Một loài hoa phổ biến ở miền Bắc nước ta là hoa gạo cũng đã đi vào nhạc với ca khúc “Chị tôi” bất hủ của nhạc sỹ Trọng Đài, lấy ý thơ của nữ sỹ Đoàn Thị Tảo. DòngNhạcXưa xin mời quý vị tìm hiểu về hoa gạo và cũng như bài thơ nổi tiếng này.
Cây gạo (danh pháp hai phần: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên hay hồng miên. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).
Hoa gạo
Là loài cây ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng với lá rụng vào mùa đông. Các hoa đỏ với 5 cánh hoa mọc vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi tương tự như sợi bông. Thân cây có các gai để ngăn cản sự tấn công của động vật. Mặc dù bề ngoài thì thân cây có vẻ tốt cho mục đích khai thác gỗ, nhưng gỗ của nó quá mềm để có thể sử dụng vào những việc như vậy.
Trong số những cặp song ca thành công trong dòng nhạc Việt, Lê Uyên & Phương xứng đáng được xem như là một trong những đôi bạn diễn có nhiều ấn dấn khó phai mờ nhất. DòngNhạcXưa xin giới thiệu đôi nét về hai nghệ sỹ tài hoa này qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc. Qua đó cũng xin được một lần nữa chúc chị Lê Uyên nhiều sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho văn nghệ Việt Nam và chúc linh hồn nhạc sỹ Lê Uyên Phương vui hưởng hạnh phúc miền cực lạc!
Kỷ niệm 16 năm ngày nhạc sĩ Lê Uyên Phương qua đời
Theo lời kể của ca sĩ Lê Uyên lúc đó là Lâm Phúc Anh, tuổi 15, từ Sài Gòn lên Đà Lạt học trung học là mối lương duyên của họ khá thú vị. Cô gái ở trọ một căn nhà và đã thấy có một chàng trai ở đầu hẻm nhìn cô với đôi mắt trìu mến, ánh mắt đó cho cảm giác lạ.
Thành danh từ trước 1975 nhưng con đường nghệ thuật của nam danh ca Anh Khoa không được suôn sẻ như nhiều nghệ sỹ khác. Hiện tại chàng ca sỹ gốc Phan Thiết đang định cư ở Hungary và vẫn đều đặn tham gia hoạt động văn nghệ trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới, mà nhiều nhất vẫn là Hoa Kỳ và Việt Nam. DòngNhạcXưa xin hân hạnh giới thiệu giọng ca Anh Khoa, qua một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc.
Ca sĩ Anh Khoa – nỗi sầu tha hương trên xứ Hungary
Đầu thập niên 60, Anh Khoa lúc khoảng 14 tuổi, học sinh Anh Khoa đại diện thị xã Phan Thiết ra Nha Trang dự thi giải hát toàn quốc xếp hạng nhất vòng bán kết rồi sau đó vào Sài Gòn thi chung kết đoạt giải nhất với bản Nếu Một Mai Tôi Biệt Kinh Kỳ “ Người ơi một mai nếu tôi đi rồi. Thì vạn lời thương cũng thế mà thôi…” …
Cùng với “cây đa cây đề” Nguyễn Văn Tuyên trong Nam, nhạc sỹ Nguyễn Xuân Khoát ngoài Bắc xứng đáng được đặt để ở hai vị trí cao nhất trong tân nhạc Việt Nam. DòngNhạcXưa xin giới thiệu tiếp loạt bài “Hãnh diện 100 năm âm nhạc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thụy Kha.
Sinh thời của ông và cho đến hôm nay, nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đương đại đều gọi nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát bằng cái tên trìu mến “Người anh cả tân nhạc”.
Vào đầu thế kỷ trước, phố Nhà Thờ Hà Nội nơi Nguyễn Xuân Khoát sinh ra là nơi vang lên tiếng chuông nhà thờ Lớn, ngoài đường thường vọng trong không gian những giai điệu nhạc châu Âu, nhưng những âm thanh phương Tây đó không lấn át được những âm thanh phương Đông thuần Việt. Đó là tiếng trống lễ đình Phạm Ngũ Lão, tiếng sáo diều vi vút bãi cỏ sau nhà chung, tiếng dô hò của bác phu xe bò, tiếng hòa điệu dàn bát âm vỉa hè, tiếng trống quân dịp rằm trung thu. Và cuối cùng, lá chắn hiệu nghiệm nhất không cho tâm hồn Việt nhiễm chất Tây là lời ru con của mẹ. Tất cả đã thấm vào Nguyễn Xuân Khoát, dinh dưỡng trong cậu bé một tài năng âm nhạc Việt Nam đầy tự hào và trân trọng.
Ban nhạc Phượng Hoàng luôn xứng đáng được đặt để vào vị trí cao nhất trong dòng nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa vì những đóng góp mang tính nền tảng cho phong trào Việt hóa nhạc pop-rock Âu Mỹ thập niên 1967-1970. DòngNhạcXưa xin trân trọng tiếp nối chủ đề “Một thời nhạc trẻ Sài Gòn” của ký giả Lê Văn Nghĩa.
Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Phượng Hoàng, cánh chim ngược gió
Phải dành cho ban nhạc trẻ Phượng Hoàng một sự trân trọng về tài năng cũng như về sự đóng góp của họ cho phong trào nhạc trẻ Sài Gòn. Sau vài chục năm, nhạc phẩm của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang vẫn được yêu thích, và giọng ca chính của Phượng Hoàng vẫn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc. …
Trong bài trước chúng ta đã nói đến phong trào ca nhạc học đường đã làm một bệ phóng quan trọng cho phong trào nhạc trẻ của Sài Gòn năm xưa. Tuy nhiên dòng nhạc còn non trẻ này sẽ khó có điều kiện cất cánh và trở thành một hiện tượng trong sinh hoạt văn nghệ của giới trẻ ngày đó nếu thiếu vắng các kỳ đại nhạc hội. DòngNhạcXưa xin mạn phép giới thiệu tiếp bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa về hoạt động đại nhạc hội giới trẻ này.
Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ
Có thể nói không ngoa rằng dòng nhạc trẻ Việt Nam được hình thành từ các ban nhạc học đường trước năm 1975, mà ngày đó gọi là các ban “kích động nhạc”. Để thế hệ trẻ sau này có thêm tư liệu về các ban nhạc học trò, DòngNhạcXưa xin tiếp tục chủ đề nhạc trẻ Sài Gòn qua một bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.
Một thời nhạc trẻ Sài Gòn: Học trò và ‘kích động nhạc’
Vào thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, cùng sống chung ở Sài Gòn với cổ nhạc và tân nhạc trữ tình là… kích động nhạc. Nói đến các ban kích động nhạc là nói đến “tập hợp” những chàng trai, cô gái yêu thích nhạc nước ngoài, có giai điệu mạnh, giậm giựt, kích động của nhạc rock & roll.
Đây là một ban nhạc trẻ tiêu biểu thời ấy: 4 người, tóc dài, ăn mặc theo trào lưu hippie, chơi trống, organ và đàn. Họ vừa đàn, vừa hát những bản nhạc nước ngoài thịnh hành. Hình ảnh những chàng trai cầm ghi ta điện “te” – hai chân quỳ trên sàn sân khấu, người ngả ra phía sau – thường thấy trên các sân khấu với những điệu twist, bebop, mashed… là hình ảnh có tính biểu tượng cho các ban kích động nhạc.
DòngNhạcXưa xin bắt đầu giới thiệu loạt bài viết với nhiều tư liệu quý giá về sự thành và phát triển của nền tân nhạc Việt Nam của nhà báo – nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha. Trước ông, đã có nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đề cập đến chủ đề này. Trong cương vị một trang web mang tính tổng hợp và lưu trữ thông tin, chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng tất cả những gì các tác giả viết. Tuy nhiên, trong sự hiểu biết có giới hạn, DòngNhạcXưa sẽ chắt lọc và thẩm định để cố gắng cung cấp cho thế hệ trẻ dữ liệu hữu ích về dòng nhạc xưa. Một lần nữa, xin mạn phép sử dụng tài liệu và trân trọng những đóng góp của nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha.
Nhìn lại 100 năm âm nhạc Việt Nam, Báo Người Lao Động khởi đăng loạt bài của nhà báo – nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha về những nhạc sĩ tiêu biểu góp phần làm nên sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, trên các số báo ra ngày thứ bảy hằng tuần
Bây giờ, khi ở thời điểm qua thế kỷ mới được 17 năm, nhìn lại 100 năm trước, cũng là thời điểm bước qua thế kỷ mới (thế kỷ XX) được 17 năm, thấy rõ một bước tiến xa của âm nhạc Việt Nam qua 100 năm.
Bảy đường xâm nhập của âm nhạc phương Tây
Ngày đó, vào năm 1917, tình hình âm nhạc của nước nhà ra sao? Khi ấy, người Pháp vào Việt Nam đã hơn nửa thế kỷ. Sự bành trướng mãnh liệt của âm nhạc phương Tây đi theo bước chân thực dân vào Việt Nam bằng 7 con đường khác nhau.
Con đường đầu tiên là xâm nhập dưới hình thức tôn giáo. Trong các trường học của nhà thờ Thiên Chúa giáo (còn gọi là trường dòng) đều có ban hát lễ và học trò đều được học nhạc. Bởi thế, nhiều thầy dòng người Việt Nam đã đặt lời Việt cho các bản thánh ca nước ngoài, sáng tác những bài ca tôn giáo bằng tiếng Việt như thầy dòng Ta đê Đỗ Văn Liu, linh mục Đoàn. Giáo dân còn được học kèn để lập nên dàn kèn của giáo xứ.
Góp phần vào nền nhạc xưa là các nghệ sỹ trình diễn và tổ chức chương trình, những người đã âm thầm đứng sau sân khấu để giúp ca sỹ, diễn viên đến gần hơn với công chúng. Hôm nay DòngNhạcXưa xin mượn một bài viết của anh Trần Quốc Bảo để trân trọng giới thiệu một khuôn mặt nghệ sỹ – MC đa tài: tài tử Ngọc Phu.
Trước 1975, MC Ngọc Phu là người đứng ở nhiều sân khấu lớn miền Nam. Người yêu nghệ thuật nhớ đến Ông qua nhiều tài năng: đóng phim, ảo thuật, đạo diễn.. và nhất là vai trò người dẫn chương trình có giọng nói miền Nam sang trọng nhưng gần gũi. Chuyện tình cảm của Ông, cũng giống như nhiều nghệ sĩ tài hoa khác, nếu ghi xuống, phải viết thành nhiều chương, nhiều tập khác nhau.
Một trong những giọng ca lạ và để lại dấu ấn trong làng nhạc Việt Nam là tiếng hát Carol Kim. DòngNhạcXưa xin mượn một bài viết của anh Trần Chí Phúc để giới thiệu chất giọng khàn đặc trưng của người nghệ sỹ đa tài đến với quý vị.
Carol Kim vẫn còn làn hơi sung mãn khàn ấm áp
(Nguồn: bài viết của tác giả Trần Chí Phúc đăng trên sbtn.tv ngày 2015-10-26)