Tiếp nối chủ đề ‘Tuổi Trẻ & Nhạc Xưa’, trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về ca từ, hôm nay Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của của nhạc sỹ Thanh Trang đăng trên VOATiengViet.com để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về giai điệu và cấu trúc căn bản của một ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam.
Tìm hiểu cấu trúc căn bản nơi 1 ca khúc trong Tân Nhạc
(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Thanh Trang trong một chuyên mục Văn Hóa trên VOATiengViet ngày 2010-08-09)
Chương trình “Ca khúc Việt Nam” do Thanh Trang thực hiện xin kính chào quý vị! Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử tìm hiểu về cấu trúc căn bản của một bài hát phổ thông trong Tân Nhạc để qua đó quý vị có thể so sánh rồi đánh giá được cung cách
Quý vị thân mến, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử tìm hiểu về cấu trúc căn bản của một bài hát phổ thông trong Tân Nhạc để qua đó quý vị có thể so sánh rồi đánh giá được cung cách sáng tác ca khúc xưa và nay! Và cũng xin thưa ngay là chúng tôi sẽ tránh sử dụng các loại thuật ngữ chuyên môn về nhạc để những vị nào quan tâm đến đề tài này nhưng không chuyên cứu về nhạc thì chúng tôi vẫn truyền đạt được một số ý chính muốn trình bày!
Trước hết chúng ta cùng nhau coi xem viết một bài hát thì nó khác so với việc viết một bài thơ như thế nào. Ta không so sánh việc viết một ca khúc với một bài văn vì văn với nhạc không gần nhau bằng nhạc với thơ, tuy cả ba thứ đó đều có một điểm chung nhất về mặt đề tài và cách thể hiện, tức người đọc, ở chỗ là người nghe người ta trước hết muốn biết đích xác xem tác giả họ muốn nói cái gì, rồi kế đó là điều muốn nói ra đấy nó hay dở ra sao!
Đọc tiếp