Sông Quê & Đynh Trầm Ca

song-que-dongnhacxua-comKý ức về dòng sông quê hương bên lở bên bồi chắc chắn là những gì đẹp nhất và nằm trong một nơi sâu thẳm nhất của rất nhiều thế hệ người Việt dù có đi đến chân trời góc bể xa xôi nào đó. Nhằm gìn giữ những giá trị tinh thần này cho thế hệ trẻ, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu bản “Sông quê” của Đynh Trầm Ca mà theo thiển ý của chúng tôi là nhạc phẩm hay nhất viết về con sông quê theo âm hưởng miền Tây sông nước. [dongnhacxua.com] cũng xin mạn phép đăng lại bài viết của nhà thơ – nhà văn Lê Thiếu Nhơn về nhạc sỹ Đynh Trầm Ca.

ĐINH TRẦM CA RU KỶ NIỆM BUỒN
(Nguồn: bài viết của tác giả Lê Thiếu Nhơn đăng trên http://lethieunhoncom.blogspot.com)

Với những người ưa hoài vọng, có lẽ không quá xa lạ với bài hát “Ru con tình cũ” lặng lẽ và xót xa: “Ba năm qua em trở thành thiếu phụ, ngồi ru con ru quên phận buồn”. Với những người yêu giai điệu trữ tình mang âm hưởng miền Tây Nam bộ, có lẽ cũng không quá xa lạ với bài hát “Sông quê” ngậm ngùi và gợi nhớ: “Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ, nhà em bên lở, làng anh ở bên bồi”. Tác giả của cả hai bài hát ấy là nhạc sĩ Đinh Trầm Ca, một người thích sống lang bạt và thích giấu mình đi!

Nhạc sỹ Đuynh Trầm Ca. Ảnh: lethieunhon.blogspot.com
Nhạc sỹ Đuynh Trầm Ca. Ảnh: lethieunhon.blogspot.com

Năm Cụm Núi Quê Hương (Minh Kỳ – Tường Linh)

Tiếp tục dòng nhạc về các vùng miền quê hương, [dongnhacxua.com] xin giới thiệu hình ảnh năm cụm núi Ngũ Hành Sơn ở xứ Quảng Nam – Đà Nẵng qua bản nhạc “Năm cụm núi quê hương” của Minh Kỳ, theo ý thơ của nhà thơ Tường Linh.

Từ trên đỉnh Thủy Sơn, nhìn thấy một phần phong cảnh Ngũ Hành Sơn. Ảnh: wikipedia
Từ trên đỉnh Thủy Sơn, nhìn thấy một phần phong cảnh Ngũ Hành Sơn. Ảnh: wikipedia

“LƯỚT QUA” THƠ TƯỜNG LINH
(Nguồn: BaoQuangNam.com.vn)

Không hiểu sao, mỗi khi nghĩ về thơ Tường Linh, tôi thường nhớ bài thơ “Nhớ hai miền Huế – Quảng” trong mấy câu thơ: Quê hương tôi bên ni đèo Hải/ Nhấp nhô bóng thuyền Cửa Đại/ Già nua nếp phố Hội An…/ Đêm Đà Nẵng vọng về cơn sóng biển/ Bún Chợ Chùa thương nước mắm Nam Ô. Và. lại nhớ. Khổ thơ cuối của bài “Ngọn đèn”: Còn nguyên vẹn những đêm dài thao thức/ tựa bao lơn, anh ngắm chấm đèn xưa/ đóm sáng nhỏ hay mắt sầu rưng rức/ không gian buồn như có rắc tơ mưa. Cả hai bài thơ đều được viết vào năm 1958, khi mà quê nhà Quảng Nam đã trở thành niềm thương dằng dặc của nỗi “không về”.