DòngNhạcXưa mời quý vị trở về với ánh đèn màu của phòng trà ca nhạc của Sài Gòn xưa để tìm hiểu tiếp về “bà bầu” Khánh Ly và “tiếng hát liêu trai” Thanh Thúy cùng hai phòng trà nổi tiếng nhất nhì thời đó là Queen Bee và Tự Do.
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu ra tòa vì… nốt ruồi dưới chân?
Ở trang trong của tờ nhạc “Con đường xưa em đi” xuất bản trước 1975, tác giả và nhà xuất bản đã giới thiệu bản tiếp tối “Con đường 2” tức nhạc phẩm “Đừng nói xa nhau” cũng của Châu Kỳ & Hồ Đình Phương. Hôm nay tiếp tục dòng nhạc Châu Kỳ – Hồ Đình Phương, DòngNhạcXưa xin trân trọng giới thiệu “Đừng nói xa nhau” qua tiếng hát của cặp song ca Chế Linh – Thanh Tuyền với bản ghi âm trước 1975. Quan sát ngày xuất bản thì bản này ra mắt công chúng năm 1970, tức một năm sau “Con đường xưa em đi”.
Những ngày qua DòngNhạcXưa nhận được nhiều thắc mắc qua email cũng như điện thoại hỏi về 5 bản nhạc xưa bị tạm ngưng biểu diễn ở Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn không có ý kiến gì về quyết định này vì đó là thẩm quyền của những nhà quản lý văn hóa. Trên cương vị những người nghiên cứu nhạc xưa, chúng tôi nhận thấy cần cung cấp thông tin thêm về một trong những tác giả được xưng tụng là “người đặt lời nhiều nhất trong tân nhạc Việt Nam”: nhà thơ Hồ Đình Phương, người đã thổi ca từ thật đẹp vào nét nhạc tuyệt vời của nhạc sỹ Châu Kỳ để cho chúng ta bản nhạc bất hủ “Con đường xưa em đi”.
DòngNhạcXưa tiếp tục giới thiệu hai phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa là Queen Bee và Maxim’s do Khánh Ly và Hoàng Thi Thơ khai thác với hai phong cách khác nhau.
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia
Dòng Nhạc Xưa xin mời quý vị yêu nhạc trở về với phòng trà Tự Do tọa lạc tại số 80 đường Tự Do (nay là đường Đồng Khởi) qua bài 4 trong loạt bài của ký giả Lê Văn Nghĩa.
Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Mặt trăng và mặt trời ở phòng trà Tự Do
Với một lực lượng ca sĩ, ban nhạc hùng hậu và nổi tiếng, cộng với lợi điểm nằm giữa trung tâm thành phố, phòng trà Tự Do của ông Ngô Văn Cường xuất hiện đều trên các mặt báo lúc đó.
Trước năm 1954, nhiều ca nhạc sỹ đã nhen nhóm hình thành phong trào phòng trà ở đất Bắc. Sau 1954, theo làn sóng di cư, những nghệ sỹ gốc Bắc tiếp tục phát triển và làm rực rỡ các phòng trà ca nhạc ở miền Nam tự do. Chúng tôi xin nối tiếp loạt bài viết có giá trị của ký giả lão thành Lê Văn Nghĩa để giới thiệu nhạc sỹ Phạm Đình Chương và phòng trà Đêm Màu Hồng huyền thoại.
Nói đến phòng trà ca nhạc đất Sài Gòn, người yêu nhạc xưa không thể không nhắc đến Jo Marcel, một nghệ sỹ đa tài. Vừa là một nhạc công, vừa là một ca sỹ có chất giọng trầm ấm nhưng ông cũng là một nhà tổ chức âm nhạc và quản lý phòng trà nổi tiếng bậc nhất của làng nhạc Việt. [dongnhacxua.com] xin tiếp nối chủ đề này qua bài viết của nhà báo Lê Văn Nghĩa.
Góp một phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển của dòng nhạc xưa là các phòng trà ca nhạc. [dongnhacxua.com] xin mạn phép đăng lại loạt bài viết rất có giá trị của ký giả Lê Văn Nghĩa để thế hệ trung niên sinh sau 1975 như chúng tôi hay các thế hệ trẻ hơn hình dung phần nào về đời sống âm nhạc của một Sài Gòn xưa.
Trong Tình đời , một ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn còn phổ biến đến bây giờ, có nhắc đến phòng trà và nỗi niềm cô ca sĩ: “Khi biết em mang kiếp cầm ca/Đêm đêm phòng trà/Dâng tiếng hát cho người người/Bỏ tiền mua vui/Hỏi rằng anh ơi/Còn yêu em nữa không”…
Ánh hoàng hôn đã được rất nhiều nhạc sỹ ghi lại trong trong âm nhạc qua không ít nhạc phẩm bất hủ . DòngNhạcXưa xin mạn phép đăng lại một bài viết của tác giả Trần Chí Phúc về hai bản “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn và “Đường xưa lối cũ” của Hoàng Thi Thơ.
Nghệ thuật viết ca khúc qua Nắng Chiều – Lê Trọng Nguyễn và Đường Xưa Lối Cũ – Hoàng Thi Thơ
Anh nhớ trong xóm có một anh lớn biết đàn guitar và người này đã dạy cho anh những nốt nhạc đầu tiên. Thời đó mua một cây đàn guitar khá mắc tiền và Trường