Trong phần ba (cũng là phần kết), bối cảnh là sông Cứu Long hình thành vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trù phú. Ảnh bìa: vietstamp.net
Nghe Tiếng Cửu Long do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)
Trong phần hai, bối cảnh là dòng sông Hương hiền hòa uốn quanh cố đô Huế. Ảnh bìa: vietstamp.net
Nghe Tiếng Sông Hương do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)
Nét nhạc tài hoa của nhạc sỹ Phạm Đình Chương đã để lại cho tân nhạc Việt Nam một bản trường ca đặc sắc Hội Trùng Dương lấy cảm hứng từ 3 con sông lớn tượng trưng cho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong phần một, bối cảnh là dòng sông Hồng hình thành nên đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh bìa: vietstamp.net
Nghe Tiếng Sông Hồng do Ban Hợp Ca Thăng Long (với giọng ca chính Thái Thanh và sự góp giọng của chính nhạc sỹ Phạm Đình Chương, tức ca sỹ Hoài Bắc thưở nào)
Như vậy là một trong những nhạc sỹ gạo cội của làng tân nhạc Việt Nam đã ra đi: nhạc sỹ Lữ Liên, linh hồn của tam ca trào phúng AVT, người đã có công rất lớn trong việc đưa hình ảnh chiếc đàn cò của Việt Nam giới thiệu với công chúng năm châu, người đặt lời cho nhiều ca khúc nước ngoài nổi tiếng đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 8/7 tại California, hưởng thọ 92 tuổi. DòngNhạcXưa xin chúc linh hồn ông mau về chốn vĩnh hằng.
Nhạc sỹ Lữ Liên.
Nhạc sỹ Lữ Liên cũng là thân phụ của các nghệ sỹ Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích, Bích Chiêu, Lan Anh, Thúy Anh và cố ca sỹ Anh Tú. Mong các ca sỹ sớm vượt qua nỗi đau này!
Nhân đây mời các bạn xem lại lần xuất hiện trước công chúng sau cùng của nhạc sỹ Lữ Liên cùng với bạn diễn là nhạc sỹ Hoàng Thi Thao, cháu của cố nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ trong chương trình Paris By Night 81 ‘Âm nhạc không biên giới’ tổ chức vào tháng 04/2006
Chúng tôi lại có dịp tái ngộ quý vị yêu nhạc xưa bằng một nhạc phẩm cũng lấy cảm hứng từ bài thơ ‘Màu tím hoa sim’ của Hữu Loan. Lần này là của cố ca nhạc sỹ Duy Khánh, cùng hợp soạn với Trọng Khương.
Tiếp nối mạch cảm xúc của những bài hát lấy cảm hứng từ bài thơ bất hủ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bản “Màu tím hoa sim” do nhạc sỹ Song Ngọc phổ thơ. Ảnh bìa: hcmutrans.edu.vn
Sáng nay, 09/04/2012, trong giai điệu quen thuộc của những ‘Nỗi buồn hoa phượng’ hay ‘Nhật ký đời tôi’, cùng với gia quyến, người thân, người yêu nhạc, DongNhacXua.comđã kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa nhạc sỹ Thanh Sơn về nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa ở trang Bình Dương.
Nhạc sỹ Thanh Sơn và vợ lúc trẻ. Ảnh: TienPhong.vn
Vẫn biết đời người không ai thoát ra khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” – “đời ai không một lần” như chính lời của bản “Nhật ký đời tôi” bất hủ. Thế nhưng sự ra đi của nhạc sỹ Thanh Sơn đã để lại nhiều luyến tiếc cho công chúng yêu dòng nhạc trữ tình mà ông là một đại diện xuất sắc. Chúng tôi mong linh hồn ông mau về chốn vĩnh hằng!
Trúc Phương (1933-1996) tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Ông sinh hoạt văn nghệ với ty Thông tin Tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn.
Nhạc sỹ Trúc Phương.
Nói đến Trúc Phương là phải nói đến những bản bolero bất hủ. Có thể nói mà không sợ quá lời là Trúc Phương xứng đáng với danh xưng ‘Ông hoàng bolero của tân nhạc Việt Nam’.
Một khía cạnh khác là cuộc đời ông đầy những chuyện buồn và nhất là cái chết trong cô quạnh vào năm 1995 (có tài liệu ghi 1996) với tài sản duy nhất là một đôi dép nhựa . Buồn như chính những nhạc phẩm của ông!
Tâm sự của chính nhạc sỹ Trúc Phương với Trung tâm Asia trong chương trình Asia 55
Gần đây trong chương trình “Paris By Night 103 – Tình sử trong âm nhạc Việt Nam”, nhạc sỹ Thanh Sơn có nhắc đến kỷ niệm với nhạc sỹ Trúc Phương và cho biết nhạc sỹ Trúc Phương mất ngày 21/09/1996.
DongNhacXua.com xin mượn dòng mở đầu trong bản ‘Nửa đêm ngoài phố’ để kết thúc những dòng tri ân đối với người nhạc sỹ tài hoa nhưng ít được người đời nhắc đến: Buồn vào hồn không tên Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời …
Tác phẩm nổi tiếng : (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Trúc_Phương)
Hôm nay, cùng với gia quyến, bạn bè và người yêu nhạc, DongNhacXua.com đã đưa linh cửu của nhạc sỹ Hoài An về nơi an nghỉ cuối cùng ở nghĩa trang Đa Phước, thành phố Sài Gòn. Nhạc sỹ Hoài An tên thật là Nguyễn Đắc Tịnh. Ông sinh năm 1929 ở miền bắc nhưng thành danh ở Sài Gòn trong giai đoạn nở rộ của nền tân nhạc Việt Nam. Trước khi được giới yêu nhạc biết đến qua nhạc phẩm xuân bất hủ “Câu chuyện đầu năm”, nhạc sỹ Hoài An đã có nhiều sáng tác mang đầy tình tự dân tộc như “Trăng về thôn dã”, “Tình lúa duyên trăng”, v.v.
Trong giai điệu của nhạc phẩm bất hủ “Câu chuyện đầu năm”, chúng tôi cầu chúc linh hồn ông mau về chốn vĩnh hằng!
Có thể nói không ngoa rằng vào cuối thập niên 1960, sau bản “Ly rượu mừng” của Phạm Đình Chương và trước khi có “Xuân này con không về” của nhóm Trịnh Lâm Ngân thì bản “Câu chuyện đầu năm” là nhạc phẩm về xuân được yêu chuộng nhất. Chính nhạc phẩm này đã đưa tên tuổi của nhà nhạc sỹ chúng ta trở thành một trong những nhạc sỹ thuộc dòng nhạc thời trang đại chúng được yêu thích nhất ở miền Nam thời đó.