Con Đường Xưa Em Đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương)

Những ngày qua Dòng Nhạc Xưa nhận được nhiều thắc mắc qua email cũng như điện thoại hỏi về 5 bản nhạc xưa bị tạm ngưng biểu diễn ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn không có ý kiến gì về quyết định này vì đó là thẩm quyền của những nhà quản lý văn hóa. Trên cương vị những người nghiên cứu nhạc xưa, chúng tôi nhận thấy cần cung cấp thông tin thêm về một trong những tác giả được xưng tụng là “người đặt lời nhiều nhất trong tân nhạc Việt Nam”: nhà thơ Hồ Đình Phương, người đã thổi ca từ thật đẹp vào nét nhạc tuyệt vời của nhạc sỹ Châu Kỳ để cho chúng ta bản nhạc bất hủ “Con đường xưa em đi”.

Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Ảnh: amnhacmiennam.blogspot.com.

Đôi nét về nhà thơ Hồ Đình Phương

(Nguồn: wikipedia.org ngày 2017-03-14)

Thi sỹ Hồ Đình Phương (1927 – 1979). Ảnh: wikipedia.org

Hồ Đình Phương (1 tháng 3 năm 1927 – 1979) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là người đã viết lời cho nhiều bản nhạc tại miền nam Việt Nam trước 1975.

Cuộc đời

Hồ Đình Phương sinh tại Huế[1], chánh quán tại Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên. Cha là Hồ Văn Huân, một vị quan triều Nguyễn. Mẹ ông họ Võ, mất sớm lúc ông còn nhỏ. Sau khi đất nước bị chia cắt bởi hiệp định Genève 1954, gia đình phân tán, ông ở lại Huế với một phần gia đình hai bên nội ngoại.

Thời niên thiếu, ông đã học tại các trường Pellerin, Hồng Đức… Sau khi đỗ Tú tài Pháp, ông làm Trưởng Văn phòng Bệnh viện Huế. Trong thời gian này ông viết nhiều thơ, sách và nhiều bài đăng báo. Có lẽ vì xúc động trước cảnh đất nước tang thương cùng nỗi đau thương của gia đình ông đã viết rất nhiều thơ, nhạc bộc lộ tình yêu, sự đau khổ của quê hương và mơ ngày thanh bình. Trước năm 1975, Hồ Đình Phương đã cộng tác với các báo chí tập san sau: tại Huế là Mùa Gặt Mới, Công Lý, Dân Đen, Gió Lên, tại Sài Gòn là Tin Mới, Người Mới, Tiểu Thuyết T.B., Phụ Nữ, Hòa Bình, Tiếng Chuông, Ánh Sáng, Quần Chúng, Đời Mới, Tân Học, Thẩm mỹ, Tin Điển, Dân Thanh, Thế giới, Dân Mới, Nghệ thuật, Văn Nghệ Tiền Phong với tên thật hoặc với bút hiệu như Nhật Hồ hay Phương Nhật Hồ.

Hồ Đình Phương cộng tác trong văn đoàn với Thanh Thanh Lê Xuân Nhuận và Nhà Xuất bản Xây Dựng[2]. Ông là một khuôn mặt văn nghệ nổi bật tại Huế, thường chiêu đãi các ca nhạc sĩ từ Nam ra cũng như từ Bắc vào (trong đó có cả Phạm Duy).

Năm 1955, ông đem cả vợ con vào Nam để đi học. Ông đã đậu thủ khoa tại Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn năm 1958. Sau khi tốt nghiệp Quốc gia Hành Chánh ông được bổ nhiệm làm Trưởng Ty Thuế Vụ (Thuế Trực thâu và Gián thâu) tại tỉnh Long An. Khoảng năm 1960 ông giữ chức vụ Phó Tỉnh Trưởng tỉnh Ninh Thuận.

Sau biến cố ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông dạy trường Đại Học Thương Mại Đà Lạt một thời gian, sau đó làm Giám đốc Công ty Kỹ Nghệ Giấy Đồng Nai ở tỉnh Biên Hòa.

Sau tháng 4 năm 1975, ông phải đi học tập cải tạo khoảng hơn hai năm. Sau khi được thả về, tháng 11 năm 1979 ông cùng vợ là Trần Thị Ngọc Oanh và bốn người con vượt biển bằng ghe và mất tích[3]. Hiện hai người con gái của ông vẫn còn sống.

Tác phẩm

Trước năm 1975, Hồ Đình Phương đã viết nhiều tập thơ có giá trị như:

Hai cuộc sống (1951). Thi phẩm này gồm có hai tập: Tập 1: Những áng mây thu; Tập 2: Lam Sơn phục quốc.
Tình thế hệ (1952) với sự hợp tác của: Lệ Thủy, Bích Nga, Chí Lan, Nhân Nam, Huyền Tu.
Ai tìm lý tưởng (kịch thơ, 1952)
Sưởi nắng (phát hành năm 1953, tái bản năm 1954)

Ngoài ra, ông còn nhiều tác phẩm chưa kịp xuất bản như:\

Hương thời gian (thơ)
Giữa lòng xã hội (thơ)
Nguồn cảm thông (thơ)
Thơ bốn phương (phê bình)
Thi pháp thực hành (biên khảo)
Thi ca với thời đại (lý luận)
Hương mùa (thi phẩm hợp tuyển của nhiều Thi sĩ có tiếng)

Viết lời nhạc

Hồ Đình Phương đã viết lời cho nhiều bài hát nổi tiếng trước 1975 cũng như có nhiều các nhạc sĩ đặt nhạc theo các tác phẩm thơ của ông[4]. Ông đã sáng tác với tất cả tâm hồn của một người nghệ sĩ để ca tụng quê hương, cái đẹp thuần tuý của tình người mà lời nhạc sâu sắc, đầy xúc cảm còn lưu lại đến hôm nay. Sau đây là danh sách các bản nhạc Hồ Đình Phương viết lời (hoặc được phổ thơ):

Hoàng Trọng:

Bạn lòng
Bắc một nhịp cầu
Bên bờ đại dương
Chiều nhớ mẹ
Đầy bình minh
Đẹp mùa yên vui
Gió mùa xuân tới
Gửi hương cho gió
Hai mối tình yêu
Hương yêu
Hương mùa thanh bình
Khúc hát mùa chiêm
Mộng ban đầu (thơ Hồ Đình Phương)
Mộng lành
Mộng đẹp ngày xanh
Mộng ngày hồi hương
Mùa lúa mới
Ngỡ ngàng
Nguồn mến yêu
Nhớ thương
Nhớ về Đà Lạt
Thôi đừng lưu luyến em ơi!
Thuyền chờ
Tiễn bước sang ngang
Trăng lên
Trăng về
Tình đầu
Tình trăng

Châu Kỳ:

Con đường xưa em đi
Cuối đường kỷ niệm
Chuyện tình ngậm ngải tìm trầm
Dưới chân thánh giá
Đoàn người gánh cỏ
Đừng nói xa nhau
Giòng Bến Hải
Hoài thu
Em bé mồ côi
Khi bóng trăng vàng lên khơi
Khuya nay anh đi rồi
Lòng mẹ
Ly hương hoài khúc
Một chiều mưa
Nước mắt quê hương
Sầu đông
Tiếng hát dân Chàm
Tiếng hát đồng xanh
Từ giã kinh thành
Tìm nhau trong kỷ niệm
Tình quê
Vui bước phong trần
Xin làm người tình cô đơn

Hoàng Nguyên:

Đường nào lên thiên thai (thơ Hồ Đình Phương)
Tình người miền Nam

Lam Phương:

Bức tâm thư (Phương Minh Phụng – Phương Nhật Hồ)
Chuyến tàu Thống Nhất
Lá thư miền Trung
Nắng đẹp miền Nam
Khúc ca ngày mùa
Đoàn người lữ thứ
Tình mẹ

Minh Kỳ:

Nha Trang
Nhớ Nha Trang
Nhớ anh

Hoài An:

Ca khúc yêu đời
Dạ khúc đêm trăng
Lá thư đầu mùa
Mùa hoa ước hẹn
Tình lúa duyên trăng
Trăng lúa miền nam

Tú Nhi:

Thương hận

Bằng Giang:

Trăng cài nhớ bước chinh nhân
Tạc đá thành thơ

Lê Dinh:

Thương về xứ Thượng

Phạm Thế Mỹ:

Đường về hai Thôn

Song Ngọc:

Chuyện tình nghèo
Chuyến xe ba người
Cho em tình yêu và ngăn cách
Thương nhớ một người

Trịnh Hưng:

Tôi yêu
Hoa đầu mùa

Văn Giảng:

Nam Quan hận khúc
Hồn viễn khách
Trăng chờ
Thanh niên thanh niên
Quân hành ca
Quê ngoại

Lê Mộng Bảo:

Dư hương

Lê Quang Nhạc (thầy của Đỗ Kim Bảng, Lê Tín Hương…) có bài Xa quê nổi tiếng từ thập niên 1940 cũng với lời nhạc của Hồ Đình Phương.

Võ Đức Thu:

Chiều tàn trên sông vắng

Trần Văn Lý:

Hương Giang điệp khúc

Ưng Lang:

Sóng đời
Nhạc lòng
Giòng sông lạnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *