Thường thì giới mộ điệu biết đến Hoàng Giác qua “Mơ hoa” và “Ngày về”. Thế nhưng sự nghiệp sáng tác của nhà nhạc sỹ đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung hơn nhiều. DòngNhạcXưa xin giới thiệu một bài viết của tác Nguyễn Trương Quý để quý vị xa gần có thêm tư liệu.
Hoàng Giác: Lòng nhủ thầm đàn đứt dây tơ
(Nguồn: bài viết của tác giả Nguyễn Trương Quý đăng trên tuoitre.vn ngày 2017-09-16)
TTO – Trong số những nhạc sĩ đóng góp nên đời sống phồn thịnh của âm nhạc Hà Nội giai đoạn 1945-1954, Hoàng Giác có một lượng bài hát được ấn hành và phổ biến đáng kể.
Khác với ấn tượng rằng ông chỉ có đôi bài Mơ hoa, Ngày về viết trong những năm
1944-1946 là dấu ấn, Hoàng Giác thực sự là một nhân vật năng động của dòng nhạc lãng mạn nối dài sau Cách mạng Tháng Tám.
Ông góp phần làm nên diện mạo của âm nhạc đô thị Hà Nội thời tạm chiếm.
Những ai yêu mến nhạc xưa lại vừa đón nhận một tin buồn: nhạc sỹ Hoàng Giác của “Mơ hoa” và “Ngày về” đã vĩnh viễn ra đi. Như vậy chúng ta lại chia tay với một bậc tiền bối góp phần hình thành nền tân nhạc Việt Nam. DòngNhạcXưa xin chia buồn cùng gia quyến và kính mong linh hồn ông sớm “tìm về tổ ấm” như lời ca khúc bất hủ “Ngày về”.
Nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả của Mơ hoa, Ngày về… qua đời
TTO – Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cho biết cha của anh là ca sĩ, nhạc sĩ Hoàng Giác đã qua đời vào tối 14-9-2017 do tuổi cao sức yếu.
Hoàng Giác sinh năm 1924, quê gốc Hà Nội. Ông là người đa tài, say mê âm nhạc, thể thao. Từ khi còn là học sinh trường Bưởi ông đã tự mày mò học âm nhạc theo các tài liệu của Pháp.
Tiếp nối dòng nhạc của nhạc sỹ Hoàng Giác, [dongnhacxua.com] giới thiệu bản nhạc nổi tiếng và cũng gây nhiều phiền toái nhất cho nhà nhạc sỹ: nhạc phẩm “Ngày về”.
Tôi gặp người nhạc sĩ 87 tuổi, tác giả hai tuyệt phẩm “Mơ hoa” và “Ngày về” trong một hoàn cảnh thật đặc biệt: Trong vòng 10 năm nay, tôi thay đổi tới mười mấy chỗ ở trong thành phố Hà Nội, còn nhạc sĩ Hoàng Giác thì gần nửa thế kỷ trôi qua, bây giờ mới có một lần duy nhất thiên di. Ông tạm biệt địa chỉ 124 Hàng Bạc, vốn gắn với tên tuổi ông từ nửa cuối của thế kỷ trước để giờ chuyển về 115 A8 Đầm Trấu, một khu đô thị mới được xây dựng và phát triển khoảng mươi năm trở lại đây. Và nhà tôi cách nhà ông chỉ chừng 500m, một khoảng cách đủ để tôi dễ dàng nhìn thấy ông, ngày hai lần đi bộ thể dục hoặc ngẫu hứng uống một cốc bia hơi bên kia đường, quán bia 38 Nguyễn Huy Tự.
Lần đầu tiên được diện kiến ông, tôi xúc động tới mức không biết mình đang nói gì. Dường như tôi nói về những năm tháng đã qua trong đời tôi, về bao nhiêu năm tôi vui buồn trong âm nhạc của ông, khi những bài hát đã thấm vào hồn tôi một tình yêu thiết tha quê hương xứ sở, nó miên man, hoài niệm và dặt dìu, nó tưới mát cho sự cằn khô của một đứa con xa quê như tôi. Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924 trong một gia đình giàu truyền thống, quê gốc ông ở làng Chèm, nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội, một trong những làng Việt cổ nổi tiếng bên bờ sông Cái với câu thành ngữ đã trở thành quen thuộc: Giò Chèm, nem Vẽ. Cha của ông là một nghệ sĩ chơi đàn bầu rất hay, nhưng cụ cũng đồng thời lại là một võ sĩ quyền Anh, từng giữ đến chức Chủ tịch Liên đoàn quyền Anh Bắc Kỳ.
Hoàng Giác được cha cho theo học tại Trường Bưởi danh tiếng, và cảm hứng âm nhạc đã đến với ông ngay từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Học cùng lớp với ông ngày đó là các tên tuổi sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng trong nền tân nhạc Việt Nam như Dzoãn Mẫn (tác giả Biệt ly), Ngọc Bích (tác giả Mộng chiều xuân, Hương tình), Đoàn Chuẩn (tác giả hàng chục tình khúc nổi tiếng viết chung với Từ Linh). Hoàng Giác được học nhạc trong Trường Bưởi nhưng phần tự học thêm của ông cũng như của tất cả các nhạc sĩ tân nhạc đương thời mới là quan trọng. Và năng khiếu âm nhạc của ông sớm khẳng định ngay từ bài hát đầu tay được công bố: nhạc phẩm “Mơ hoa” ra mắt công chúng khi ông mới 21 tuổi và được đón nhận nhiệt liệt, không kém gì các sáng tác của hai bậc đàn anh đi trước là Phạm Duy và Văn Cao.
Năm 1947, tuyệt phẩm thứ hai được công bố và đây là sáng tác Hoàng Giác ưng ý nhất trong đời viết nhạc của mình: ca khúc “Ngày về“. Số phận của ca khúc này trong lịch sử âm nhạc Việt Nam cũng thật lắm thăng trầm. Sau khi được một số ca sĩ hát ở ngoài Bắc, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, rất ngẫu nhiên, giai điệu của “Ngày về” được chính phủ Việt Nam cộng hòa chọn làm nhạc hiệu cho chương trình Chiêu hồi. Vì tình huống nhạy cảm này mà mãi đến sau 1975, bài “Ngày về” mới được hát trở lại ở ngoài Bắc với nhiều giọng ca nổi tiếng như tài tử Ngọc Bảo, Cao Minh, Lê Dung, Ngọc Tân… nhưng Hoàng Giác ưng ý nhất vẫn là giọng hát Mai Hoa.
Ông Hoài Nam ở Đài SBS Úc Châu kể rằng, bài “Ngày về” trong thời kỳ kháng chiến được các lính Pháp đến Việt Nam rất thích nghe, dù họ không thể hiểu hết nội dung của bài hát. Phải chăng, đó là sự đồng cảm của những người con cùng phải xa quê hương, và bởi vì ngôn ngữ âm thanh của “Ngày về” đã ngân đúng vào nỗi biệt ly mong ước ấy. Nhà thơ Du Tử Lê (tác giả bài thơ “Khúc thụy du” nổi tiếng được Anh Bằng phổ nhạc) trong lần đầu tiên trở lại Việt Nam sau 1975 đã tìm đến nhạc sĩ Hoàng Giác, chỉ để xin một dòng thủ bút duy nhất cùng chữ ký của người nhạc sĩ: Tung cánh chim tìm về tổ ấm. Sau hai ca khúc kể trên, nhạc sĩ Hoàng Giác còn viết tiếp khoảng 16 nhạc phẩm nữa mà những bài được nhiều người biết đến nhất là Hương lúa đồng quê, Lỡ cung đàn, Quê hương, Bóng ngày qua. Toàn bộ 18 nhạc phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác, hầu hết đều được sáng tác trước 1954.
Nói đến Hoàng Giác, người yêu nhạc xưa sẽ nghĩ ngay đến hai bản nổi tiếng: “Mơ hoa” và “Ngày về”. Trong bài viết này [dongnhacxua.com] xin mời quý vị thưởng thức sáng tác đầu tay của nhà nhạc sỹ tiền bối.
Số tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Giác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng trong số đó đã có 2 tuyệt phẩm là Mơ hoa và Ngày về. Đó là niềm hạnh phúc và cũng là “tai ương” cho tác giả.
Định mệnh đã đưa đến cho nhạc sĩ Hoàng Giác một người vợ “trên cả tuyệt vời” để đồng cam cộng khổ, để là điểm tựa tinh thần cho chồng trong giai đoạn lao đao nhất của đời mình. Nói về sắc đẹp, bà Kim Châu (vợ nhạc sĩ) được tôn vào hàng “giai nhân đất Hà thành”. Biết bao chàng công tử phong lưu cầu cạnh được kề cận bên người đẹp, thế nhưng bà Kim Châu đã rũ bỏ tất cả để về “nâng khăn sửa túi” cho chàng nhạc sĩ tuy nghèo nhưng rất mực tài hoa, đúng như ước nguyện của mình.
Hoàng Giác sinh năm 1924, gốc làng Chèm (xã Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội). Làng Chèm có nghề làm chả giò truyền thống trong câu thành ngữ “giò Chèm, nem Vẽ”. Cha của ông là một nghệ nhân chơi đàn bầu rất hay đồng thời cũng là một võ sĩ quyền anh, từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Quyền anh Bắc kỳ. Hoàng Giác được theo học ở Trường Bưởi – một ngôi trường rất nổi tiếng thời đó. Bạn học cùng lớp với ông nhiều người sau này trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng như Dzoãn Mẫn (tác giả Biệt ly), Ngọc Bích (tác giả Mộng chiều xuân), Đoàn Chuẩn (tác giả Thu quyến rũ)… Hoàng Giác được học nhạc trong nhà trường nhưng cũng giống bạn bè đồng lứa, còn mày mò tự học thêm. Những sáng tác đầu tay của thế hệ ấy đa phần ra đời trong giai đoạn này.
Nhưng bản nhạc đầu tay của Hoàng Giác không phải làm tặng cho… người đẹp Kim Châu. Ông kể: “Lúc bấy giờ, chúng tôi phần nhiều ở lứa tuổi 18, 19, cho nên rất mơ ước có những bài hát của người Việt làm với lời Việt. Lứa tuổi chúng tôi lúc đó hầu hết là học sinh, đều say sưa viết. Mơ hoa cũng là một trong những bài tôi viết thời đó. Đấy là năm 1945, tôi vừa tốt nghiệp Trường Bưởi, ở gần nhà tôi có một thiếu nữ trong Hà Đông ra, cô mới tuổi 16 thôi. Dáng người cô thon nhẹ, tóc dài. Chúng tôi gặp gỡ, trao đổi và có những tình cảm quyến luyến như những chàng trai, cô gái tuổi mới lớn khác. Nhìn cô, tôi liên tưởng ngay đến các cô ở làng hoa Ngọc Hà mà sáng sáng tôi hay gặp trên đường đi học. Thế là tôi mơ ước viết một bài để tặng cô ấy, tức nhiên trong lòng đã mang một giấc mơ. Và đấy là bản nhạc đầu tay trong cuộc đời sáng tác của tôi”.