Âm nhạc thời Covid-19: Nếu (Hoàng Thanh Tâm – Mục Tú)

Coranavirus là một thảm họa gây thương vong khủng kiếp chưa từng có tiền lệ trong nhiều thập kỷ qua mà nhân loại từng gánh chịu. Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều cái chết thương tâm không có người thân trong giờ phút cuối cùng hay không thể nào quên những hình ảnh đầy ám ảnh về từng dòng xe chở xác chết đến lò thiêu, đến nghĩa trang tập thể. Dòng Nhạc Xưa cầu xin cơn đại dịch mau chóng qua đi để trả lại hạnh phúc và bình an cho nhân thế.

Nhân đây chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu sáng tác mới nhất có nhan đề “Nếu” của nhạc sỹ Hoàng Thanh Tâm, dựa theo ý thơ của thi sỹ Mục Tú.

Nếu (Mục Tú & Hoàng Thanh Tâm)

(Nguồn: Facebook Hoàng Thanh Tâm)

Tâm sự của nhạc sỹ Hoàng Thanh Tâm

Xin giới thiệu với quý vị sáng tác mới nhất của Hoàng Thanh Tâm phổ từ bài thơ của thi sĩ Mục Tú ở Việt Nam.

đỌC TIẾP

Cô hái mơ

‘Cô hái mơ’ là một bài thơ của thi sĩ Nguyễn Bính và được hai nhạc sỹ Phạm Duy và Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc. Có một điều lý thú mà [dongnhacxua.com] muốn chia sẻ với người yêu nhạc: ‘Cô hái mơ’ là ‘đứa con tinh thần’ đầu tiên của cả nhà thơ lẫn hai nhà nhạc sỹ:

* Theo Wikipedia, bài thơ ‘Cô hái mơ’ là sáng tác đầu tiên được đăng trên báo của thi sĩ giang hồ Nguyễn Bính (1918 – 1966). Theo hiểu biết của chúng tôi thì có lẽ bài thơ được sáng tác  vào những năm 1935 – 1940.

* Còn đối với ‘cây đại thụ’ Phạm Duy (1921 – 2013) thì bản nhạc phổ thơ này là ‘anh cả của một gia đình có gần 800 anh chị em’. Tâm sự của nhà nhạc sỹ khi quyết định về Việt Nam anh hưởng tuổi già: “Tôi đã phổ nhạc bài thơ này vào năm 1942. Đó là bản nhạc đầu tay của tôi cho nên tôi yêu nó lắm. Trong bài thơ phổ nhạc, có câu : Nhà ta ở dưới gốc cây dương, cách động Hương Sơn nửa dặm đường… cho nên 64 năm sau khi sáng tác bài hát, tôi phải mò về Chùa Hương để tìm cô hái mơ, khi tôi có cơ hội trở về Việt Nam vào năm 2003.” (Nguồn: PhamDuy2010.com)

* Cũng theo Wikipedia, Hoàng Thanh Tâm (1960) đã bắt đầu chập chững viết những note nhạc đầu tiên vào lúc 13 tuổi tại Sài Gòn, phổ nhạc thi phẩm “Cô Hái Mơ” và đã hoàn chỉnh nhạc phẩm này tại Canberra, Úc vào năm 1987, sau khi ra mắt album đầu tay “Tình Khúc Hoàng Thanh Tâm” với chủ đề “Lời Tình Buồn” tại Hoa Kỳ năm 1986.

‘CÔ HÁI MƠ’ DO PHẠM DUY PHỔ NHẠC

Cô hái mơ (Phạm Duy - Nguyễn Bính). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

 

Cô hái mơ (Phạm Duy – Nguyễn Bính). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com
co-hai-mo--1--nguyen-binh--pham-duy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com
co-hai-mo--2--nguyen-binh--pham-duy--amnhacmiennam--dongnhacxua.com

‘CÔ HÁI MƠ’ DO HOÀNG THANH TÂM PHỔ NHẠC

NGUYỄN BÍNH, THI SỸ GIANG HỒ: CÔ HÁI MƠ
(Nguồn: tác giả Trần Đình Thu đăng trên ThanhNien.com.vn )

Thi sỹ Nguyễn Bính
Thi sỹ Nguyễn Bính

Cô hái mơ là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính được Phạm Duy phổ nhạc rất sớm. Bài thơ có lẽ được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1939 đến 1940. Ý kiến một số tác giả cho rằng đây là bài thơ đăng báo đầu tiên của Nguyễn Bính có thể là không chính xác. Bởi bài thơ này được đăng trong Tiểu thuyết thứ năm đến tận số 14, trong khi đó ngay từ số đầu tiên Nguyễn Bính đã có thơ đăng ở tờ báo này rồi.

 Cô hái mơ lấy bối cảnh ở chùa Hương. Nguyễn Bính đã nhiều lần đi chùa Hương, vậy ông sáng tác bài thơ này vào lúc nào? Theo tác giả Ngọc Giao thì ông thai nghén bài thơ này trong lần đi thăm chùa Hương vào năm 1939 cùng với nhóm bạn văn nghệ thành phố Nam Định, trong đó có Ngọc Giao. Cả bọn thuê một chiếc thuyền lớn, khởi hành từ Phủ Lý vào Bến Đục. Trên thuyền, ngoài bạn văn nghệ ra còn có một đào hát ca trù và một kép đờn lớn tuổi. Thức nhắm thì mua hẳn một con dê sống để lên thuyền làm thịt. Ngoài rượu thịt ra, theo đề nghị của Nguyễn Bính, cả bọn còn mang theo bàn đèn để vui cùng nàng tiên nâu.

 Đến chùa Hương, Nguyễn Bính tách hẳn mọi người ra, lội vào rừng mơ cho đến chiều tối mới về quán trọ. Ngọc Giao cho biết trong bữa cơm tối hôm ấy Nguyễn Bính uống rượu nhiều hơn, miệng luôn lẩm nhẩm và có lúc rút sổ tay ra ghi vội vài câu. Về sau mới biết ông bắt đầu thai nghén bài thơ Cô hái mơ. Điều khiến Ngọc Giao lấy làm lạ là Nguyễn Bính thường làm thơ rất dễ dàng, chưa bao giờ vò đầu bứt tai với một thi phẩm dù ngắn dù dài, thế nhưng với bài thơ này ông lại có vẻ vất vả lắm.

 Vì sao lại như thế?

 Ta hãy đọc lại bài thơ Cô hái mơ để xem có điều gì lạ ở trong đó không. 

Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ 

Ấn tượng ban đầu là bốn câu thơ thật hay, thật trong trẻo. Thế nhưng ta cảm thấy có điều gì đó khang khác. Đọc kỹ một chút ta mới thấy rằng, dường như là nó kiểu cách quá. Những câu thơ này khác nhiều so với những câu tả cảnh mộc mạc chân chất mà ta quen nghe ở Nguyễn Bính như là “Hội làng mở giữa mùa thu/Giời cao gió cả giăng như ban ngày” hay là “Thu sang trên những cành bàng/Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi”… Ta thấy cái câu thơ Khí trời lặng lẽ và trong trẻo mới thật xa lạ với ông làm sao. Nó như là thơ của ai ấy. Câu thơ này mà đặt bên cạnh những câu thơ tả cảnh sau đây cũng của ông thì thật là một trời một vực: 

Suốt giời không một điểm sao
Suốt giời mực ở nơi nào loang ra
Lửa đò chong cái giăng hoa
Mõ sông đùng đục canh gà le te
(Lửa đò) 

Thật ra, Nguyễn Bính có khá nhiều bài thơ mà trong đó ông như muốn thoát khỏi giếng nước ao làng của mình như vậy rồi chứ không chỉ riêng trong Cô hái mơ. Chẳng thế mà Hoài Thanh đã từng nhận xét Nguyễn Bính có nhiều lúc không nhà quê chút nào. Hoài Thanh đã dẫn ra bốn câu thơ sau đây của Nguyễn Bính để chứng minh: 

Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong
(Xuân về) 

Nhà phê bình của chúng ta cảm thấy khó chịu về điều này và tiếc cho Nguyễn Bính. Ông viết tiếp trong Thi nhân Việt Nam: “Thế thì những câu trên này nên bỏ đi ư? Ai nỡ thế. Nhưng vì có những câu ấy mà người ta khó nhận thấy cái hay của những câu khác có tính cách ca dao” và “Đó là một điều đáng vì Nguyễn Bính phàn nàn. Đáng trách chăng là giữa những bài giống hệt ca dao người bỗng chen vào một đôi lời quá mới. Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật”. 

Nhà phê bình nói quá đúng nhưng may mà Cô hái mơ lại là một bài thơ hay. Hơn thế nữa nó là một bài thơ xuất sắc. Nhưng bài thơ này, nếu chẳng may thất lạc mà có người mới sưu tầm được, chắc không ai xếp vào thơ Nguyễn Bính mà sẽ xếp nhầm qua cho một tác giả khác. 

Ta hãy đọc tiếp khổ thơ thứ hai và ba: 

Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa
Mà ánh chiều hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta? 

Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách
Có hoa bên suối ngát đưa hương 

Càng đọc càng thấy nét đẹp duyên dáng thướt tha của bài thơ nhưng đồng thời lại thấy xa dần một Nguyễn Bính chân quê. Cái hình ảnh “suối nước trong tuôn róc rách” và “hoa bên suối ngát đưa hương” là hai hình ảnh đã “hương đồng gió nội bay đi rất nhiều”. Vì sao lại như vậy? 

Cho đến lúc này, có lẽ tất thảy chúng ta đều công nhận những lời thơ chân chất mộc mạc của Nguyễn Bính chính là những kết tinh của hồn dân tộc, xứng đáng được tôn vinh. Thế nhưng vào thời kỳ nó vừa xuất hiện, không phải ai cũng đồng ý với những đánh giá như vậy. Đây đó vẫn có nhiều ý kiến ngược lại. Chẳng hạn như tác giả Thượng Sĩ. Người này chê là Nguyễn Bính làm hò vè. Vì vậy có thể Nguyễn Bính bị một áp lực tâm lý, ảnh hưởng đến quan niệm sáng tác của mình, để mà từ đó ông cố gắng cách tân thơ mình chăng? 

Tuy nhiên dù sao những bài thơ ấy cũng không hoàn toàn bị Tây hóa. Có lẽ Nguyễn Bính vẫn không muốn đi quá xa rặng tre làng dấu yêu của mình, hoặc là cái chất nhà quê đã thấm vào máu rồi nên ông không thể là một Xuân Diệu hoặc Huy Cận được. Vì vậy mà xen vào những câu thơ thật mới vẫn có những câu quê mùa. Chẳng hạn trong bài Cô hái mơ vẫn có những câu mộc mạc lẫn lộn vào đấy, dù ông cố vò đầu bứt tai để làm cho bằng được những câu thơ thật Tây: 

Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa 

Chửa về ư là lối nói người xứ quê của ông mà Nguyễn Bính vẫn quen dùng lâu nay. 

Cô hái mơ là một thi phẩm rất thành công của Nguyễn Bính nhưng là một thi phẩm cách tân, chất dân dã quê mùa còn lại quá ít. Không biết ta nên đánh giá thế nào về điều này. Có nên phê bình mạnh mẽ như Hoài Thanh hay không? Đến đây ta nhớ lại lời kể của Ngọc Giao và mới hiểu vì sao Nguyễn Bính lại quá khó khăn khi sáng tác bài thơ này đến vậy.

[footer]

Đời Đá Vàng (Vũ Thành An): Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu

Người yêu nhạc dễ nhận ra ở bản ‘Đời đá vàng’ của nhạc sỹ Vũ Thành An nét nhạc bay bổng và ca từ đầy chất tự sự thường thấy của dòng nhạc xưa. Chúng tôi không có  cơ hội gặp gỡ nhạc sỹ Vũ Thành An cũng như không có nhiều thông tin về quá trình nhà nhạc sỹ cho ra đời ‘Đời đá vàng’ nhưng chắc chắn ca khúc này là những tâm tình chất chứa trong tận cùng sâu thẳm của một người đã trả qua nhiều thăng trầm của cuộc sống và giờ đây đã tìm được sự thanh thản đích thực trong tâm hồn.

[dongnhacxua.com] trân trọng gởi lời chúc bình an đến nhạc sỹ Vũ Thành An và cũng qua bài viết này xin gởi một làn gió mát thoảng nhẹ để vỗ về an ủi những tâm hồn còn ‘buồn phiền’ sẽ được ‘tháng ngày bình yên’!

Đời đá vàng (Bài không tên số 40) - Vũ Thành An. Ảnh: http://my.opera.com/ngsinh/blog/?startidx=140
Đời đá vàng (Bài không tên số 40) – Vũ Thành An. Ảnh: http://my.opera.com/ngsinh/blog/?startidx=140

BÀI VIẾT CỦA NHẠC SỸ HOÀNG THANH TÂM VỀ ‘ĐỜI ĐÁ VÀNG’ CỦA VŨ THÀNH AN
(Nguồn: HoangThanhTam.blogspot.com)

Thân tặng Tăng Huỳnh Mai

Nhạc sĩ Vũ Thành An phải cần tới ……. 27 năm để viết và … hoàn tất nhạc phẩm “Đời Đá Vàng”!
Vũ Thành An bắt đầu viết nhạc phẩm “Đời Đá Vàng” từ năm 1974 tại Việt Nam và cho biết bài hát này đã không được ông phổ biến cho mãi đến năm 1994, khi ông qua Mỹ, định cư tại Portland, tiểu bang Oregon ông mới viết thêm lời cho bài hát này với những câu sau:

“Có một lần mất mát mới thương người đơn độc,
có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu,
qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về,
có một thời khóc than mới hiểu đời đá vàng”.

Và cho tới năm 2001, ông lại viết thêm lời sau cho bản nhạc này:

“Xuống tận cùng dưới đáy mới thấy mênh mông rộng đất trời,
hãy mở lòng chúng ta đón nhận niềm tin yêu.
Có nghìn lần tha thứ cũng chưa là ái từ,
hãy cảm tạ biết ơn có được đời đá vàng”.

Đó là những lời ông đã viết để hoàn tất nhạc phẩm này sau khi chọn con đường theo đạo và chấm dứt sự nghiệp viết tình ca của mình để chỉ viết Thánh Ca mà thôi ….

Mời bạn thưởng thức nhạc phẩm đã trải qua biết bao biến thiên và sự chiêm nghiệm về con người và cuộc đời, để NS Vũ Thành An có thể viết lên những lời lẽ ông đã “ngộ” được bằng chính sự thăng hoa từ những tân cùng sinh tử của bản thân mình để đạt đến niềm tin yêu và cuộc sống mới của một …. ĐỜI ĐÁ VÀNG

[footer]

Tháng Sáu Trời Mưa (Hoàng Thanh Tâm)

Chiều nay trời Sài Gòn mưa. Mưa tháng sáu. [dongnhacxua.com] chợt nhớ đến ‘Tháng Sáu Trời Mưa’, một nhạc phẩm lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyên Sa đã đi vào lòng người hơn 20 năm qua. Thế nhưng giới yêu nhạc dường như vẫn còn đôi chút ngộ nhận về tác giả của ca khúc này: Ngô Thụy Miên hay Hoàng Thanh Tâm? Thật ra cả hai nhà nhạc sỹ đều phổ bài thơ này: sáng tác của Ngô Thụy Miên hoàn thành năm 1984, còn đứa con tinh thần của Hoàng Thanh Tâm ra đời năm 1987. Gần như tất cả những bản thâu âm ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ mà chúng ta nghe được cho đến ngày hôm nay là nhạc phẩm của Hoàng Thanh Tâm. Bắt đầu với tiếng hát của Thái Hiền, ái nữ của nhạc sỹ Phạm Duy, ngày nay có thể nói không ngoa là hầu hết các ca sỹ thành danh đều đã từng một lần góp tiếng vào giai điệu đẹp của ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ do Hoàng Thanh Tâm sáng tác vào một buổi chiều mưa tháng 06/1987 ở Canberra, Úc Châu.

Photo: Hoàng Thanh Tâm. http://profiles.google.com/116891841792309466525

Nghe ‘Tháng Sáu Trời Mưa’ khác qua nét nhạc Ngô Thụy Miên với tiếng hát Hải Lý

TÂM SỰ CỦA HOÀNG THANH TÂM VỀ ‘THÁNG SÁU TRỜI MƯA’
(Nguồn: Hoàng Thanh Tâm Blog)

Đây là bản tình ca đã gắn liền với cuộc đời sáng tác của tôi. Và cũng là nhạc phẩm gây nhiều ngộ nhận nhất! Vì không phải ai cũng biết đúng tên tác giả của bài hát này.
Năm 1987, khi vẫn còn sinh sống tại thủ đô Canberra ở Úc. Một buổi chiều cuối tuần tháng sáu êm ả, tôi lang thang vào thư viện Quốc Gia (National Library), và bất ngờ tìm thấy tập thơ Nguyên Sa, quy tụ những bài thơ tình tôi và những bạn trung học Pétrus Ký đã chuyền tay nhau trong lớp để cùng đọc…
Những kỷ niệm thời hoa mộng bỗng dưng hiện về tràn ngập trong ký ức tôi, với biết bao nhớ thương, tiếc nuối của một thời áo trắng sân trường. Tôi đã photocopy bài “Tháng Sáu Trời Mưa” của Nguyên Sa trong tập thơ và mang về nhà để nghiền ngẩm.
Trong niềm cảm xúc dâng trào của đêm mưa tháng sáu tại Canberra, từ trong căn hộ nhỏ bé dành cho người độc thân(Bedsitter) ở O’Connor, tôi đã trải lòng mình bằng những note nhạc chứa chan kỷ niệm của một thời niên thiếu, qua những vần thơ của thi sĩ Nguyên Sa, để rồi từ đó, tình khúc “THÁNG SÁU TRỜI MƯA” đã ra đời…
Photo: Hoàng Thanh Tâm Blog.

Nhạc phẩm này nằm trong Album tình ca HOÀNG THANH TÂM 2, gồm 12 tình khúc mang chủ đề: “KHÚC NHẠC SẦU CHO EM”, phần hòa âm & phối khí của nhạc sư Lê Văn Thiện, do trung tâm Giáng Ngọc phát hành tại Hoa Kỳ năm 1987.

Theo một thông lệ bất thành văn, những nhạc phẩm nổi tiếng thường thường phải được những ca sĩ hàng đầu và tên tuổi lừng lẩy như : Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc vv… thâu âm ĐẦU TIÊN.
Thật may mắn cho tôi, dù Thái Hiền không phải là một ca sĩ đang ăn khách lúc đó, nhưng cô đã giúp tôi chắp cánh cho bài hát bay thật xa, được phổ biến sâu rộng trong quần chúng, để trở thành một trong những nhạc phẩm bất hủ trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.
 

BÀI THƠ ‘THÁNG SÁU TRỜI MƯA’ CỦA NGUYÊN SA
(Nguồn: http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=2442)

Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận

Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng…

Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ

Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn

Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận

Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong toả đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm

Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc

Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm như gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu

ĐÔI NÉT VỀ HOÀNG THANH TÂM
(Nguồn: Wikipedia)

Hoàng Thanh Tâm là tên thật của nhạc sĩ, ông tự học nhạc qua sách vở, và đã biết sử dụng đàn guitar thành thạo từ nhỏ. Hoàng Thanh Tâm đã bắt đầu chập chững viết những note nhạc đầu tiên vào lúc 13 tuổi tại Sài Gòn, phổ nhạc thi phẩm “Cô Hái Mơ” của thi sĩ Nguyễn Bính, và đã hoàn chỉnh nhạc phẩm này tại Canberra, Úc vào năm 1987, sau khi ra mắt album đầu tay “Tình Khúc Hoàng Thanh Tâm” với chủ đề “Lời Tình Buồn” tại Hoa Kỳ năm 1986.

Sau khi tốt nghiệp trung học tại trường Pétrus Ký[3], nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm vượt biên đến đảo Pulau Bidong, Mã Lai và được hội từ thiện Caritas bảo lãnh sang Bỉ năm 1979.

Ông đã theo học ngành Tin học (L’informatique) 3 năm tại trường Đại học Tự do Bruxelles và một lần nữa ông lại di cư sang Úc Đại Lợi vào năm 1982, và định cư luôn tại Úc cho đến bây giờ…

Trong 3 năm ở Bruxelles, Hoàng Thanh Tâm đã viết rất nhiều ca khúc về những nỗi nhớ thương quê nhà, cho những cuộc tình dang dở của ông, và nỗi cô đơn buồn tủi trên xứ người. Điển hình là những nhạc phẩm như : “Trả Lại Thoáng Mây Bay”, “Đêm Tha Hương”, “Dáng Xưa”, “Xuân Mơ”, “Đêm Hoàng Lan” (phổ thơ Trần Dạ Từ), “Lời Cho Người Tình Xa”, “Tìm Em” vv…

Nhạc phẩm đầu tay ông viết tại hải ngoại là nhạc phẩm “Trả Lại Thoáng Mây Bay” đã được ca sĩ Lệ Thu trình bày lần đầu tiên trong băng nhạc “Thu Hát Cho Người” do chính Lệ Thu thực hiện năm 1982.

Qua Úc năm 1982, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã sống 6 năm đầu tại thủ đô Canberra. Trong thời gian này, ông có rất nhiều hứng khởi sáng tác, và đã tiếp tục viết rất nhiều tình khúc, cũng như phổ nhạc nhiều bài thơ nổi tiếng của các thi sĩ thời tiền chiến và cận đại như “Tháng Sáu Trời Mưa” & “Cần Thiết” của Nguyên Sa, “Áo Trắng” & “Buồn Đêm Mưa” và “Tự Tình” của Huy Cận, “Ngập Ngừng” (Em Cứ Hẹn) của Hồ Dzếnh, “Đây Thôn Vỹ Dạ” và “Giọt Lệ Tình” của Hàn Mặc Tử, “Một Mùa Đông” của Lưu Trọng Lư, “Đêm Trăng” của Xuân Diệu, “Một Tháng Giêng” (Đêm Hoàng Lan) và “Tình Tự Mưa” của Trần Dạ Từ, hoàn chỉnh thi phẩm “Cô Hái Mơ” của Nguyễn Bính vv…

Sau khi qua Mỹ năm 1986 để thực hiện album đầu tay “Lời Tình Buồn” và album thứ hai “Khúc Nhạc Sầu Cho Em” năm 1987 do trung tâm Giáng Ngọc của Lê Bá Chư phát hành, ông trở về Úc và chuyển về sinh sống ở Sydney năm 1988.

Khi trở lại Mỹ năm 1988 để thực hiện album thứ 3 “Tháng Sáu Trời Mưa” với trung tâm Diễm Xưa của chị Thái Xuân, Hoàng Thanh Tâm gặp lại nhà thơ Nguyên Sa và Du Tử Lê, và sau đó đã trở về Úc với thi sĩ Du Tử Lê để ra mắt đêm thơ & nhạc Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm tại 2 thành phố SydneyMelbourne. Từ mối thâm giao đó, Hoàng Thanh Tâm đã cho ra đời 3 tình khúc phổ từ 3 thi phẩm của thi sĩ Du Tử Lê gồm :

  • Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi” (Hạnh Phúc Buồn)
  • Còn Thơm Tay Quý Phi” (Tay Ngọc)
  • Vì Em Tôi Đã Làm Sa Di” (Kinh Tình Yêu)

Những nhạc phẩm này đều có mặt trong album thứ 4 và thứ 5 của Hoàng Thanh Tâm do trung tâm Giáng Ngọc và Làng Văn phát hành năm 1993.

Sau những hoạt động văn nghệ không ngừng nghỉ tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã mở một trung tâm băng nhạc tại Sydney lấy tên là Hoàng Thanh Tâm Enterprises, và làm đại diện cho trung tâm Asia của nhạc sĩ Anh Bằng tại Úc Châu đến năm 2002 [4]. Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm hiện đang định cư tại Sydney, Úc Châu và vẫn tiếp tục công việc sáng tác của mình.

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đã sáng tác được hơn 60 ca khúc, đa số là những bản tình ca viết lên từ chính tâm sự của mình, không kể một số ca khúc nói về nỗi buồn thân phận của những người phải rời bỏ quê hương, Hoàng Thanh Tâm luôn mang một nỗi ám ảnh về một cõi đi về của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và điều này thể hiện rất rõ nét trong những nhạc phẩm của ông như :

Tình Ca Người Xa Xứ” , “Lời Cho Người Tình Xa”, “Một Cõi Tình Xa”, “Xuân Mơ”, “Hãy Cho Nhau Tình Yêu”, “Hồn Khói Thuốc” vv….

Qua những quá trình đóng góp công sức tim óc của nhạc sĩ Hoàng thanh Tâm cho nền âm nhạc ở hải ngoại suốt hơn một phần tư thế kỷ, và đã để lại một số lượng không nhỏ những nhạc phẩm đã đi vào lòng người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, thi sĩ Du Tử Lê đã ưu ái tặng cho người nhạc sĩ họ Hoàng danh hiệu “Con tiểu Phượng Hoàng của nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại” [5].

[footer]