Ngoài nhạc sỹ sáng tác và ca sỹ trình diễn, góp phần quan trọng vào nền nhạc xưa là đóng góp của các nhạc công. DòngNhạcXưa đã có bài giới thiệu ngón đàn tuyệt kỹ của Vô Thường. Hôm nay chúng tôi hân hạnh mượn một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc để vinh danh một trong những tay guitar ghi dấu ấn sâu đậm nhất trong làng nhạc Việt: nghệ sỹ Trung Nghĩa.
Danh cầm Trung Nghĩa – kỷ niệm học đàn guitar khó quên
Trong một lần ngồi tâm tình văn nghệ, nhạc sĩ Guitar Trung Nghĩa kể rằng hồi còn bé có nhạc sĩ Đỗ Văn Ngọc thấy anh mê đàn nên tới nhà xin phép thân phụ để cho anh được học ông ta nhưng bị từ chối. Sau đó ông này có chở Trung Nghĩa đến nhà của nhạc sĩ Hùynh Háo để xin làm đệ tử. Thập niên 60 Hùynh Háo rất nổi tiếng ở Sài Gòn và được giới ca nhạc gọi là Anh Hai, trong khi đó nhạc sĩ Hùynh Anh được gọi là Anh Ba.
Tiếp nối chủ đề “Những địa danh đã đi vào nhạc“, DòngNhạcXưa xin mời quý vị trở về Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông qua một bài viêt của tác giả Trần Chí Phúc phân tích nét nhạc Trầm Tử Thiêng trong bản nhạc “Đêm nhớ về Sài Gòn” nổi tiếng.
Đêm Nhớ Về Sài Gòn – nỗi sầu nghệ thuật của Trầm Tử Thiêng
1- Đêm nhớ về Sài Gòn, thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi. Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi. Đường im nghe quá khứ trong sầu. Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau. Tình lẻ loi canh thâu.
DòngNhạcXưa đã có nhiều bài viết về nhạc sỹ Hoàng Trọng (1922 – 1998). Tuy nhiên sẽ là một điều thiếu sót khi không nói về các bản theo thể điệu tango lả lướt mà qua đó ông được người yêu nhạc xưng tụng là “vua tango của nền tân nhạc Việt Nam”. Trong bài viết mang tính chất tổng hợp này, chúng tôi dùng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu có gì chưa hợp lý, xin quý vị gần xa cùng góp ý hay thảo luận (qua trang web này hoặc qua Facebook facebook.com/dongnhacxua) để tất cả chúng ta có được thông tin chính xác nhất về nhà nhạc sỹ tài hoa Hoàng Trọng.
Nhạc sĩ Hoàng Trọng: Ông Vua Tango của nền tân nhạc Việt Nam
Mối duyên với nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh trải dài gần hết một kiếp người của nhạc sĩ Phạm Duy. Từ những chuyến rong ruổi thời trai trẻ, từ trong kháng chiến, đến mùa đông lạnh lẽo trên đất người… Giai đoạn nào cũng phảng phất bóng hình giai nhân.
DòngNhạcXưa vừa nhận được email của người quản trị trang casihathanh.wordpress.com giới thiệu bài cảm nhận về giọng hát của cố danh ca Hà Thanh (1937 – 2014). Bài viết là của một cậu học trò lớp 9 có tên Đinh Hoàng Anh. DòngNhạcXưa chưa có cơ hội tiếp xúc với tác giả nhưng xét nội dung sâu sắc của bài viết, chúng tôi mạn phép đăng tải để người yêu nhạc có dịp ôn lại những kỷ niệm về dòng nhạc xưa cũ.
Đã gần một thế kỉ qua,kể từ khi tân nhạc bắt đầu xuất hiên để rồi sinh ra bao nhạc sĩ tài danh: Văn Cao,Phạm Duy,Hoàng Giác,Lê Thương…cùng với đó là những bản tiền chiến lãng mạn (mang trình độ thưởng thức sâu rộng cao,phong phú hơn) để phân biệt với nhạc vàng(bolero) sau này tại miền Nam Việt Nam. Nói đến những ca sĩ của dòng nhạc này chúng ta không thể không nhắc tới nữ danh ca Hà Thanh _ giọng ca vàng trong nền tân nhạc trước 1975 ,tiếng hát của miền sông Hương núi Ngự.
Nói tới cô Hà Thanh là nhớ tới Huế bởi âm sắc địa phương trong giọng hát của nữ ca sĩ tài danh.Không phải ngẫu nhiên Hà Thanh được mệnh danh là «Con chim Hoạ Mi xứ thần kinh» miền thùy dương mặc dù cũng có nhiều ca sĩ xuất thân từ Huế như Thanh Thúy, Lệ Thanh. Và không phải bài hát nào cô Hà cũng hát giọng Huế mà phần lớn các ca khúc của cô hát giọng Bắc (tiếng chuẩn). Một số bài về Huế cô vẫn hát tiếng Bắc như Khúc tình ca xứ Huế, Thương về xứ Huế…Nhưng trong tiếng hát ấy vẫn mang âm thanh dịu ngọt vang lộng tha thiết,trìu mến mang hơi hướng sắc thái thơ mộng,trữ tình.Bởi một số phụ âm,ngữ điệu,cách nhả chữ khi cô Hà hát có sự luyến láy vần điệu riêng như s,r,tr…đặc biệt trong nhạc phẩm Ai ra xứ Huế (nước sông Hương còn thương chưa cạn, chim núi Ngự tìm bạn bay về…) thì có lẽ chỉ có người gốc Huế như cô mới có thể truyền tải tự nhiên đến như vậy.
DòngNhạcXưa vừa được biết tin về sự ra đi mãi mãi của nữ sỹ Minh Đức Hoài Trinh, tác giả của hai bài thơ nổi tiếng mà nhạc sỹ Phạm Duy đã phổ nhạc “Kiếp nào có yêu nhau” và “Đừng bỏ em một mình”. Chúng tôi xin thay mặt nhiều thế hệ yêu thơ nhạc xưa cầu mong linh hồn bà an nghỉ nơi hạnh phúc vĩnh hằng!
” Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.…
Theo quan điểm của DòngNhạcXưa, “Thuyền viễn xứ” mà nhạc sỹ Phạm Duy viết theo ý thơ của Huyền Chi là một trong những nhạc phẩm tiên biểu nhất cho sự ngăn cách hai miền Bắc – Nam sau hiệp định Geneve 1954. Chúng tôi xin gởi bài viết này để người yêu nhạc xưa có thêm thông tin thú vị xung quanh bản nhạc bất hủ này.
Huyền Chi – tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ
TTO – Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.
DòngNhạcXưa trân trọng giới thiệu ca sỹ Tuấn Ngọc cùng vài thông tin thú vị về những ngày đầu đi hát của anh. Cũng nhờ bài viết của ký giả Lê Văn Nghĩa mà chúng ta biết thêm về hoạt động của phòng trà Tự Do thưở ấy.
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Tuấn Ngọc, chàng ca sĩ riêng một góc trời
Nếu viết về phòng trà Tự Do mà chỉ nói đến Khánh Ly và Lệ Thu thì đúng nhưng chưa đủ, bởi ở đây còn những giọng ca trẻ có khán giả riêng của mình.
Một bài trên báo Kịch Ảnh cách đây hơn 45 năm đã viết về Tuấn Ngọc như sau: “Tiếng hát làm ngây ngất người nghe từ đàn ông, đàn bà người VN hay ngoại quốc… đều mê tiếng hát của Tuấn Ngọc”.…
Nối tiếp chủ đề phòng trà ca nhạc xưa, DòngNhạcXưa mời quý vị tìm hiểu đôi nét về các ban tam ca nữ đình đám của Sài Gòn thuở đó qua một bái viết của ký giả Lê Văn Nghĩa.
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Các ban tam ca nữ đình đám
DòngNhạcXưa xin mạn phép giới thiệu một bài viết của tác giả Cung Mi để thế hệ trẻ có thêm tư liệu về dòng nhạc bolero vốn rất thịnh hành ở miền Nam trước 1975 và vẫn âm thầm chảy vào lòng nhiều thế hệ người Việt yêu nhạc cho mãi đến bây giờ.