Tình ca – Hoàng Việt & Phạm Duy: sự khác biệt, điểm tương đồng

Trong nền tân nhạc Việt Nam, có nhiều nhạc sỹ đặt trùng tên cho những ‘đứa con tinh thần’ của mình. Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến bản ‘Tình ca’ của nhạc sỹ Hoàng Việt (1928-1967) (tức Lê Trực của ‘Tiếng còi trong sương đêm’) và bản ‘Tình ca’ của Phạm Duy (1921-2013). Có nhiều nét khác biệt nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng xung quanh ‘Tình ca’ và hai nhà nhạc sỹ khả kính.

Phạm Duy sinh năm 1921 tại Hà Nội. Sau khi Pháp quay trở lại Đông Dương, ông tham gia kháng chiến. Năm 1951 ông bỏ về Hà Nội và di cư vào Sài Gòn.
Hoàng Việt sinh năm 1928 tại Sài Gòn. Ông cũng tham gia kháng chiến. Năm 1954 tập kết ra Bắc.
Vậy là sau hiệp định Geneva, người trong Nam thì sống ngoài Bắc mà người miền Bắc thì lại chọn miền Nam làm quê hương.

Chúng tôi không có tư liệu nào đáng tin cậy nhưng theo nhiều tài liệu thì ‘Tình ca’ của Phạm Duy ra đời năm 1953. Còn ‘Tình ca’ của Hoàng Việt viết năm 1957 trong một dịp cảm xúc dâng trào khi ông lần đầu tiên nhận được “lá thư miền Nam” từ người vợ hiền.

Ra đời trong cảnh binh đao khói lửa nên đâu đó trong cả hai bản ‘Tình ca’ chúng ta còn thấy thấp thoáng ‘hận thù’ hay ‘vận nước nổi trôi’ nhưng vượt lên trên tất cả là tình người, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương sông núi. Mỗi nhạc sỹ một cách khác nhau đã khắc họa nét đẹp của lòng thủy chung và tính cách yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Một điểm thú vị khác là cả Hoàng Việt và Phạm Duy trong những năm tháng cuối đời đều muốn quay về và ra đi trên quê Mẹ, chỉ khác nhau đôi chút là Hoàng Việt mất còn khá trẻ vào năm 1967 khi hai miền còn chia cắt còn Phạm Duy ra đi năm 2013 khi quê hương không còn ‘chiến tranh đẫm máu’.

Tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có TÌNH YÊU là còn lại.  

[dongnhacxua.com] qua bài viết này gởi lời tri ân và cầu chúc linh hồn của nhạc sỹ Phạm Duy và Hoàng Việt thật sự an nghỉ nơi không còn ‘đau khổ và chia ly’!

Tình ca (Phạm Duy). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

Tình ca (Phạm Duy). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tinh-ca--1--pham-duy--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com tinh-ca--2--pham-duy--amnhacmiennam.blogspot.com--dongnhacxua.com

Tình ca (Hoàng Việt). Ảnh: TaiNhacCho.vn
Tình ca (Hoàng Việt). Ảnh: TaiNhacCho.vn

 [footer]

Tiếng còi trong sương đêm – Lê Trực (1928-1967)

Về với dòng nhạc xưa, chúng tôi rất vui khi mỗi ngày có thêm một phát hiện thú vị. Hôm nay, thật tình cờ, [dongnhacxua.com] biết được nhạc sỹ Lê Trực của bản ‘Tiếng còi trong sương đêm’ cũng chính là nhạc sỹ Hoàng Việt của những ‘Tình ca’ hay ‘Lên ngàn’.

Nhạc sỹ Lê Trực (hay Hoàng Việt sau này) sinh ngày 26/10/1928 tại Chợ Lớn. Ông tên thật là Lê Chí Trực. Ông là con trai út và cũng là người con trai duy nhất trong một gia đình có 6 người con. Quê cha ở Bà Rịa và quê mẹ ở Cái Bè, tỉnh Tiềng Giang. Trước khi theo Việt Minh đi kháng chiến năm 19 tuổi, ông chơi nhạc ở Sài Gòn và lấy nghệ danh Lê Trực. Và có lẽ bản ‘Tiếng còi trong sương đêm’ là bản nhạc duy nhất còn lưu truyền với bút danh Lê Trực, được nhà xuất bản An Phú phát hành cuối năm 1953 đầu năm 1954. 

Nhạc sỹ Lê Trực, tức Hoàng Việt. Ảnh: TheThaoVanHoa.vn
Nhạc sỹ Lê Trực, tức Hoàng Việt. Ảnh: TheThaoVanHoa.vn

Thời gian rồi sẽ làm xóa nhòa đi ranh giới của chính kiến và bất đồng trong nhận thức nhưng chân giá trị của những bản nhạc bất hủ còn mãi. Qua bài viết này, [dongnhacxua.com] xin gởi cầu chúc đến linh hồn của nhạc sỹ Lê Trực – Hoàng Việt được bình an nơi chốn vĩnh hằng

tieng-coi-trong-suong-dem--0--le-truc--amnhacmiennam.blogspot--dongnhacxua.com
Tiếng còi trong sương đêm (Lê Trực). Ảnh: AmNhacMienNam.blogspot.com

tieng-coi-trong-suong-dem--1--le-truc--amnhacmiennam.blogspot--dongnhacxua.com

[footer]