêu đời, yêu người, với nỗi buồn nhẹ nhàng, trong sáng nhưng đầy day dứt.

Nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời. Ngoài những lời tiếc thương, dường như mỗi người yêu mến ông đều nhớ đến ít nhất một ca khúc đã gắn với câu chuyện nào đó, ký ức nào đó hay đơn giản chỉ là chút lòng nào đó của họ.

“Lối cũ ta về, vườn xưa có còn, hoàng hôn trong gió, thoảng hương ngọc lan…”

“Em đừng ngồi buồn và đừng nói những lời giận hờn, để bầu trời xanh ngát như màu xanh trong mắt em. Em hãy nhìn cuộc đời, trong một đời có những cuộc đời. Em hãy nhìn vào lòng người, trong lòng người có cả mọi người, có em và có tôi…”

“Em và tôi, xa nhau thấy nhớ gần nhau giận hờn. Em và tôi, những tiếng ca vui, những khúc nhạc buồn. Em và tôi, mỗi người một nửa cuộc đời…”

Dù ngồi xe lăn những năm cuối đời, nhạc sĩ Thanh Tùng vẫn giữ vẻ phong lưu. Ảnh: Quý Đoàn.
Dù ngồi xe lăn những năm cuối đời, nhạc sĩ Thanh Tùng vẫn giữ vẻ phong lưu. Ảnh: Quý Đoàn.

Âm nhạc của Thanh Tùng dường như đã ở đó rất lâu trong trái tim mọi người. Những giai điệu dễ dàng cất lên từ tâm trí của bất kỳ ai như rất thân quen. Mỗi người đều có thể bắt gặp mình trong những bài hát của Thanh Tùng. Họ có thể rơi nước mắt, có thể mỉm cười nhẹ nhàng khi câu hát nào đó cất lên. Những ca khúc cũ mà luôn mới bởi âm nhạc của ông là nắng, mưa, hoa, gió, là buổi sớm mai, là buổi chiều tàn, là đời sống. Có chăng sự tinh tế của người nhạc sĩ đã biến những điều tự nhiên ấy trở nên đẹp đẽ, thấm đẫm chất thơ.

Những ca khúc của Thanh Tùng chứa đựng nỗi buồn, ám ảnh, day dứt nhưng là nỗi buồn trong sáng, lạc quan trước cuộc sống chứ không bi lụy: “Hát đi em, hát lên những lời trái tim. Để với tiếng ca bỗng như ta gần nhau thêm. Có tiếng hát ai như cơn gió mát, giọt lệ nào là dòng suối trong veo. Như là tôi đang ở trong em đó, như tim em nằm ngủ trong tim tôi. Cách xa đâu là lãng quên, để nhớ thương nhuộm hồng trái tim…”.

Thanh Tùng sáng tác khoảng hơn 30 bài, chủ yếu là tình ca. Không phải một kho nhạc đồ sộ về dung lượng, đa dạng về đề tài nhưng ca khúc nào cũng nổi tiếng và dễ dàng đi vào lòng công chúng. Đó là Chuyện tình của biển, Chuyện cổ Nghi Tàm, Đếm lá ngoài sân, Em và tôi, Giọt nắng bên thềm, Giọt sương trên mi mắt, Hát với chú ve con, Hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta, Hoa cúc vàng, Hoa tím ngoài sân, Hoàng hôn màu lá, Lối cũ ta về, Lời tỏ tình mùa xuân, Mưa ngâu, Một mình, Ngôi sao cô đơn, Phố biển, Trái tim không ngủ yên, Vĩnh biệt mùa hè, Một thoáng quê hương… Giai điệu các ca khúc thường nhẹ nhàng, tươi tắn, có chút lãng đãng đúng như tâm hồn lãng du của Thanh Tùng.

Hình ảnh vợ Thanh Tùng xuất hiện trên màn hình trong đêm nhạc "Lối cũ ta về" của ông năm 2011. Lúc này, sức khỏe vị nhạc sĩ đã yếu nên không thể có mặt trên sân khấu. Ảnh: vnExpress.net
Hình ảnh vợ Thanh Tùng xuất hiện trên màn hình trong đêm nhạc “Lối cũ ta về” của ông năm 2011. Lúc này, sức khỏe vị nhạc sĩ đã yếu nên không thể có mặt trên sân khấu. Ảnh: vnExpress.net

Sinh thời, Thanh Tùng nổi tiếng đào hoa, đa tình. Trước khi bị đột quỵ và phải ngồi xe lăn năm 2008, cuộc đời chàng nhạc sĩ hào hoa xứ biển Nha Trang là những tháng ngày rong ruổi hát ca. Người như ông khi còn trẻ biết bao cô gái si mê. Nhưng dù mang tâm hồn ca hát lãng du, trái tim ông lại chỉ dành cho duy nhất người vợ đã mất. Bà ra đi từ đầu những năm 1990, sau 18 năm bên ông. Người đàn ông đó đã có lúc yếu đuối và gửi lòng mình vào ca khúc Một mình.

“Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên. Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên. Bao đêm tôi đã một mình nhớ em. Đêm nay tôi lại một mình…”

Người ta nói đàn ông thường khóc khô. Với Thanh Tùng, Một mình như một tiếng nấc dồn nén tất cả nhớ thương dành cho người vợ quá cố. “Nhớ em vội vàng trong nắng trưa. Áo phơi trời đổ cơn mưa. Băn khoăn khi con đang còn nhỏ. Tan ca bố có đón đưa…”, “Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai. Gió sương mòn cả hai vai…”. Cái hay của Thanh Tùng là khi nghe ca khúc của ông, mỗi người phụ nữ đều cảm thấy trong đó bóng dáng của mình, đều thấy như là viết cho mình.

Cách đây vài tháng, trên chiếc xe lăn tại nhà riêng ở Hà Nội, dù không còn nói được, khi được hỏi ông thương ai nhất, nhạc sĩ Thanh Tùng lấy hết sức nói gần tròn vành rõ chữ: “Bà”. Con trai nhạc sĩ – anh Nguyễn Thanh Thông – cho biết các con cũng có lần hỏi bố về ý định đi bước nữa nhưng ông vẫn ở vậy làm gà trống nuôi con để ba người con hiện đều thành công trong cuộc sống.

Thanh Tùng mất nhưng âm nhạc của ông còn. Có lẽ, ông cũng chẳng đi đâu xa. Trái tim ca hát của ông vẫn lãng du đây đó như thường khi rồi về ngồi lặng bên thềm nhà. Ở nơi đó, thời gian qua như quy luật tự nhiên, cuộc sống trôi đi như vốn có, như những câu hát mà ông từng viết:

“…Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
Một sớm mai kia
Chợt thấy hư vô trong đời
Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
Chỉ là… thế thôi…”.

[footer]

Vĩnh biệt nhạc sỹ Anh Bằng (1926-2015)

Sáng thứ sáu ngày 13.11.2015 (giờ Việt Nam), người yêu nhạc lại chứng kiến thêm một sự ra đi mãi mãi của một trong những cây đại thụ lớn nhất của nền tân nhạc Việt: nhạc sỹ Anh Bằng. [dongnhacxua.com] xin chia buồn cùng gia quyến và cầu mong linh hồn ông mau về miền cực lạc.

[footer]

Vĩnh biệt nhạc sỹ Phan Nhân (1930-2015)

Người yêu nhạc chưa khỏi ngậm ngùi về sự ra đi của giáo sư Trần Văn Khê thì lại đón nhận thêm tin buồn khi phải vĩnh biệt hai nhạc sỹ lão thành Phan Huỳnh Điểu và Phan Nhân ngay trong ngày 29.06.2015. Chúng tôi đã có bài vĩnh biệt nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu trong một bài viết trước. Hôm nay [dongnhacxua.com] xin được phép gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến của nhạc sỹ Phan Nhân và cầu mong linh hồn ông mau an nghĩ chốn cực lạc.

Nói đến nhạc sỹ Phan Nhân, chắc hẳn người yêu nhạc xưa sẽ nghĩ ngay đến bản “Hà Nội, niềm tin và hy vọng”, một trong những sáng tác bất hủ về Hà Nội. 

Nhạc sỹ Phan Nhân (1930 - 2015). Ảnh: wikipedia.com
Nhạc sỹ Phan Nhân (1930 – 2015). Ảnh: wikipedia.com

Theo wikipedia.com, nhạc sỹ Phan Nhân tên thật là LiêuNguyễn Phan Nhân. Ông sinh ngày 15.05.1930 tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An  Giang. Năm 1954, sau hiệp định Geneve, ông tập kết ra Bắc và tham gia sinh hoạt âm nhạc ở miền Bắc. Như vậy khác với “một Hà Nội trong hoài niệm” của rất nhiều nhạc sỹ gốc Bắc di cư vào miền Nam như Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Vũ Thành, Anh Bằng, v.v., nhạc sỹ Phan Nhân viết  về “một Hà Nội thực tại” đang phải gánh chịu nhiều khó khăn, mất mác của chiến tranh.

Dù không có nhiều cơ hội trực tiếp nói chuyện với nhạc sỹ Phan Nhân nhưng qua vài dịp tham gia sinh hoạt tại Sài Gòn, [dongnhacxua.com] dễ nhận ra nét mộc mạc, dung dị vốn có của một người miền sông nước An Giang nơi nhà nhạc sỹ.

Theo thiển ý của chúng tôi, một trong những yếu tố góp phần làm cho “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” sống mãi trong lòng công chúng là tính chân thực. Theo chúng tôi tìm hiểu, nhạc sỹ Phan Nhân viết bản này cuối năm 1972, sau khi tận mắt chứng kiến máy bay Mỹ đánh bom miền Bắc mà đỉnh điểm là “Hà Nội 12 ngày đêm”. Khác với nhiều sáng tác ra đời ở miền Bắc vào thời kỳ này, “Hà Nội, niềm tin và hy vọng” không lên gân về chủ trương, chính sách hay ca ngợi chế độ một cách quá đáng mà chỉ diễn tả chân thực một Hà Nội vừa phải oằn mình chống chọi với bom đạn, vừa phải tìm ra “niềm tin và hy vọng” để vượt qua sự tàn khốc của chiến tranh, để mong một ngày quê hương Việt Nam hòa bình và tự do đúng nghĩa!

[footer]

Vĩnh biệt Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015)

Sáng nay, 29.06.2015, làng nhạc Việt lại đón nhận một tin buồn: nhạc sỹ lão thành Phan Huỳnnh Điểu vừa ra đi mãi mãi. [dongnhacxua.com] xin gởi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến và mong linh hồn ông sẽ mau chóng về an nghỉ miền cực lạc.

Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bản “Trầu cau”, nhạc phẩm đầu tay của chàng trai Phan Huỳnh Điểu viết năm 1945-1946, thuở mới chập chững bước vào con đường âm nhạc, cái thưở mà nhà  bao đau thương của thời cuộc chưa ảnh hưởng đến những sáng tác của ông.

Trầu cau (Phan Huỳnh Điểu). Ảnh: HopAmViet.com
Trầu cau (Phan Huỳnh Điểu). Ảnh: HopAmViet.com

trau-cau--2--phan-huynh-dieu--hopamviet.com--dongnhacxua.com

CA KHÚC “TRẦU CAU” 
(Nguồn: bài viết trên DacTrung.com, [dongnhacxua.com] chưa kiểm chứng có phải của Phan Huỳnh Điểu)

Nhân dịp tôi được đi xem nhạc kịch Tụy Lụy; nhạc của Lưu Hữu Phước, thơ của Châu Vinh và Thế Lữ biểu diễn tại thành phố Ðà Nẵng lúc bấy giờ… tôi thấy hay. Từ xưa đến giờ mình chưa được xem một cái kịch có hát, mà tôi rất là mê âm nhạc, cho nên tôi về nghiên cứu…

Nghĩ mình học nhạc chưa đến đâu, nhưng mà mình mê cái nhạc kịch Tụy Lụy, thấy các cảnh trong Tụy Lụy đóng rất hay, ước là làm thế nào mình kể một câu chuyện cổ tích, nó cũng có những cái tình tiết, tình cảm như Tụy Lụy.

Lấy chuyện cổ tích ra đọc, thì tôi thích nhất là chuyện Trầu Cau. Nó là cái truyện tình giữa hai anh em ruột và một cô gái hàng xóm. Trong đó nói cái tình vợ chồng chung thủy và cái tình gắn bó yêu thương của hai anh em…

Tôi mượn cái mandoline về, vội vào trong buồng, giấu không cho ai biết, vì mình không là nhạc sĩ, nên cũng hơi xấu hổ, mình mà nói nhạc sĩ, thì người ta cười cho vì mình đã học trường lớp nào đâu mà nói nhạc sĩ. Cho nên cố mày mò viết, viết thử thử. Lúc bấy giờ tôi viết theo cái lối những bài hát hướng đạo. Tức là một điệp khúc mà có 3 lời khác nhau. Lời người em, lời người anh, lời người vợ….Ba lời, tức là ba người cùng hát một giai điệu nhưng chỉ khác nội dung thôi.

Lúc bây giờ tôi viết xong, thực tế chỉ cho đoàn Sói Con (Lúc bây giờ chúng tôi có tổ chức Sói Con) hát, để diễn kịch trong những đêm lửa trại… Nói chung anh em hướng đạo chúng tôi rất thích cái loại nhạc như vậy. Những bài hát kể chuyện có tình, có nhạc. Thật ra, cái bài “Trầu Cau”, tôi viết, không nghĩ để cho người lớn hát, mà cho trẻ em hát, các cháu Sói Con hát. Và cũng không ngờ cái bài hát đó đi vào lòng quần chúng. Khi được đưa lên sân khấu có rất nhiều người thích. Cho đến nỗi có một kỷ niệm rất vui.

Năm 1991, khi tôi được những người Việt kiều bên Pháp mời sang. Trong cái đêm ca nhạc của tôi, tôi không để cái bài Trầu Cau, bởi vì tôi cho bài hát đó lâu quá rồi, cũ quá rồi, mình không nên đưa vào chương trình. Khi đêm diễn xong, có mấy cụ già 60, 70 gặp tôi hỏi:
– Nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu đây là nhạc sĩ từ năm 45 đến giờ, hay là nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu mới đây ?
Tôi nói: tôi là… tôi, từ trước đến nay Việt Nam chỉ có một Phan Huỳnh Ðiểu, chứ làm gì có hai nhạc sĩ Phan Huỳnh Ðiểu. Mấy ông bà ấy bảo:
– Trời ơi, có một nhạc sĩ… tại sao cái đêm nhạc này không có cái bài Trầu Cau ? Tôi bảo:
– Dạ cái bài đó lâu quá.
– Khi chúng tôi qua Pháp, chúng tôi hát cái bài Trầu Cau rất say sưa, và bây giờ khi nhắc đến Phan Huỳnh Ðiểu, chúng tôi vẫn nhớ đến Trầu Cau. Mà đêm nay, không có “Trầu Cau” tức là một thiếu sót rất lớn của nhạc sĩ.

Ðêm sau, tôi bổ sung ngay bài “Trầu Cau” vào và nhờ các anh chị em ở bên Pháp, nhất là các bác sĩ, kỹ sư đóng vai Tân Sinh, Lang Sinh và cô vợ. Sau cái đêm thứ hai, các bạn đến xem, vỗ vai tôi nói:
– Ðã có Phan Huỳnh Ðiểu là phải có “Trầu Cau” không có “Trầu Cau” là không phải Phan Huỳnh Ðiểu..
Ðối với tôi, rất là vui và tôi nghĩ cũng là một vinh dự đối với một nhạc sĩ.

Từ cái bài “Trầu Cau” khai sinh ra cái tên Phan Huỳnh Ðiểu cho đến bây giờ, điều đó tôi rất mừng.

Phan Huỳnh Ðiểu

[footer]

Vĩnh biệt Giáo sư – Nhạc sỹ Trần Văn Khê

Rạng sáng hôm nay, ngày 24.06.2015, nền tân nhạc Việt Nam chứng kiến một mất mác to lớn khi vĩnh biệt Giáo sư – Nhạc sỹ Trần Văn Khê, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc. [dongnhacxua.com] xin mượn bài viết này để tri ân những đóng góp to lớn, những nỗ lực không mệt mỏi cho âm nhạc dân tộc và cầu chúc linh hồn ông mau an nghỉ chốn vĩnh hằng.

GS.TS. Trần Văn Khê diện Âu phục, sử dụng đàn cò - Ảnh chụp năm 1952 mà Trần Văn Khê rất trân quý vì là kỷ niệm của ông với người bạn tại Viện dưỡng lao sinh viên Aire sur l'Adour tại Pháp. Ảnh: PhuNuOnline.com.vn
GS.TS. Trần Văn Khê diện Âu phục, sử dụng đàn cò – Ảnh chụp năm 1952 mà Trần Văn Khê
rất trân quý vì là kỷ niệm của ông với người bạn tại Viện dưỡng lao sinh viên Aire sur l’Adour tại Pháp. Ảnh: PhuNuOnline.com.vn

GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ QUA ĐỜI 
(Nguồn: Thanh Niên ngày 24.06.2015)

(TNO) Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 2 giờ 55 phút hôm nay 24.6. Ông thọ 94 tuổi.

GS-TS Trần Văn Khê xuất hiện tại một triển lãm ảnh năm 2013 - Ảnh: Độc Lập
GS-TS Trần Văn Khê xuất hiện tại một triển lãm ảnh năm 2013 – Ảnh: Độc Lập

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), GS-TS Trần Văn Khê đã qua đời vào rạng sáng nay. Trước đó, ông nhập viện điều trị tại đây từ ngày 27.5.

Chia sẻ với Thanh Niên Online, bác sĩ Hồ Văn Hân – Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viên Nhân dân Gia Định cho biết GS-TS Trần Văn Khê tuổi cao lại mang trong người nhiều chứng bệnh nội khoa phối hợp về tim, phổi, thận trong đó nặng nhất là viêm phổi. Trước đây, ông từng nhiều lần ra vào bệnh viện để điều trị nhưng đây là lần nặng nhất.

Trong những ngày nằm viện, giáo sư nằm tại khoa Hồi sức đặc biệt, điều trị cách ly. Người trực tiếp chỉ đạo điều trị cho GS-TS Trần Văn Khê là PGS-TS Hoàng Quốc Hòa – Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, những ngày trước, GS-TS Trần Văn Khê vẫn nhận biết được khi con cháu vào thăm. Thậm chí, ông chảy nước mắt xúc động khi có một người cháu nắm tay và hôn lên trán ông.

Túc trực tại bệnh viện để chăm sóc giáo sư là người giúp việc Nguyễn Thị Na, người đã tận tình chăm sóc ông suốt 10 năm nay. Bên cạnh đó, các con của ông (hiện sống ở nước ngoài) cũng đã về VN để gần gũi, chăm sóc ông những ngày qua.

GS-TS Trần Văn Khê - Ảnh: Độc Lập
GS-TS Trần Văn Khê – Ảnh: Độc Lập

Người thân cho biết trước khi ra đi, ông đã sắp đặt mọi chuyện hậu sự của chính mình. Theo bản di nguyện của giáo sư (được người nhà cung cấp cho Thanh Niên), chủ tang sẽ là con trai trưởng của ông, GS-TS Trần Quang Hải. Bên cạnh đó còn có một tiểu ban tang lễ gồm: nhà văn – nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý.

Dù không theo một tôn giáo nào nhưng Giáo sư Trần Văn Khê mong muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra còn có một dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân đồng điệu và môn sinh của GS-TS Trần Văn Khê, sẽ hòa tấu một buổi đặc biệt trong tang lễ.

Cũng theo ước nguyện của GS-TS Trần Văn Khê, linh cữu của ông sẽ được quàn tại tư gia (số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong thời gian từ 1 tuần lễ cho đến 10 ngày để các con, các cháu, bạn bè thân thuộc ở xa có thời gian về kịp dự tang lễ.

Thủ bút của GS-TS Trần Quang Hải cho phép PV Thanh Niên sử dụng Bản di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê làm tư liệu cho bài viết. Ảnh: ThanhNien.com.vn
Thủ bút của GS-TS Trần Quang Hải cho phép PV Thanh Niên sử dụng Bản di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê làm tư liệu cho bài viết. Ảnh: ThanhNien.com.vn

Chi phí tang lễ sẽ được sử dụng từ tiền mặt của giáo sư và trích từ sổ tiết kiệm của ông tại VN. Ngoài ra, ông mong muốn tiền phúng điếu có thể dùng để lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hằng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu về âm nhạc truyền thống VN.

Bên cạnh đó, ngôi nhà mà ông ở khi còn sống tại VN sẽ được sử dụng để làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê. Trong bản di nguyện, ông bày tỏ mong muốn những thủ tục vào đọc sách, tham khảo tư liệu tại Thư viện Trần Văn Khê được dễ dàng cho những người đến thư viện đọc và nghiên cứu.

Ngoài ra, ông cũng không quên người đã tận tình giúp việc cho ông trên 10 năm là bà Nguyễn Thị Na. Theo ông, bà Na đã tự tay chăm sóc ngôi nhà này và biết rất rõ những sinh hoạt của ông trong căn nhà này. Vì thế, ông mong muốn bà Na sẽ được tiếp tục ở lại giúp cho người quản lý Nhà lưu niệm Trần Văn Khê sau này.

Những di nguyện đầy tính nhân văn, thấm đẵm nghĩa tình với những người xung quanh của GS-TS Trần Văn Khê đã khiến nhiều người không khỏi xúc động…

GS-TS Trần Văn Khê là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới. Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết chơi đàn kìm, 8 tuổi biết chơi đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc.

Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc – UNESCO.

Trở về nước vào năm 2006, GS-TS Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để giáo sư tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc.

Những năm gần đây, mặc dù đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng tâm huyết mà GS-TS Trần Văn Khê dành cho âm nhạc dân tộc vẫn không thay đổi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình hay những buổi nói chuyện về âm nhạc dân tộc. Buổi chia sẻ gần nhất của ông là vào ngày 25.5, trước khi giáo sư ngã bệnh.

Theo chia sẻ từ một số người thân thiết, mặc dù ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau.

Giáo sư cũng là người sống nghĩa tình. Ông sống gần gũi với những người chăm sóc ông suốt nhiều năm qua. Ông còn là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò. Khi ông ngã bệnh, nhìn cách săn sóc hết lòng của những người thân thiết, sự lo lắng của các người học trò cũ hay những cuộc hỏi thăm liên tục về bệnh tình giáo sư cũng nói lên được phần nào tình cảm của mọi người dành cho cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc.

[footer]